Danh thắng & Di tích Hà Nội

Đền Voi Phục (quận Ba Đình)

Sơn Dương (t/h) 09:21 07/08/2023

Đền Voi Phục tọa lạc tại phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội.

den_voi_phuc_2.jpg
Đền Voi Phục

Tên thường gọi là đền Voi Phục do cửa đền có đắp 2 con voi quỳ ngay ở cổng đi vào. Đền còn có tên là đền Thủ Lệ do được xây dựng trên đất làng Thủ Lệ, phía tây kinh thành Thăng Long cũ, nay thuộc phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội. Đền còn có tên là đền Linh Lang do thờ thần Linh Lang đại vương. Đền là một trong “Thăng Long tứ trấn”, được dựng năm Chương Thánh Gia Khánh 7 (1065) đời Lý Thánh Tông, thờ con trai thứ 4 của vua Lý Thánh Tông.

Tương truyền bà hoàng phi họ Nguyễn người làng Bồng Lai (Đan Phượng) đang tắm ở Dâm Đàm (hồ Tây), bỗng có rồng hiện ra, phun nước thơm vào mình, về nhà có mang 14 tháng sinh ra Linh Lang. Vua Lý Thánh Tông cho bà đưa hoàng tử về nuôi tại chỗ ở cũ của bà là trại Thủ Lệ. Linh Lang lớn lên, tướng mạo khôi ngôi, trên người có tướng lạ, có 28 vết vảy rồng và 7 hàng chấm sáng long lanh như ngọc trên ngực. Lúc bấy giờ quân Tống do Triệu Tiết chỉ huy đem quân sang xâm chiếm nước ta. Vua sai sứ đi chiêu mộ người tài giỏi ra đánh giặc. Linh Lang tâu xin vua ban cho một lá cờ và một thớt voi, chàng hét lên một tiếng, tức thì hai con voi phục xuống, Linh Lang cầm cờ, cưỡi voi xông ra trận, đánh cho quân giặc thua tan tác. Sau khi thắng trận, Linh Lang tâu rằng mình không phải là người trần, nay đến hạn phải ra đi. Nói rồi chàng hoá thành con giao long dài trăm trượng trườn xuống Dâm Đàm và biến mất. Sau đó trời mưa liền mấy ngày, khi trời lạnh, từ trên trời rơi xuống nhiều cờ đỏ cắm trước cửa Ngọ Môn. Vua bèn phong tước cho Linh Lang là đại vương và sai sửa lại nơi ở cũ làm đền thờ Linh Lang đại vương (vì là hoàng tử chống giặc Tống, nên truyền thuyết cho rằng đó là Hoàng tử Hoằng Chân trong lịch sử).

Cũng có sách cũ (Tang thương ngẫu lục) chép Linh Lang là con một người con gái ở bên hồ, vua đem lòng yêu mến nên đã sinh ra. Đến năm lên 8 tuổi mới được đưa vào trong cung, cho dự vào hàng cuối trong các hoàng tử. Ít lâu sau Linh Lang lên đậu, mỗi hạt đậu to như hạt ngô, liền xít không hở chỗ nào, ba tháng trời vẫn không khỏi. Vua đến thăm, thở dài thương hại, Linh Lang tâu với vua rằng: “Con bị đầy xuống trần có kỳ, xin vua cha không nên buồn phiền, con sắp sửa đi đây, vua cha có lòng thương con xin lập cho một đền thờ ở chỗ con ra đi...”. Nói rồi Linh Lang hoá thành một con thuồng luồng trườn xuống hồ mất. Vua phong là Thượng đẳng thần và sai lập đền thờ.

Đền được khởi dựng từ thời Lý Thánh Tông, đã qua nhiều lần trùng tu. Trong trận Cầu Giấy lần thứ nhất, ngày 21/12/1873 nghĩa quân ta đã phục kích ở cổng đền này, diệt gọn một toán quân Pháp, trong đó có tên chỉ huy là Balny. Cùng ngày, ở đường Giảng Võ, thiếu tá hải quân là Francis Garnier cũng đã phải đền tội. Tại ngôi đền này, Tôn Thất Thuyết cùng Lưu Vĩnh Phúc đã đóng quân, phục kích đánh tan một toán quân Pháp và giết chết 2 tên quan 5 giặc là Villers và Henri Rivière vào ngày 19/5/1882. Năm 1947 giặc Pháp mở rộng chiến tranh, đánh lên Sơn Tây, đã đốt trụi đền Voi Phục. Đến năm 1953, dân đã quyên góp tiền và xây dựng lại đền, song cũng chưa dựng lại được như cũ. Từ năm 1954 đến nay cũng đã có nhiều đợt tu sửa, đặc biệt giai đoạn 2006 - 2010, đền được nhà nước đầu tư lớn để tu bổ, nâng cấp toàn bộ. Tam quan được xây mới, tạo cho di tích bề thế, khang trang.

Trong đền có 2 pho tượng đồng và hòn đá to có vết lõm, tương truyền là nơi Linh Lang nằm gối đầu lên rồi hoá thành con giao long và trườn xuống hồ. Ngoài cổng có đắp hình hai con voi quỳ. Đầu năm 1994, nhân dân Thủ Lệ đã quyên góp đúc lại quả chuông chiều cao 93cm, đường kính miệng 70cm, thân chia 4 múi, mỗi múi có hai hàng chữ Hán đúc nổi. Bốn chữ Hán dòng trên là “Tây trấn thượng đẳng”. Đền có 4 câu đối. Câu đối treo ở nhà Đại bãi viết:

“Mộc biểu chi sơ nhất chính dự tán trung hưng thành

Đông A di hậu vạn cổ bao phong thượng đẳng thần”.

Tạm dịch là:

Thời Lý buổi đầu một lần đi dẹp giặc, việc trung hưng được thần giúp

Thời Trần về sau muôn đời tôn phong danh hiệu thượng đẳng thần.

Đường vào đền có nhiều cây cổ thụ, đền được xây cạnh hồ Thủ Lệ, có khuôn viên rộng rãi, cây cối xanh tốt um tùm nên được coi là một cảnh đẹp của thủ đô Hà Nội.

Hàng năm đền có lễ hội vào ngày Lập xuân, trước đây quan coi việc đem trâu đất đến dưới đền làm lễ Nghênh xuân. Sau lễ thần đến rước kiệu. Trai tráng đóng phu kiệu, cởi trần đóng khổ bào, rước kiệu qua Núi Bò gần đó. Khi qua núi phải bò như đi đánh trận và phải luôn luôn giữ sao cho kiệu được thăng bằng.

Lễ hội đền Voi Phục được tổ chức vào các ngày 9 đến 11 tháng hai âm lịch. Đây là hội lớn; các làng thuộc Thập tam trại và các vùng khác ở Hà Tây cũ, Bắc Ninh... về dự hội. Trong lễ hội có hội rước lớn, cờ quạt, chiêng trống, lọng, tán, bát âm... rất đông vui náo nhiệt.

Đền đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, thắng cảnh năm 1962./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Huyện Đông Anh khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp nhà lưu niệm Bác Hồ
    Nhân dịp Kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), 60 năm ngày Bác Hồ về thăm thôn Lỗ Khê, xã Liên Hà (1964 - 2024); Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân xã Liên Hà (huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) đã khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp Nhà lưu niệm bác Hồ tại thôn Lỗ Khê.
  • Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh
    Trong khuôn khổ hợp tác về lĩnh vực di sản văn hóa, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Trung tâm Quản lý Công viên Bắc Kinh, Văn phòng Ban quản lý Cung điện Mùa hè tổ chức Lễ Khai mạc hoạt động nghiên cứu, trao đổi về bảo tồn và phát huy giá trị di sản giữa Hà Nội và Bắc Kinh, bao gồm: Triển lãm “Thăng Long - Hà Nội: Di sản kết nối và hội tụ” và Tọa đàm “Bắc Kinh- Hà Nội, kết nối phát huy giá trị di sản” tại Khu di sản thế giới Di Hòa Viên (Bắc Kinh). Đây là hoạt động bên lề nhân chu
  • [Podcast] Truyện ngắn Hố băng
    Huỳnh Trong Khang được biết đến là cây bút tài năng thuộc thế hệ 9x và là một trong những tác giả trẻ đầy triển vọng. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàm 2016 cây bút trẻ quê gốc An Giang Huỳnh Trọng Khang đã gây ấn tượng với chất văn chương già hơn so với tuổi, cái già trong văn chương của Khang được thể hiện rõ nét trong từng tầng nghĩa. Hầu hết các tác phẩm của Khang mang đến cho bạn đọc mênh mang chữ, sâu thẳm nghĩa.
  • “Sinh viên Việt Nam với văn hóa sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế số”
    Trường Đại học Luật (Đại học Huế) phối hợp tổ chức Cuộc thi “Sinh viên sáng tạo và quyền sở hữu trí tuệ” lần thứ IV với chủ đề “Sinh viên Việt Nam với văn hóa sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế số”.
Đừng bỏ lỡ
Đền Voi Phục (quận Ba Đình)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO