Danh thắng & Di tích Hà Nội

Nhà lưu niệm Bác Hồ ở xã Xuân Dương (huyện Thanh Oai)

Sơn Dương (t/h) 02/10/2023 11:38

Nhà lưu niệm Bác Hồ ở xã Xuân Dương thuộc địa phận thôn Xuyên Dương, xã Xuân Dương, huyện Thanh Oai. Đây là nhà của gia đình ông Nguyễn Huy Chúc người thôn Xuyên Dương. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, thôn Xuyên Dương thuộc tổng Thuỷ Cam, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông. Hiện nay là một thôn của xã Xuân Dương, huyện Thanh Oai, Hà Nội.

nha-luu-niem-xuan-duwong.jpg
Những tư liệu được trưng bày tại Nhà lưu niệm Bác Hồ ở Xuân Dương.

Cuối năm 1946, đầu năm 1947 sau khi phát động “Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến” tại Vạn Phúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chuyển về ở và làm việc tại đây từ ngày 19/12/1946 đến ngày 13/1/1947. Nhà lưu niệm Bác Hồ xã Xuân Dương nằm ven đường đê sông Đáy (ở phía trong đê) sát đường rẽ vào làng. Quãng đê này xưa kia có cây đa 7 rễ nổi tiếng cả một vùng. Năm 1975, cây đa bị chặt do yêu cầu bảo vệ đê, nhưng nhân dân vẫn quen gọi địa điểm này là “Cây đa 7 rễ”.

Từ quận Hà Đông theo trục đường quốc lộ 6 tới Ba La, rẽ tay trái vào đường tỉnh lộ, qua Bình Đà, Kim Bài về tới ngã tư Vác. Từ đây rẽ tay phải qua địa phận xã Cao Dương, tới xã Xuân Dương, đến gốc đa 7 rễ, xuống dốc đê vào làng là tới di tích.

Xã Xuân Dương, với vị trí nằm ở phía tây nam huyện Thanh Oai, ven bờ sông Đáy, cách không quá xa con đường tỉnh lộ 22 chạy dọc tỉnh Hà Đông cũ. Từ đây qua phà Ba Thá có thể chuyển tiếp lên Sơn Tây, Hoà Bình hay vào Thanh Hoá đều thuận lợi. Nhân dân Xuân Dương lại có truyền thống yêu nước lâu đời, sau khi giành được chính quyền, cơ sở Đảng và các tổ chức quần chúng ở đây đều hoạt động khá. Vì vậy, trong khi đi tìm các địa điểm ở Hà Đông để chuẩn bị đón cơ quan Trung ương và Bác Hồ về làm việc khi Hà Nội xảy ra chiến sự, đồng chí Nguyễn Tấn Phúc, đội viên Ban công tác đội Trung ương đã chọn nhà ông Nguyễn Huy Chúc ở Xuân Dương làm nơi ở và làm việc của Bác những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp.

Gia đình ông Chúc thuộc số ít gia đình giàu có ở làng nhưng lại là một gia đình yêu nước, tuy cụ thân sinh ra ông Chúc từng bỏ tiền ra mua chức Phó lý để có vai vế trong làng. Sau ngày ta giành chính quyền, ông Chúc đã hăng hái tham gia các tổ chức cách mạng và được giao nhiệm vụ xã đội trưởng xã Xuân Dương.

18h45 phút ngày 19/12/1946, sau khi họp Ban thường vụ Trung ương mở rộng quyết định phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác Hồ rời xã Vạn Phúc chuyển về ở và làm việc tại nhà ông Nguyễn Huy Chúc, xã Xuân Dương, Thanh Oai.

Từ Vạn Phúc tới Xuân Dương chỉ hơn hai chục cây số, song do đường xấu, trời tối nên khoảng gần 2 giờ xe mới đưa Bác Hồ về tới đê Xuân Dương. Các đồng chí bảo vệ giấu xe ở gốc cây đa 7 rễ và đưa Bác đi bộ vào nhà.

Từ đêm 19/12/1946, Bác Hồ ở và làm việc trong gian buồng nhỏ của ngôi nhà “trần” cho tới tối 13/1/1947. Hai mươi lăm ngày sống và làm việc tại Xuân Dương, Bác Hồ đã có nhiều hoạt động phong phú trên các lĩnh vực, từ đối nội tới đối ngoại, từ việc đại sự quốc gia đến quan hệ với những người xung quanh.

Trong thời gian này, máy bay Pháp hoạt động khá dữ. Khi có máy bay bay đến gần, Người phải rời bàn làm việc, theo lối cửa sau, men theo bờ ao ra hầm trú ẩn ở phía góc vườn. Ở Xuân Dương, Bác không tổ chức những cuộc họp quan trọng của Thường vụ Trung ương hoặc Chính phủ, nhưng 25 ngày đêm Bác Hồ làm việc ở đây thực sự là những ngày Bác làm việc căng thẳng, để chỉ đạo cuộc kháng chiến vĩ đại vừa nổ ra trên cả nước. Nhiều cuộc họp của Người với các đồng chí lãnh đạo chủ chốt như đồng chí Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Lương Bằng... thường diễn ra đến khuya bên ngọn đèn dầu, trong căn phòng nhỏ của Người.

Chập tối ngày 13/1/1947, Bác Hồ cho mời vợ chồng ông Chúc vào gặp. Bác bồng cháu nhỏ, hỏi han tình hình nhà cửa, làng xóm. Bác hỏi thăm sức khoẻ bà Chúc sau khi sinh cháu gái đầu lòng và dặn uống đều chai rượu Cankina Bác cho, để nhanh chóng lại sức. Bác còn tặng quà cho ông Chúc và cháu gái. Cảm động trước sự quan tâm của Bác, vợ chồng ông Chúc khẩn khoản xin Bác đặt tên cho cháu bé. Bác đồng ý và đặt tên đệm là Kim - tên một đồng chí giúp việc hết sức gần gũi của Bác cũng có mặt lúc đó.

Trước đó vài ngày, đồng chí Trần Đăng Ninh đã dặn ông Chúc chọn hai chiếc đò tốt và người lái tốt. Tối 13/1/1947, sau khi tạm biệt gia đình, các anh đưa Bác ra xe ô tô, qua phà Ba Thá sang đất Chương Mỹ, rồi đến xóm Lai Cài, thôn Phú Đa, xã Cần Kiệm, Thạch Thất nghỉ lại. Hai con đò cũng lặng lẽ rời bến, chở theo một số đồ đạc của Chính Phủ, ngược dòng sông Đáy.

Nghe theo tiếng gọi cứu nước thiêng liêng của Hồ Chủ tịch, nhân dân Xuân Dương hăng hái gia nhập dân quân tự vệ, luyện tập quân sự, đào đắp công sự, rào làng chiến đấu, ai ai cũng tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến, triệt để thực hiện phòng gian, giữ bí mật. Từ năm 1947 đến 1954, dân quân du kích xã Xuân Dương đã phối hợp với lực lượng vũ trang của huyện, của tỉnh bẻ gãy nhiều cuộc tấn công càn quét của giặc, trừng trị đích đáng bọn ác ôn phản động làm tay sai cho địch, góp phần cùng quân dân cả nước lập nên những trang sử vẻ vang cho dân tộc. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhân dân Xuân Dương hăng hái thi đua lao động sản xuất, làm tốt nghĩa vụ cung cấp sức người, sức của cho cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Không ít những người con của quê hương Xuân Dương đã hy sinh anh dũng hoặc để lại một phần xương máu trên các chiến trường. Trong nhiều năm, Xuân Dương được công nhận là đơn vị quyết thắng, nhiều cán bộ và nhân dân đã được Đảng, Chính phủ tặng thưởng Huân chương, Huy chương vì những thành tích đã cống hiến cho đất nước. Trong sự nghiệp đổi mới, Xuân Dương là một xã có nhiều phong trào khá của huyện Thanh Oai.

Nhận thức rõ được công lao to lớn của Bác Hồ và niềm vinh dự lớn lao là xã đã vinh dự đón Bác Hồ và Trung ương về ở trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, nhân dân Xuân Dương cùng với các cấp, các ngành có liên quan đã tiến hành khôi phục lại ngôi nhà Bác Hồ đã ở làm việc tại Xuyên Dương nhằm giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng cho mọi thế hệ đặc biệt là thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước.

Khuôn viên nhà lưu niệm Bác Hồ xã Xuân Dương đã được tu bổ lại nhiều lần khang trang và đẹp hơn nhưng vẫn giữ nguyên kết cấu kiến trúc các hạng mục chính như thời gian Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc. Từ cổng chính đi vào là ngôi nhà 5 gian, làm bằng gỗ, lợp ngói, xung quanh xây tường. Ngôi nhà khách 7 gian và ngôi nhà trần 5 gian tạo với nhau thành hình chữ U khá rộng rãi và khang trang với cảnh quan cây cối xung quanh tạo cho di tích thêm phần cổ kính.

Hiện nay trong di tích còn một số hiện vật ghi dấu sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh ở và làm việc tại đây như: chiếc bàn gỗ, một số ghế gỗ, máy chữ, chiếc giường đô, đèn bão và một số hiện vật phục chế như quần áo, chăn màn của Bác.

Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh xã Xuân Dương đã được Bộ Văn hoá và Thông tin công nhận là Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh cấp quốc gia theo Quyết định số 3699/VH-QĐ ngày 18/12/1996./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Vô định bước chân khi qua chốn cũ
    Một lần tôi âm thầm trở lại Hà Nội. Tôi có hẹn phỏng vấn với một công ty ở đó. Sau bao tháng ngày lăn lội công trường bùn lầy gió bụi, tôi muốn tìm kiếm một công việc mang nhiều yếu tố chuyên môn hơn. Thế nhưng, buổi phỏng vấn hờ hững, kết thúc mà chẳng hứa hẹn điều gì, có lẽ tôi không phải là lựa chọn phù hợp cho vị trí đang tuyển dụng. Chông chênh giữa một thành phố quen mà nay như xa lạ, tôi một mình lang thang qua những con phố cũ, chờ chuyến xe trở về lúc chiều muộn.
  • Tổ chức các giải thể thao chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô tại các quận, huyện, thị xã
    UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các quận, huyện, thị xã trên địa bàn toàn thành phố triển khai thực hiện kế hoạch tổ chức các giải thể thao chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954- 10/10/2024) nhằm động viên nhân dân tham gia tập luyện thể dục, thể thao hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”...
  • Thừa Thiên Huế: Lấy ý kiến các dự án luật Di sản văn hóa
    Những góp ý các dự án luật Di sản văn hóa phù hợp với thực tiễn phát triển và Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ tổng hợp, có ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV.
  • Thêm một nỗi niềm cho Tây Bắc
    Trước khi đọc “Ta còn em Tây Bắc” của Nguyễn Việt Chiến, tôi tự hỏi: đây là bài thơ viết về điều còn lại của “ta” hay là bài thơ ngợi ca Tây Bắc? Nhưng có lẽ, bài thơ không đơn thuần gợi mở chừng ấy cách nghĩ.
  • Khai mạc Liên hoan ảnh nghệ thuật các câu lạc bộ nhiếp ảnh Hà Nội năm 2024
    Sáng 15/5, tại Phố Sách 19/12, Hội nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội phối hợp cùng các câu lạc bộ (CLB) nhiếp ảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội tổ chức khai mạc “Liên hoan ảnh nghệ thuật các câu lạc bộ nhiếp ảnh Hà Nội” với chủ đề “Việt Nam - Đất nước - Con người”.
  • Nhịp sống mỗi ngày ở khu tập thể cũ Hà Nội
    Với nhiều người Hà Nội, những khu tập thể là nơi lưu giữ nhiều ký ức về nếp sinh hoạt cũ - một phần ký ức của Hà Nội. Giữa nhịp sống hiện đại hôm nay, những khu tập thể cũ ở Hà Nội vẫn lặng lẽ ẩn mình giữa đô thị hiện đại. Với không ít người nó vẫn là những ký ức khó quên với những ai đã từng sống tại các khu tập thể. Nơi đó, mỗi ngày mới, nhịp sống lại bắt đầu...
  • HĐND Thành phố Hà Nội thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025
    Với 100% đại biểu có mặt tại Kỳ họp Chuyên đề thứ 16 diễn ra sáng 15/5 tán thành, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI đã thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thành phố Hà Nội giai đoạn 2023-2025.
  • Nghệ sĩ Nhật Bản đưa Ninja và Samurai lên sân khấu xiếc Việt
    Chương trình xiếc, ảo thuật "Ninja magic show" của nhóm nghệ sỹ Nhật Bản từng gây tiếng vang tại nhiều nước trên thế giới sẽ đến với khán giả Việt Nam từ ngày 18-26/5.
  • Giới thiệu 55 tác phẩm vẽ về Bác của họa sĩ Việt kiều Đào Trọng Lý
    Từ ngày 17/5 đến 22/5/2024 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, số 66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội sẽ diễn ra Triển lãm “Tấm lòng của họa sĩ Việt kiều với Bác Hồ” của họa sĩ Đào Trọng Lý.
  • Bồi đắp tình yêu quê hương đất nước cho thế hệ trẻ
    Tối 14/5, Chung khảo “Liên hoan Tiếng hát cựu thanh niên xung phong Hà Nội 2024” (cụm 1) tiếp tục diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Thành phố (quận Hà Đông), với những phần trình diễn ca múa nhạc đặc sắc, để lại ấn tượng và góp phần bồi đắp tình yêu quê hương đất nước tới công chúng.
Nhà lưu niệm Bác Hồ ở xã Xuân Dương (huyện Thanh Oai)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO