Danh thắng & Di tích Hà Nội

Chùa Đại Phùng (huyện Đan Phượng)

Sơn Dương (t/h) 22/08/2023 09:47

Chùa Đại Phùng hiện nay thuộc xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội.

chua-dai-phung-dp.jpg
Chùa Đại Phùng

Chùa Đại Phùng có tên chữ là Tam Giáo tự. Đại Phùng xưa thuộc xã Đại Phùng, tổng Đại Phùng hay còn được gọi là tổng Phùng mà thôn Đại Phùng vốn là một xã lớn nhất trong toàn tổng.

Chùa nằm trên một khu đất đẹp, xung quanh là vườn trồng các loại hoa, cây cảnh và cây ăn quả. Hiện tại chùa Đại Phùng gồm có Tam quan, chùa chính, nhà mẫu, nhà tổ, nhà khách. Tam quan chùa gồm 3 gian với 3 cửa khá rộng. Hạng mục này có 2 tầng, tầng trên để treo chuông, khánh với 4 bộ vì được tạo tác thống nhất theo kiểu “thượng giá chiêng hạ kẻ”, hoa văn hoạ tiết thể hiện tại các bộ vì này chủ yếu là lá lật. Tầng dưới chia 3 cửa thành 3 lối đi, riêng hàng cột quân tiền, quân hậu được làm bằng đá và đều có khắc những câu đối bằng chữ Hán. Chùa chính có bố cục kiểu chữ “đinh” gồm Tiền đường phía trước và Thượng điện nối kiểu chuôi về phía sau. Tiền đường chùa gồm 7 gian được làm kiểu tường hồi bít đốc với hai mái chảy lợp ngói ri, bờ nóc, bờ đao đắp bờ đỉnh, các bộ vì đỡ mái được làm thống nhất theo một kiểu thức trên mặt bằng 5 hàng chân cột “Thượng chồng rường con nhị, hạ xà nách rường nách, kẻ bẩy”. Trang trí trên tòa Tiền đường được làm đơn giản, chủ yếu là bào trơn đóng bén từ những súc gỗ vuông thiên về độ bền chắc và thông thoáng. Thượng điện chùa là một ngôi nhà dọc ba gian nối liền từ gian giữa Tiền đường vào. Các bộ vì tạo tác thống nhất theo một kiểu thức thượng chồng rường, hạ kẻ chuyền xà nách.

Tam bảo có xây các bệ gạch cao dần từ ngoài vào trong làm nơi tọa lạc cho hệ thống tượng Phật của chùa. Trên Tam bảo, ở vị trí cao nhất có ba pho tượng Tam thế có kích thước và tạo dáng tương tự nhau, ngồi âm dương trên tòa sen. Lớp thứ 2 có tượng A Di Đà ở giữa, hai bên có 2 tượng Quan Âm. Lớp thứ 3, ngồi chính giữa là tượng Quan Âm chuẩn đề, hai bên là tượng thị nữ. Tượng ngồi trên đài sen gồm 4 lớp cánh đơn, 3 lớp ngửa, 1 lớp úp. Tượng có niên đại vào khoảng đầu thế kỷ XIX. Lớp thứ 4 là tượng Ngọc Hoàng ở giữa, 2 bên là tượng Nam Tào, Bắc Đẩu có niên đại thế kỷ XIX. Lớp tiếp theo là tòa Cửu long. Ngoài Tiền đường có hai bộ tượng Đức Ông và Thánh Tăng. Trước Tam bảo đặt tượng Hộ pháp Khuyến thiện và Trừng ác với kích thước lớn. Ở hai bên của toà Thượng điện có hai pho tượng Khổng Tử và Thái thượng Lão quân. Đây chính là thể hiện điểm hợp dung Tam giáo: Phật - Lão – Nho.

Chùa Đại Phùng còn lưu giữ được một số di vật quý giá: 2 bia đá phong cách tạo tác thời Nguyễn, 1 khánh đá niên đại Gia Long 14 (1815), 1 khánh đồng, 9 bức hoành phi, gỗ sơn son thếp vàng, 2 biển gỗ đề bài minh, cùng một số đồ thờ tự khác...

Chùa đã được UBND tỉnh Hà Tây xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 2005./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tưởng nhớ Hoàng Nhuận Cầm: Những câu thơ viết đợi mặt trời
    Sáng ngày 10/5, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề Tưởng nhớ Hoàng Nhuận Cầm "Những câu thơ viết đợi mặt trời" nhân kỷ niệm ba năm ngày mất của nhà thơ. Tới dự buổi sinh hoạt hôm nay có đại diện ban chấp hành Hội và đông đảo hội viên, văn nghệ sĩ.
  • Kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận và những công trình “lưu dấu” Điện Biên
    Kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận nói rằng ông “không có một chút ngỡ ngàng nào về lịch sử Điện Biên”, bởi từ thuở bé, ông đã tìm hiểu lịch sử dân tộc mình. Bắt tay vào thiết kế bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ cũng là lần đầu tiên ông bắt đầu suy nghĩ một cách nghiêm túc, làm thế nào để chuyển hóa những tình cảm của mình về Điện Biên trong công việc sáng tạo. Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, khu Trung tâm hành lễ và nhà tưởng niệm nghĩa trang liệt sĩ đồi A1 là hai công trình đầu tiên khẳng định ông có duyên với mảnh đất này.
  • “Hiểu con tuốt tuồn tuột”: Bí kíp để trở thành người mẹ hạnh phúc
    Nhân Ngày của mẹ (12-5), Crabit Kidbooks liên kết với NXB Hà Nội ra mặt bộ sách “Hiểu con tuốt tuồn tuột”. Bộ sách gồm ba cuốn mang đến những gợi ý quý báu để mẹ và con có thể hiểu nhau hơn, đồng hành một cách hiệu quả.
  • Bệnh viện Trung ương Huế tọa đàm chào mừng Ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5
    Bệnh viện Trung ương Huế tọa đàm chào mừng Ngày Quốc tế Điều dưỡng 12/5 và tập huấn về “Giao tiếp chuyên nghiệp trong an toàn người bệnh và chất lượng chăm sóc”.
  • Nhóm nhạc Westlife của thế hệ 8X sẽ biểu diễn tại Hà Nội vào tháng 6 tới đây
    "Hà Nội, Việt Nam - chúng tôi rất phấn khích được công bố rằng chúng tôi sẽ trở lại gặp các bạn vào ngày 4 và 5-6. Vé sẽ được bán từ thứ hai, ngày 13-5" - fanpage chính thức của Westlife viết chiều 9-5.
Đừng bỏ lỡ
Chùa Đại Phùng (huyện Đan Phượng)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO