Danh thắng & Di tích Hà Nội

Quán Thượng (huyện Quốc Oai)

Sơn Dương (t/h) 18/07/2023 10:43

Quán Thượng thuộc địa phận xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai, Hà Nội.

Thôn Đồng Lư, xã Đồng Quang, huyện Quốc Oai, Hà Nội từ cổ xưa dân làng cư trú trên một quả núi đất gọi là núi Đồng Lư. Chân núi phía tây và gần đỉnh núi có hai di tích kiến trúc, người xứ Đoài gọi là quán Thượng và quán Hạ để thờ thần Thành hoàng làng.

Quán Thượng được xây dựng ở độ cao 60m đến 70m so với mặt nước biển. Mặt chính của quán nhìn về hướng đông, phía trước là xóm Núi Chằm (gọi là xóm Thanh Bình). Đứng ở đây nhìn xa xa là đồi So, Sở nhấp nhô uốn lượn như thân rồng. Những người theo thuyết phong thuỷ cho rằng: núi Đồng Lư là đầu rồng, toàn bộ hệ thống núi từ đây đến So, Sở, Trăm Gian là thân và đuôi rồng. Theo thuyết ấy thì vị trí quán Thượng là quan trọng trên đầu rồng - nơi thờ ba vị anh hùng đã giúp Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước ở thế kỷ X.

Nhìn tổng thể, quán Thượng có nhà Tiền tế và Hậu cung, bố cục không gian mặt bằng kiến trúc theo kiểu chữ “đinh”, ở trên thế cao. Qua hai bậc đá xanh và hàng cột hiên bằng đá là đến Tiền tế đền. Ngôi nhà gồm ba gian hẹp. Trên Thượng điện bên trái có một cuốn thư gỗ khắc bài chạm ca ngợi vùng đất địa linh, thờ thần thành hoàng. Gian giữa có bức chạm nổi đề tài lưỡng long chầu nguyệt, xung quanh mặt trời là hoa lá cách điệu, thân rồng uốn lượn trong mây, phía dưới là hai con long mã. Xung quanh là mảng chạm thực vật đó là chùm đào (ước vọng sống lâu), chùm lựu (ước vọng con cháu).

Bên trong Tiền tế, qua hệ thống cửa bức bàn là đến Hậu cung. Ngôi nhà trong có ba gian nhỏ, kiến trúc hình thức khá đơn giản với những bộ vì chồng rường trên câu đầu đều bào trơn đóng bén. Gian giữa có khám gỗ lớn, sơn son, thếp vàng, bài trí cỗ long báu có bài vị thờ ba vị đại vương là thành hoàng của làng Đồng Lư.

Trong tâm thức dân làng, nghìn năm về trước ba vị Hổ Lang đã được mẹ chạy từ chùa Hương về đây sinh nở ra các vị. Thời trẻ, các vị đã được dân làng Đồng Lư cưu mang đùm bọc. Hơn 30 chàng trai Đồng Lư theo ba vị làm những việc nghĩa lớn là giúp Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân ở thế kỷ thứ X. Khi mất, dân làng lại suy tôn làm thần hoàng làng Đồng Lư.

Quán đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1996./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
  • Đình Tình Quang (quận Long Biên)
    Đình Tình Quang cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 15km về phía đông bắc, toạ lạc giữa khu dân cư của thôn Tình Quang, xã Giang Biên, huyện Gia Lâm, nay là phường Giang Biên, quận Long Biên, Thành phố Hà Nội.
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ký ức không quên mùa thu năm ấy...
    70 năm đã trôi qua nhưng những ký ức về ngày Giải phóng Thủ đô dường như chưa bao giờ phai nhạt trong tâm trí của những người từng sống trong những ngày thu lịch sử. Mỗi người đều mang trong mình những kỷ niệm riêng, mà khi gợi nhắc, những ký ức ấy lại tô điểm thêm bức tranh toàn cảnh ngày tiếp quản Thủ đô (10/10/1954).
  • Tình già
    Gió rít từng cơn rải những hạt mưa to rào rào vào cái vách lá dừa nhà ông già Tám làm cho con Lu đang khoanh tròn trong bếp tro giật mình ngái ngủ. Cơn giông cuối ngày làm cho đám cây mì trước nhà lúc la lúc lắc như uống từng giọt mưa sau những ngày nắng hạn kéo dài héo rũ.
  • Hà Nội tiên phong, tạo ra tài sản rất cơ bản trong chuyển đổi số, là động lực để các địa phương khác tiếp tục triển khai hiệu quả
    Đánh giá về việc triển khai Đề án 06, chuyển đổi số của Thành phố Hà Nội thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, Thành phố Hà Nội đã tạo ra một tài sản chuyển đổi số rất cơ bản, tạo động lực để Hà Nội nói riêng, các địa phương khác ở nước ta nói chung tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án 06 Chính phủ.
  • Hà Nội đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo trong thực hiện Đề án 06 Chính phủ
    Thượng tướng Lương Tam Quang - Bộ trưởng Bộ Công an, Tổ trưởng Tổ Công tác triển khai Đề án 06 Chính phủ, đánh giá, Thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều cách làm hay, sáng tạo trong thực hiện Đề án 06 Chính phủ, qua đó đem lại lợi ích, góp phần xây dựng Thủ đô trở thành đô thị xanh, thông minh, hiện đại, bản sắc, đáng sống.
  • Ly kỳ nét văn hoá độc đáo thờ “chó đá” ở Huế: Kỳ 1 - Làm lễ rước "Thần cẩu"
    Nét văn hóa độc đáo thờ “Thần cẩu” hay "Thiên cẩu", dưới dạng chó đá,... đang được người dân ở Thừa Thiên Huế duy trì và gắn liền với cuộc sống cùng nhiều giai thoại ly kỳ chưa lời giải. Thậm chí, nhiều nơi người dân còn lập miếu để thờ chó đá và tôn kính gọi với tên thờ “Ngài”.
Đừng bỏ lỡ
Quán Thượng (huyện Quốc Oai)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO