Danh thắng & Di tích Hà Nội

Đình Vạn Phúc (quận Hà Đông)

Sơn Dương (t/h) 02/08/2023 16:00

Đình Vạn Phúc thuộc địa phận phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội.

dinh-van-phuc.png
Đình làng Vạn Phúc

Vạn Phúc là một địa danh nổi tiếng với nghề dệt lụa cổ truyền, đây còn là nơi sớm có phong trào cách mạng, là cơ sở vững vàng tin cậy của Đảng. Hơn thế nữa, nơi đây còn lưu giữ được nhiều giá trị văn hoá truyền thống trong đó có ngôi đình và ngôi chùa làng. Ngôi đình thờ Ả Lã Nàng Đê, được coi như một vị tổ nghề dệt làm thành hoàng làng.

Căn cứ vào cuốn thần phả và các đạo sắc phong hiện còn lưu giữ được tại đình, thì vị thần được thờ ở đình vốn dòng dõi vua Hùng, người đã có công dạy nghề dệt cho dân làng. Truyền rằng: Khi nước ta còn nội thuộc nhà Đường, ở phương Bắc quốc tại châu Tự Long, đạo Tuyên Quang có một gia đình dòng dõi vua Hùng. Ngày 10/8 năm Ất Tỵ, bà sinh một người con gái mặt hoa da phấn thông minh tài trí. Ông bà vô cùng yêu quý, bèn đặt tên cho là Ả Lã. Bấy giờ, Đô hộ sứ Cao Biền rất ngưỡng mộ danh tiếng của nàng, bèn tìm đến kết mối nhân duyên. Ông bà Hùng Thuỵ vui vẻ chấp thuận, sau đó Cao Biền đưa bà Ả Lã về phủ trị ở La Thành, phong làm Nga Hoàng đệ nhị cung phi. Vốn là một vị tướng thông làu kinh sử, giỏi phong thuỷ, Cao Biền nhìn thấy thế đất địa linh liền cho thuyền ghé vào trang Vạn Bảo (nay là làng Vạn Phúc), lại thấy một ngôi chùa nhỏ, 2 bên cạnh chùa có hai giếng nước trong, nước xanh như ngọc, Cao Biền liền thốt lên: khí thiêng nuôi rồng xanh. Bà Ả Lã Đê Nương thấy quang cảnh mới lạ, phong tục thuần hậu bà bèn xin với chồng ở lại nơi đây dạy cho dân làng biết cách trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa, trồng lúa ngô khoai... Bà thật là người có công lớn với dân Vạn Bảo. Một hôm, bà ngồi ở hành cung, bỗng thấy giữa sông nổi lên một thuyền rồng gồm toàn là ba ba, kình, ngư bơi ra, bỗng nhiên trời đất tối sầm, gió mưa dữ dội, bà bước xuống thuyền rồng rồi hoá ngày 25 tháng chạp.

Đình Vạn Phúc toạ lạc giữa làng nhìn về hướng tây, được xây dựng theo hình chữ “quốc”. Đình có một bố cục tương đối đặc biệt, chạy dọc theo chiều sâu, từ ngoài cổng vào thấy trước mắt là hồ nước hình chữ nhật chia lối vào đình thành 2 cánh cong. Thời Hậu Lê đình Vạn Phúc được tu sửa lần một, đến năm Tự Đức 33 (1880) dân làng Vạn Phúc góp công góp của xây dựng lại ngôi đình với quy mô lớn nhưng vẫn giữ được dáng vẻ thời kỳ đầu khởi dựng. Ao đình được làm hình chữ nhật. Nghi môn xây dựng theo hình thức trụ biểu với 3 lối đi. Phương đình là không gian rộng nhất có mặt bằng hình vuông diện tích 100m2 với 4 hàng chân cột, chia làm 3 gian với 2 tầng 8 mái đao cong. Ở tầng trên, chính giữa của bờ nóc là một trụ hình quả hồ lô, chỗ gấp khúc của bờ dải là hai con nghê chầu, các đầu đao được đắp rồng và hình hoa lá cách điệu. Tầng dưới, đầu đao được đắp 4 con rồng chầu vào trung tâm của nhà. Vào bên trong, các vì nóc của bộ vì có kết cấu kiểu “chồng rường”. Đặc biệt toàn bộ hệ thống kết cấu gỗ toà Phương đình được sơn son thếp vàng và dát bạc, các cột cái còn được vẽ hình rồng, mây ôm quanh cột. Nối giữa Phương đình và Hậu cung là Trung cung. Trung cung với ý nghĩa tạo không gian kín cho ngôi đình để tiện việc hành lễ, chiêm bái, tránh được mưa nắng. Trung cung đình Vạn Phúc là 3 gian nhà ngang có chiều dài bằng toà Hậu cung, với 4 bộ vì uốn cong theo kiểu hình mai rùa, mang sắc thái kiến trúc của cung đình Huế. Trung cung nhỏ hẹp nhưng thông thoáng vì không có tường. Các bộ vì uốn cong mình đứng trên hai cột vuông xây bằng gạch chỉ. Trung cung đẹp vì mái cong mai rùa hình khum khum như bầu trời và 4 bộ vì xinh xắn, song hành từng đôi một đăng đối nhau, hai bộ vì giữa được chạm nổi, chạm lộng. Chính giữa là một hổ phù ngậm chữ thọ, hai bên là hoa lá cách điệu và triện tàu lá giắt. Hai bộ vì áp sát hồi được chạm tích tứ quý. Tiếp giáp phía sau Trung cung là Hậu cung, đây là chốn thâm nghiêm, là nơi có không gian lớn thứ hai sau Phương đình. Hậu cung đình Vạn Phúc là 3 gian nhà dọc, được làm theo kiểu tiền đạo, hậu đốc, hai tầng 4 mái lợp ngói ri. Vào bên trong, Hậu cung được chia thành 2 phần gồm phần hiện và phần cung cấm thờ thánh. Phần hiên Hậu cung được làm khá rộng, có bày một hương án gỗ chạm cùng một số đồ thờ như bát hương gốm Thổ Hà, cây thiên mệnh, hoành phi... Trong cung cấm Hậu cung được làm 3 gian nhà dọc có sàn kiểu thượng cung, tương ứng với 3 gian là 4 bộ vì đỡ mái được làm tương tự nhau, phần thượng được làm kiểu “giá chiêng chồng rường”, phần hạ được làm kiểu “kèo kẻ” đơn giản.

Chạy dọc suốt từ Phương đình đến Hậu cung ở về hai phía là hai dãy Tả hữu mạc, mỗi bên 10 gian. 3 gian phía trong cùng còn giữ được nguyên vẹn kết cấu của đình cũ thời Lê, 7 gian phía ngoài được tu sửa ở thời Nguyễn - là nơi để 14 giáp hội họp ngày làng có tiệc. Hai bên của Tả hữu mạc, đăng đối nhau là các câu đối thể hiện tài văn chương của 14 giáp mong cầu mong dân khang vật thịnh.

Với giá trị đã nêu ở trên, đình Vạn Phúc đã được UBND tỉnh Hà Tây xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 2005./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Huyện Đông Anh khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp nhà lưu niệm Bác Hồ
    Nhân dịp Kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), 60 năm ngày Bác Hồ về thăm thôn Lỗ Khê, xã Liên Hà (1964 - 2024); Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân xã Liên Hà (huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) đã khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp Nhà lưu niệm bác Hồ tại thôn Lỗ Khê.
  • Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh
    Trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực di sản văn hóa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm Quản lý Công viên Bắc Kinh, Văn phòng Ban quản lý Cung điện Mùa hè tổ chức Lễ Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh, bao gồm: Triển lãm “Thăng Long - Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ” và Tọa đàm “Bắc Kinh- Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên (Bắc Kinh). Đây là hoạt động bên lề nhân chu
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
  • “Sinh viên Việt Nam với văn hóa sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế số”
    Trường Đại học Luật (Đại học Huế) phối hợp tổ chức Cuộc thi “Sinh viên sáng tạo và quyền sở hữu trí tuệ” lần thứ IV với chủ đề “Sinh viên Việt Nam với văn hóa sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế số”.
Đừng bỏ lỡ
Đình Vạn Phúc (quận Hà Đông)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO