Cuộc thi viết Hà Nội & Tôi

Cột cờ Hà Nội

Chung Tiến Lực 19/03/2023 08:18

Cơ quan tôi, trụ sở làm việc tại 28A đường Điện Biên Phủ. Ngay chân Cột cờ Hà Nội. Một địa danh, một biểu tượng vinh quang, niềm tự hào của người Hà Nội. Hàng ngày, mỗi buổi sáng sớm, từ nhà đến nơi làm việc, tôi đi qua đường Phan Đình Phùng, Nguyễn Tri Phương, Điện Biên phủ…

tp_kydai5_jgeq.jpg
Chạm tay vào Cột cờ Hà Nội, bắt gặp đầy ắp những sự kiện đáng nhớ đáng yêu về cốt cách lịch lãm, nhân văn, nhân nghĩa, giao hòa, quảng đại của đất và người cố đô.

Những con đường đẹp như mơ, rộng thênh thang bốn mùa xanh bóng cây trong sắc nắng Ba Đình vàng tươi như lụa. Thấp thoáng sau tán lá, lá cờ Tổ quốc phần phật vẫy gió trên lầu bát giác tít đỉnh Cột cờ. Cột cờ Hà Nội nhìn đẹp như ngọn hải đăng dẫn lối những con thuyền xa khơi. Đi làm trong tiếng nhạc nền bài hát Tiến quân ca trầm hùng tha thiết, lòng tôi ngân rung niềm tự hào khôn xiết. Đi trong hương thơm hoa hoàng lan từ những ngôi biệt thự bên đường. Buổi chiều tà, từ cơ quan đi về nhà, êm êm tay ga qua con đường vàng ánh đèn đường. Đi ven Hồ Tây lãng đãng sương giăng giăng như mây, như khói biếc. Ơi những con đường mềm mại trải dài, nguyện tôn vinh và làm phông nền cho Cột cờ Hà Nội phô vẻ đẹp cổ kính mà lịch lãm nét hào hoa.

Khi ông mặt trời vừa hé rạng, Ba Đình bừng lên thật đẹp, ấn tượng nhất là in trên nền trời xanh bao la, lá quốc kỳ đỏ tươi tung bay lồng lộng. Hồn thiêng sông núi về đây, hội tụ và lan tỏa. Ấm lòng bao người con đất Việt đang hướng về cội nguồn. Khi di tích Hoàng thành Thăng Long được phát lộ, tại vị trí Cột cờ, đây là điểm chuẩn, đánh dấu đầu phía Nam trục chính của Hoàng thành. Dóng theo đường “ngư đạo” qua Đoan Môn, điểm quan trọng nhất, điểm trung tâm của Hoàng thành là Điện Kính Thiên. Cột cờ, ngọn tháp như đang vươn lên trời cao, cùng với Tam Đảo, Ba Vì phóng tầm mắt nhìn xa canh chừng sự bình yên cho Tổ quốc. Phía “chân trời góc bể” là Hoàng Sa, Trường Sa, Lý Sơn… những hải đảo thân thương; là mũi Cà Mau xanh trong bạt ngàn rừng đước, rừng tràm đặc sắc vùng rừng ngập mặn. “Sao vàng bay/ Ngạo nghễ ngắm non sông/ Phóng tầm mắt dõi chân trời góc bể/ Kia Hoàng sa, Trường Sa nằm ngăn sóng/ Che chắn đất liền từ phía bão giông”. Bất chợt nhận ra, chỉ có đứng dưới chân Cột cờ Hà Nội ta mới cảm nhận đầy đủ hồn thiêng sông núi đang hội tụ về đây để rồi lan tỏa tình yêu đất nước. Cột cờ Hà Nội, (hay còn gọi là Kỳ Đài) nằm trong số ít, hiếm hoi những công trình trong quần thể Hoàng thành Thăng Long còn nguyên vẹn; mang dáng vẻ uy nghiêm và lắng đọng, trường tồn với thời gian. Không những thế, công trình đặc biệt này còn là nơi ghi dấu những thăng trầm của lịch sử Hà thành, mang ý nghĩa thiêng liêng khi lá cờ đỏ sao vàng đầu tiên được treo lên tại đây. Kiến trúc độc đáo, kết cấu dạng tháp ngà với ba tầng đế, một thân cột hình trụ và trên đỉnh là lầu bát giác, gợi nhớ ngọn hải đăng định hướng lương tri phẩm giá con người. Ngạo ngễ với Quốc kỳ tung bay trên bầu trời Thủ đô, Cột cờ Hà Nội đứng đây nhân chứng nhiều sự kiện lịch sử quan trọng từ thế kỷ XIX đến nay và đương nhiên trở thành niềm tự hào vô cùng lớn lao đối với mỗi người dân Hà Nội nói riêng và người dân cả nước nói chung. Chạm tay vào Cột cờ Hà Nội, bắt gặp đầy ắp những sự kiện đáng nhớ đáng yêu về cốt cách lịch lãm, nhân văn, nhân nghĩa, giao hòa, quảng đại của đất và người cố đô. Chạm tay vào viên gạch bạc màu năm tháng nghe bước chân trai gái Hà thành rời nhà đi kháng chiến. Nghe Hà Nội năm 1946 hào hùng sục sôi máu lửa… Còn nhớ, ngày mười, tháng mười, năm một chín năm tư, quân dân Hà Nội reo mừng chiến thắng Giải phóng Thủ đô. Cả thành phố đổ dồn về Cột cờ Hà Nội chào đón Lễ thượng cờ Tổ quốc. Đây là lần đầu tiên Quốc kỳ của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chính thức được kéo lên, ngạo nghễ tung bay trên bầu trời bao la Hà Nội. "Đoàn quân Việt Nam đi/ chung lòng cứu quốc/ Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa...". Bài hát Tiến quân ca vang lên trên Quảng trường Ba Đình lịch sử trong ngày khai sinh đất nước Việt Nam, nay bài hát Tiến quân ca được quân dân Hà Nội hát lên trong niềm vui chiến thắng. Bài hát mang ước vọng của cả dân tộc đi qua các cuộc trường chinh vệ quốc để non sông ca khúc khải hoàn. Máu của những người con nước Việt đã tô thắm màu cờ đỏ sao vàng, để mỗi người dân được hát vang bài hát vinh quang của dân tộc Việt Nam trên Thủ đô hòa bình, thống nhất.

Sau này, trong một chuyến công tác ở Trường Sa, khi đứng trong hàng quân chào cờ duyệt đội ngũ sáng thứ hai trên đảo, tôi cứ tha thiết nhớ và hình dung buổi chào cờ đầu tiên ở Cột cờ Hà Nội vào mười năm giờ chiều ngày mười, tháng mười, năm một chín năm tư ấy. Càng hiểu tâm trạng của những vận động viên trong đại hội thể thao đứng nghiêm hát Quốc ca khi cờ Tổ quốc được trang trọng kéo lên. Một xúc cảm quen nhưng không bao giờ cũ, cứ tươi mới, cứ rưng rưng. Hát Quốc ca ngoài đảo xa, mọi người hát như chưa từng được hát, tôi đã khóc, thật sự xúc động, không thể cầm lòng. “Quốc ca vang trên sóng/ Sao mũ sáng đội hình/ Biển trào dâng cảm xúc/ Nắng sớm hoa lung linh./ Ngỡ ngàng biển lặng sóng/ Nghe rập bước quân hành/ Ngời ngời lên sức trẻ/ Trong gam màu Hải quân”. Chắc chắn tôi sẽ không bao giờ quên hình ảnh lá Quốc kỳ tung bay trên sóng biển Trường Sa cùng những ca từ, giai điệu hào hùng trong Lễ chào cờ, duyệt đội ngũ của những chiến sỹ Hải quân, Cảnh sát biển và ngư dân đang ngày đêm canh gác biển đảo, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Nhiều thế hệ người Việt Nam hát Quốc ca với nhiệt huyết từ trái tim cho dân tộc và đất nước; cho quá khứ, hiện tại và tương lai. Năm tháng đi qua, đô thị ngày càng phát triển hiện đại, Thủ đô Hà Nội uy nghiêm, sang trọng, cổ kính và hào hoa sẽ mãi còn đây những di tích, di sản văn hóa tiền nhân để lại trong đó nổi bật là Cột cờ Hà Nội. Khơi gợi trong mỗi người Việt Nam niềm tự hào dân tộc.

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Chung Tiến Lực. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.

Bài liên quan
  • Lang thang với vỉa hè Hà Nội
    Thỉnh thoảng khi bâng quơ một mình trên con đường đất ở ngoại thành tôi lại nghêu ngao câu hát: “… Hà Nội mùa này chiều không buông nắng/ Phố vắng nghiêng nghiêng cành cây khô/ Quán cóc liêu xiêu một câu thơ…” như một cách tự nhiên, những khúc ca về Hà Nội cứ đi vào lòng tôi, thuộc ở hồn tôi và thôi thúc tôi dang rộng cánh tay của mình để ôm lấy Hà Nội.
(0) Bình luận
  • Hà Nội, mùa đầu nỗi nhớ
    Tôi chậm rãi bước từng bước nhẹ nhàng trên một con phố nhỏ quanh Hồ Tây, từng chiếc lá vàng từ tốn rơi trên mặt đường tấp nập người qua lại, mặt hồ còn nhấp nhô phản chiếu những tia nắng mờ nhạt còn sót lại của buổi hoàng hôn. Dường như thời gian đang trôi chậm lại để tôi có thể cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp của miền đất Thủ đô, mà trước đây tôi chỉ có thể trông thấy qua lớp màn ảnh vô giác.
  • Ấn tượng thiên nhiên giữa lòng Hà Nội
    Dạo ấy, gần hai năm trước, nhân chuyến công tác Thủ đô, đoàn chúng tôi tổ chức chuyến thực tế thực sự ý nghĩa. Cho đến bây giờ, mọi người vẫn còn luyến tiếc, bởi với thời gian một ngày, chúng tôi chưa thể nào tiếp cận trọn vẹn không gian của “địa chỉ đó”. Cách trung tâm thành phố gần 40km về phía Tây, nơi hội tụ các sản phẩm văn hoá truyền thống của 54 dân tộc anh em. Nơi đó là “Làng Văn hoá các dân tộc Việt Nam” thuộc Khu du lịch Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
  • Vé không khứ hồi
    Viết gì đây? Khi mỗi lần nhớ đến thời thơ ấu lòng lại buồn thương da diết. Tuổi thơ yêu dấu trong lòng Hà Nội, nơi mở ra những trang màu hồng đầy ắp kỷ niệm của hai đứa chúng tôi. Nay xa rồi tất cả tầm tay với.
  • Gửi cậu của một năm sau
    Bây giờ, tớ là một cô sinh viên năm ba vô lo, vô nghĩ chuyện tương lai. Hoặc đã từng nghĩ nhưng không quá nhiều lo lắng. Một năm sau cậu sẽ làm gì? Cậu sẽ trở thành ai? Liệu cậu có tiếp tục cuộc sống nơi Hà Nội nhộn nhịp xô bồ hay trở về miền quê yên bình của riêng cậu? Tớ chắc sẽ không khuyên nhủ gì cậu đâu, nhưng tớ muốn nói với cậu, mặc cho việc kiếm việc khó khăn, mặc cho áp lực cơm, áo, gạo, tiền đè nặng lên vai cậu thì đã từng có một Hà Nội yêu thương, che chở, bảo vệ cậu đến nhường nào.
  • Hà Nội mến thương
    Quê hương là nơi chôn nhau, cắt rốn, là nơi để những đứa con xa quê nhung nhớ mỗi khi có cơn gió hiu hiu thổi qua làm dấy lên cả một bầu trời nhung nhớ. Nhưng có những vùng đất ta sẽ gặp khi bước ra khỏi luỹ tre làng, để rồi khẽ thương từ độ nào không hay. Bởi ở nơi ấy, có những kỷ niệm, có những con người làm ta cảm mến, lưu luyến chẳng nỡ rời xa.
  • Hà Nội và những người thầy
    Tôi cùng một số bạn bè đến Thủ đô, dự Lớp bồi dưỡng viết văn Nguyễn Du, do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức. Chiều cuối thu bên Hồ Tây, bốn người không chung giọng nói, cùng nhau nhâm nhi li bia hơi Hà Nội và đĩa mực khô nướng Quảng Bình. Được dịp, chuyện nổ như rang ngô, niềm vui cứ thế thăng hoa, khiến câu chuyện cũng trở nên không đầu không cuối…
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Cột cờ Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO