Danh thắng & Di tích Hà Nội

Đền, chùa Tó (huyện Đông Anh)

Sơn Dương (t/h) 25/07/2023 13:57

Đền, chùa Tó thuộc địa phận xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội.

den-chua-to.jpg
Đền Tó

Đền, chùa Tó thuộc miền Oai Nỗ, xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội. Nằm trên vùng đất đậm đặc các di chỉ khảo cổ học, có niên đại sớm, nơi đây được tạo dựng, phát triển và gắn bó mật thiết với nhà nước Âu Lạc của vua An Dương Vương Thục Phán vào thế kỷ III trước Công nguyên. Những địa danh quen thuộc như Oai Nỗ, Cường Nỗ, Kính Nỗ, Uy Nỗ đều gắn liền với câu chuyện Nỏ thần giúp vua diệt giặc bảo vệ giang sơn gấm vóc Lạc Hồng.

Bên cạnh những sự kiện, địa danh đã đi vào lòng người từ xa xưa, xã Uy Nỗ ngày nay còn lưu giữ được các di tích tôn giáo tín ngưỡng phục vụ nhu cầu tâm linh của người dân nơi đây. Đó là đền Tó và chùa Khánh Sơn đã có lịch sử tạo dựng tồn tại và phát triển hàng trăm năm.

Đền Tó thờ hai vị thành hoàng của làng cũng là hai vị vua nổi danh trong lịch sử dân tộc đó là vua An Dương Vương và vua Triệu Việt Vương. Về lai lịch và công tích của hai vị ngoài việc được ghi chép trong cuốn thần phả được lưu giữ tại đền, còn có một số sách chính sử cũng ghi chép lại về thân thế và sự nghiệp của hai vị một cách khá đầy đủ, ít mang yếu tố huyền thoại.

Đền Tó được xây dựng tại trung tâm làng Tó, đều có quy mô kiến trúc vừa phải và khá hoàn chỉnh gồm Tam quan, Tiền tế, Bái đường và Hậu cung. Kiến trúc của ngôi đền tuy không còn bảo lưu được đầy đủ và bề thế cổ kính khi xưa, song những gì còn lại và phần mới được trùng tu vẫn giữ được những đường nét cổ truyền của nghệ thuật thế kỷ XIX.

Bộ sưu tập di vật tại đền phong phú, đa dạng, đáng chú ý là tấm bia đá có niên hiệu Cảnh Thịnh 8 (1800) giúp cho chúng ta đoán định niên đại ra đời của ngôi đền. Ngoài ra còn hệ thống hoành phi, câu đối, long ngai bài vị, tượng thờ giúp cho việc tìm hiểu nghiên cứu về nghệ thuật dân gian qua từng thời kỳ lịch sử của dân tộc.

Chùa Tó có tên chữ là “Khánh Sơn tự”. Chùa Tó là công trình kiến trúc Phật giáo với chức năng chính là thờ Phật. Ngoài ra trong chùa còn phối thờ đức Thánh Trần Hưng Đạo, một vị tướng tài ba có công lớn trong sự nghiệp đánh giặc Nguyên giữ gìn đất nước.

Chùa Tó toạ lạc trong khu vực cư trú đông đúc của khu vực chợ Tó. Ngoài phần kiến trúc, di tích còn có khuôn viên cây xanh bao quanh tạo cảnh quan và sự thanh tịnh nơi cửa thiền. Giá trị nghệ thuật của di tích thể hiện tập trung qua hệ thống tượng tròn, các pho tượng được tạo tác công phu, mỗi pho tượng còn được thể hiện bằng những nét khái quát riêng, phù hợp với tính cách của từng nhân vật. Các tượng thánh Mẫu ở chùa Tó mang nét đẹp dân dã, tràn đầy tính nhân đạo vốn có của dân tộc ta.

Cụm di tích đình - chùa Tó là minh chứng cho bề dày lịch sử của vùng đất gắn bó với Loa thành. Người dân làng Tó luôn tự hào là nơi dừng chân đầu tiên của vua An Dương Vương khi chọn đất định đô xây thành.

Đền và chùa Tó đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 1999./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Quần thể di tích Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản thế giới
    Tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (người Bulgaria) - Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa công nhận Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn - Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.
  • Chùm thơ của tác giả Khúc Hồng Thiện
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ (hai bài) của tác giả Khúc Hồng Thiện.
  • Tuần lễ Văn học Phần Lan: Kết nối bạn đọc Việt qua thế giới Moomin
    Chiều 11/7/2025, tại Nhà xuất bản Kim Đồng (55 Quang Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc “Tuần lễ Văn học Phần Lan – Trưng bày Tove Jansson & Moomins 80”, mở đầu chuỗi hoạt động diễn ra từ ngày 12 đến 20/7/2025. Chương trình do NXB Kim Đồng phối hợp cùng Đại sứ quán Phần Lan tại Việt Nam và The Initiative of Children's Book Creative Content (ICBC) tổ chức nhân kỷ niệm 80 năm ra đời tác phẩm đầu tiên về nhân vật Moomin của nhà văn Tove Jansson.
  • [Inforgaphic] nhiệm vụ của UBND các tỉnh, thành phố về chăm lo đời sống người có công với cách mạng
    Tại Công điện số 102/CĐ-TTg gần đây về việc tiếp tục chăm lo tốt đời sống người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu cấp ủy chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm tốt 4 nhiệm vụ trọng tâm. Qua đó làm sâu sắc hơn nữa chủ trương của Đảng, Nhà nước trong công tác người có công với cách mạng, gia đình liệt sĩ, “Đền ơn đáp nghĩa”, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
  • Hình tượng Hồ Chí Minh qua những tư liệu của GS.TS Trình Quang Phú
    Năm 2022, chuyến đi công tác thực tế khu di tích cách mạng Tân Trào, Tuyên Quang giúp tôi có một số sách viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó, cuốn sách “Từ làng sen tới bến Nhà Rồng” và “Đường Bác Hồ đi cứu nước” là hai cuốn sách của tác giả Trình Quang Phú làm tôi ấn tượng nhất.
Đừng bỏ lỡ
Đền, chùa Tó (huyện Đông Anh)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO