Danh thắng & Di tích Hà Nội

Đình Trung Kính Thượng (quận Cầu Giấy)

Sơn Dương (t/h) 31/07/2023 16:31

Đình Trung Kính Thượng thuộc tổ 19 ngõ 218, đường Nguyễn Ngọc Vũ, phường Trung Hoà, Hà Nội.

dinh-trung-kinh-thuong.jpg
Đình làng Trung Kính Thượng

Trung Hoà là vùng đất cổ, có bề dày lịch sử lâu đời. Qua thư tịch và các bản thần tích, sắc phong của Hộ Nhi hương (xã Trung Hoà) còn lưu giữ tại đình cho biết đình Trung Kính Thượng phụng thờ vị phúc thần Nộn Triết Đại vương, tục truyền sống vào đời vua Hùng thứ 18 đã từng đóng quân ở Trung Kính để chống quân của Thục Phán. Sau khi cùng Tản Viên đánh bại quân Thục Phán lần hai, quân của ngài về đến đất Hoan Châu lúc bấy giờ là ngày 12 tháng 10, đến nơi ngài không bệnh mà hoá. Vua Duệ Vương nghe tin hết lòng thương tiếc cho sắc phong mỹ tự, chỉ truyền Hộ Nhi hương và nhân dân Hoan Châu mang xa giá ra cổng thành đón sắc chỉ về phụng thờ. Sắc phong Quốc Vương Đại thần. Từ đó nhân dân xã Kính Chủ dựng miếu thờ.

Tương truyền vào thế kỷ thứ VI, vua Lê Đại Hành đem quân đi đánh giặc Tống, qua đền thờ xã Kính Chủ làm lễ mật đảo cầu thần phù hộ cứu dân, cứu nước. Sau khi thắng trận nhà vua phong mỹ tự cho thần là: Vạn Cổ phúc thần, Giữ quốc đồng hưu; lại gia phong mỹ tự: Uy Dũng đại thần nhị tự.

Đời vua Lê Thái Tổ Cao Hoàng đế khởi nghĩa Lam Sơn, khi tiến quân qua đền ngài ở làng Kính Chủ, ngài mật đảo ứng nghiệm. Sau khi thắng trận lên ngôi Hoàng đế, vua Lê Thái Tổ gia phong cho ngài là “Linh Ứng hùng lược nhị tự” và lệnh truyền các đời vua Thái Tông, Thánh Tông, Hiển Tông, Túc Tông, Chiêu Tông, Trang Tông triều hậu Lê đều ghi nhận công đức của thần. Các triều vua đều sắc phong cho thần là “Linh Ứng, Hộ quốc an dân”.

Bản thần tích do Hàn Lâm viện Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính phụng soạn năm Hồng Đức nguyên niên.

Đến thời Tây Sơn, nơi đây là địa bàn đóng quân của Nguyễn Huệ khi tiến quân từ Bình Định ra đại phá quân Thanh tại kinh thành Thăng Long, vào mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789.

Nối tiếp truyền thống yêu nước kiên cường bất khuất, người dân Trung Kính trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ đã có nhiều đóng góp tích cực cho đất nước. Đình Trung Kính Thượng là cơ sở cách mạng, là nơi ẩn náu của cán bộ Việt Minh, nơi luyện tập của dân quân du kích, bộ đội địa phương.

Là công trình kiến trúc tín ngưỡng dân gian, đình Trung Kính Thượng được xây dựng để phụng thờ thần thành hoàng làng. Đình toạ lạc trên một khu đất cao ráo, rộng thoáng giữa khu vực cư trú của làng. Các công trình kiến trúc của đình được bố cục theo chiều sâu, hài hoà và ăn nhập với cảnh quan thiên nhiên. Toà đình chính quay hướng tây. Từ ngoài vào gồm các hạng mục: Cổng Nghi môn, hai nhà Tả hữu mạc, nhà Tiền tế, Trung tế, Hậu cung, nhà bia.

Bộ sưu tập hiện vật trong di tích hiện còn rất phong phú đa dạng. Đặc biệt đình còn lưu giữ 12 đạo sắc phong thần của 2 triều đại phong kiến từ thời Lê đến thời Nguyễn, là nguồn sử liệu quý giá góp phần nghiên cứu tìm hiểu về địa danh lịch sử, phong tục tập quán của nhân dân địa phương.

Hội làng Trung Kính Thượng được mở vào ngày 10 tháng hai âm lịch hàng năm. Do từ lâu đời làng có tục kết chạ với làng Trung Kính Hạ, vì cùng thờ chung vị thần nên kết nghĩa giao hiếu cũng chia ngọt, sẻ bùi, hoạn nạn giúp nhau. Khi vào hội, hai làng có tục rước giao hiếu, nghĩa là một năm Trung Kính Hạ lại rước sắc sang giao hiếu đáp lễ. Sau nghi lễ tế thần là lễ rước sắc giao hiếu với làng An Phú, xã Nghĩa Đô (nay là phường Nghĩa Đô). Phần hội có tổ chức các trò chơi dân gian như đánh cờ, chọi gà, hát thờ cửa đình....

Từ khi khởi dựng đến nay, ngôi đình đã trải qua nhiều lần trùng tu sửa chữa. Năm Cảnh Hưng (1760) dân làng quyên góp công sức tiền của, trùng tu lại ngôi đình bị hư hỏng dột nát, dựng bia ghi công đức, làm một số đồ thờ như kiệu rước, hoành phi, câu đối... Năm 1875 đời vua Tự Đức, đình lại được tu sửa những hạng mục Hậu cung, Tiền tế, hai nhà tả hữu mạc. Toà đại đình hiện nay là kết quả của lần trùng tu vào năm 1997.

Đình Trung Kính Thượng đã được UBND thành phố Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 2008./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
  • Đình, chùa Tương Mai (quận Hoàng Mai)
    Đình Tương Mai ở làng Tương Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội, hiện nay ở số nhà 13 phố Nguyễn Đức Cảnh, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Hội Báo toàn quốc 2025 là biểu tượng sinh động của tinh thần kế thừa và phát triển, để nhớ lại, tri ân, cùng nhìn về phía trước
    Phát biểu Khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2025 diễn ra tại Thủ đô Hà Nội, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương nhấn mạnh, Hội báo năm nay là một sự kiện quan trọng, có ý nghĩa chính trị sâu sắc, đồng thời, là ngày hội văn hóa – nghề nghiệp của những người làm báo và công chúng báo chí cả nước. Hội báo năm 2025 cũng là biểu tượng sinh động của tinh thần kế thừa và phát triển, để nhớ lại, tri ân, để chúng ta cùng nhìn về phía tr
  • Báo chí cách mạng Việt Nam 100 năm đồng hành cùng dân tộc
    Tròn một thế kỷ kể từ ngày báo Thanh Niên ra số đầu tiên (21/6/1925), báo chí cách mạng Việt Nam luôn song hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường lịch sử, từ phong trào giải phóng dân tộc đến công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với sứ mệnh là vũ khí tư tưởng sắc bén, báo chí không chỉ là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân mà còn là diễn đàn dân chủ, nơi lan tỏa những giá trị nhân văn, thúc đẩy đổi mới và phát triển xã hội. Trong kỷ nguyên mới của dân tộc, báo chí cách mạng tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, kiên định bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đồng thời thích ứng linh hoạt để truyền tải tinh thần yêu nước, khát vọng vươn lên và bản sắc văn hóa Việt đến với công chúng trong nước và quốc tế.
  • Bác Hồ với báo chí cách mạng Việt Nam
    Trong hành trình 100 năm hình thành và phát triển (1925 - 2025), báo chí cách mạng Việt Nam đã lớn mạnh không ngừng về nội dung, hình thức và đội ngũ làm báo. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là vai trò định hướng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nền báo chí cách mạng Việt Nam từng bước khẳng định vai trò là vũ khí tư tưởng sắc bén phục vụ sự nghiệp cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất mà còn là người đặt nền móng xây dựng, phát triển nền báo chí cách mạng Việt Nam. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người đã để lại gần 2.000 bài báo dưới hàng trăm bút danh, thể hiện tư duy sắc sảo, tình cảm thiết tha với dân tộc và trách nhiệm xã hội sâu sắc.
  • Cán bộ nhân viên SeABank chung tay làm sạch 11 bãi biển vì môi trường xanh
    Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6 và Ngày Đại dương thế giới 8/6, trong ngày 7/6/2025 hàng trăm cán bộ nhân viên (CBNV) Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) tại 11 tỉnh/thành đồng loạt ra quân dọn dẹp, thu gom rác thải ở các bờ biển theo chương trình “ Ocean Cleanup 2025”. Bên cạnh đó, SeABank còn trao tặng các địa phương thùng đựng rác, túi đựng tự hủy sinh học cho ban quản lý tại khu du lịch. Đây là năm thứ 2 liên tiếp SeABank triển khai chương trình ý nghĩa này.
  • Khai mạc Hội báo toàn quốc năm 2025
    Sáng 19/6, tại Hà Nội, Hội báo toàn quốc năm 2025 với chủ đề Báo chí Việt Nam – Trung thành, Sáng tạo, Bản lĩnh, Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc chính thức khai mạc tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội).
Đừng bỏ lỡ
  • Tuần văn hóa, du lịch Gốm và Làng nghề Bắc Ninh
    Sự kiện quy tụ hơn 100 gian hàng, trong đó có sự hiện diện của các làng nghề gốm nổi tiếng như: Bát Tràng (Hà Nội), Hương Canh (Vĩnh Phúc), Bồ Bát (Ninh Bình), Chu Đậu (Hải Dương) và gốm Phù Lãng, gốm Luy Lâu của Bắc Ninh...
  • “Nhìn lại quá khứ”: Lời tự thú lịch sử và bài học từ một cuộc chiến
    Cuốn sách “Nhìn lại quá khứ: Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam” của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert S. McNamara vừa được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tại Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày ra mắt ấn phẩm đầu tiên tại Hoa Kỳ. Không chỉ là một tài liệu lịch sử quý giá, cuốn sách còn là lời mời đối thoại để cùng thấu hiểu, bao dung và tiến xa hơn trong hành trình hòa giải, hợp tác giữa hai quốc gia.
  • Lan tỏa những điển hình phụ nữ Thủ đô
    Chào mừng 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025) và hướng tới Kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, sáng ngày 18/6, tại trụ sở Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội, Báo Phụ nữ Thủ đô phối hợp với Ban Thi đua – Khen thưởng Thành phố Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt năm 2025 với chủ đề “Phụ nữ Thủ đô Tự tin – Hội nhập – Kết nối thành công”.
  • [Video] Hành trình tôn vinh người làm báo qua lăng kính nghệ thuật
    Triển khai kế hoạch của Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương và Thành ủy Hà Nội về Kế hoạch Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Tạp chí Người Hà Nội (Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội) đã xây dựng Kế hoạch tổ chức và phát động “Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước” để tôn vinh nghề báo và những “chiến sĩ thông tin trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa” trên mọi miền Tổ quốc.
  • Chùm thơ của tác giả Quang Hoài
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ (hai bài) của tác giả Quang Hoài.
  • Trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí Cách mạng Việt Nam”
    Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Hội Nhà báo Thành phố Huế phối hợp Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành uỷ, Sở Văn hoá Thể thao tổ chức Triển lãm trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí cách mạng Việt Nam”.
  • Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà: Bản sắc riêng là nguồn lực để tạp chí Người Hà Nội phát triển
    “Tạp chí Người Hà Nội có bản sắc riêng và không hòa lẫn với với những tạp chí, cơ quan báo chí khác. Chúng ta phải tìm được lối đi, cách làm riêng chuyên sâu về văn hóa, con người Hà Nội” - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà nhấn mạnh.
  • Trại viết Lý luận, phê bình VHNT “50 năm Văn học Nghệ thuật Việt Nam đồng hành cùng dân tộc”
    Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Trại viết Lý luận, phê bình VHNT “50 năm Văn học Nghệ thuật Việt Nam đồng hành cùng dân tộc” tại Thành phố Huế.
  • Hành trình của người họa sĩ từ cao nguyên Mộc Châu đến xưởng họa giữa lòng Thủ đô
    Sinh ra và lớn lên tại thôn Văn Minh, xã Cam Thượng, huyện Ba Vì, Hà Nội, họa sĩ Quách Chiến Thắng (sinh ngày 17/11/1994) đã trải qua một hành trình nghệ thuật đầy biến động nhưng không kém phần đam mê. Từ những ngày đầu chập chững vào nghề cho đến nay, anh đã và đang khẳng định được tên tuổi với những tác phẩm sơn dầu giàu cảm xúc, và gần đây là những thử nghiệm mới mẻ với chất liệu sơn mài truyền thống.
  • Khắc họa chân dung người làm báo giữa lửa đạn
    Hướng tới Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (1925-2025), Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức chiếu phim tài liệu “Kim Toàn, Nhà báo - Chiến sĩ”. Bộ phim khắc họa chân thực cuộc đời, sự nghiệp và tinh thần chiến đấu vì Tổ quốc của nhà báo Kim Toàn, một hình mẫu tiêu biểu của thế hệ “nhà báo - chiến sĩ”.
Đình Trung Kính Thượng (quận Cầu Giấy)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO