Danh thắng & Di tích Hà Nội

Di tích lưu niệm Bác Hồ thăm trường Đại học Công đoàn (quận Đống Đa)

Sơn Dương (t/h) 06/10/2023 16:06

Địa điểm: 159 phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa. Trường đại học Công đoàn tiền thân là lớp cán bộ công đoàn mở ngày 15/5/1946 tại đình Khuyến Lương (nay thuộc xã Trần Phú, huyện Thanh Trì).

dai-hoc-cong-doan.jpg
Đoàn Lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Lãnh đạo trường Đại học Công đoàn chụp ảnh tại khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trong khuôn viên Nhà trường

Trường đại học Công đoàn trực thuộc Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam và chịu sự quản lý chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường là trung tâm đào tạo cán bộ công đoàn, đào tạo cử nhân đa ngành kinh tế và quản lý kinh tế, bảo hộ lao động; đồng thời cũng là Trung tâm nghiên cứu về giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn Việt Nam.

Hồ Chủ tịch rất quan tâm đến tổ chức công đoàn và đào tạo cán bộ công đoàn. Tháng 4/1946, một số đồng chí lãnh đạo Hội Công nhân cứu quốc như Trần Danh Tuyên, Trần Cư... đến xin ý kiến Bác Hồ và Trung ương thành lập tổ chức công đoàn và mở rộng lớp đào tạo cán bộ công đoàn đầu tiên, Bác Hồ căn dặn: “Để có điều kiện mở rộng và tập hợp được đoàn viên thì phải có cán bộ và muốn có cán bộ thì phải mở lớp đào tạo, phải thành lập trường trước, sau đó mới mộ quân”.

Người còn trực tiếp đến thăm và nói chuyện 5 lần với nhà trường. Lần thứ nhất Bác Hồ thăm trường là ngày 19/1/1957 ở địa điểm 191 Tây Sơn. Bác nói chung về đường lối của Đảng đối với giai cấp công nhân - đội tiền phong của Đảng, về đạo đức vô sản, thái độ lao động và nhiệm vụ của công đoàn.

Tháng 12/1957, trường mở hội nghị tập huấn cán bộ công đoàn về “Quản lý xí nghiệp quốc doanh”, Bác lại đến thăm và nói chuyện.

Ngày 12/4/1958, trường mở lớp bồi dưỡng cán bộ công đoàn, Bác đã đến thăm và nói chuyện với cán bộ, công nhân viên và học viên tại hội trường.

Ngày 14/3/1959, Bác đến thăm và nói chuyện với Hội nghị cán bộ công đoàn xí nghiệp toàn miền Bắc, tổ chức tại trường. Bác huấn thị: Công đoàn phải phát huy vai trò làm chủ của công nhân trong tham gia quản lý và tổ chức phong trào thi đua, phải liên hệ mật thiết với quần chúng và phải đoàn kết nội bộ. Mục đích của công đoàn là phải cải thiện dần đời sống vật chất và văn hoá của công nhân.

Ngày 13/8/1962, Hội nghị cán bộ công đoàn cơ sở toàn miền Bắc họp ở 169 Tây Sơn. Hàng nghìn cán bộ công đoàn đã chăm chú lắng nghe lời Bác: “Cán bộ công đoàn chẳng những phải giỏi chính trị mà còn phải thạo về kinh tế, không thể lãnh đạo chung chung... Muốn giáo dục tốt công nhân, trước hết đội ngũ cán bộ công đoàn phải đoàn kết nhất trí, kiên quyết xây dựng cho được sự đoàn kết nhất trí trong hệ thống công đoàn...”

Những lời Bác Hồ dạy qua 5 lần đến thăm trường đào tạo cán bộ Công đoàn đã trở thành kim chỉ nam và định hướng cho nhà trường trong công tác đào tạo và xây dựng các thế hệ cán bộ cho tổ chức Công đoàn các cấp. Trường đại học Công đoàn kế tục sự nghiệp của các trường cán bộ Công đoàn trước đây. Trường luôn coi kỷ niệm về những lần Bác Hồ đến thăm trường là tài sản vô giá và có giá trị giáo dục truyền thống to lớn về nhiều mặt.

Hiện nay tại Trường đại học Công đoàn, hội trường nơi Bác Hồ nói chuyện lần cuối ngày 13/8/1962 vẫn còn gần như nguyên vẹn, ngày càng được tôn tạo khang trang hơn.

Đây là nơi sinh hoạt chính trị, khoa học, văn hoá tập thể của cán bộ, công nhân viên và sinh viên nhà trường.

Tượng đài Bác Hồ thăm trường đã được xây dựng ở khu trung tâm như luôn nhắc nhở thầy và trò “Dạy tốt, học tốt”./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
  • Di tích Pháo đài Láng (quận Đống Đa)
    Địa điểm: phố Pháo Đài Láng, vào qua cổng Trung tâm khí tượng thuỷ văn quốc gia - Đài khí tượng thuỷ văn Láng, khoảng 100m rẽ trái. Di tích thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội.
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Khát vọng người lính trẻ
    Tôi tìm gặp Nho bên bờ sông. Nho đang ngồi xếp bằng, cúi mặt, tay xé mấy cọng lục bình. Nho buồn rười rượi…
  • Cơm cà muối mặn, rưng rưng ngày bão
    Đã hai ngày rồi, cơn bão ghé ngang qua nhà. Mẹ ngồi buồn bã trước thềm. Mưa gió, đàn vịt, đàn gà chẳng đi kiếm ăn được. Chúng nép mình dưới bụi chuối, co ro bởi đôi cánh đã ướt rượt. Đàn gà con nối đuôi nhau, lạc giọng tìm mẹ.
  • Luật Thủ đô (sửa đổi): Phát triển Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” từ chính sách mới về tài chính, ngân sách, đầu tư
    Kết luận số 80-KL/TƯ gần đây, Nghị quyết số 15/NQ-TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị đã xác định việc xây dựng và phát triển Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là nhiệm vụ trọng tâm. Để hiện thực hóa mục tiêu này, ngoài tinh thần “Hà Nội vì cả nước – Cả nước vì Hà Nội”, Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua đã có các chính sách mới về tài chính, ngân sách, đầu tư, huy động nguồn lực phát triển Thủ đô.
  • Thường Tín: Tập trung thực hiện phương án chống bão YAGI
    Do ảnh hưởng của bão số 3, trong ngày 7/9 trên địa bàn huyện Thường Tín đã có mưa kèm theo gió giật mạnh. Từ chiều đến tối nay là thời điểm bão số 3 tác động mạnh nhất đến Hà Nội.
  • EVN khẳng định không cắt điện ở Hà Nội do bão số 3
    Trước tin đồn về ảnh hưởng bão số 3 đến tình hình cung cấp điện, EVN và các đơn vị thành viên khẳng định nội dung trên là tin thất thiệt. Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội (EVN Hà Nội) cũng cho biết, EVN Hà Nội không có lịch cắt điện để phòng chống bão số 3. Chính vì vậy, những thông tin cho rằng EVN Hà Nội cắt điện toàn TP vào tối nay là thông tin thất thiệt.
Đừng bỏ lỡ
Di tích lưu niệm Bác Hồ thăm trường Đại học Công đoàn (quận Đống Đa)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO