gia long

Nghệ thuật trang trí, chạm khắc ở bảo vật Quốc gia “Thần Oai Vô địch Thượng tướng quân”
“Cửu vị thần công” được đúc bằng đồng tại Kinh đô Phú Xuân (TP Huế ngày nay) dưới thời vua Gia Long (1762 - 1820) với nghệ thuật trang trí và chạm khắc đỉnh cao thời Nguyễn.
  • Khám phá ngã ba Tuần - nơi an giấc nghìn thu của 2 vua, 9 chúa nhà Nguyễn
    Khu vực ngã ba Bằng Lãng (xã Hương Thọ, TP Huế) là hợp nguồn tạo thành sông Hương với vị thế đất đặc biệt nên được các vua chúa nhà Nguyễn chọn làm nơi an nghỉ cuối đời.
  • Phạm Quý Thích – nhà giáo, nhà “Kiều học” tiên phong
    Phạm Quý Thích, tên tự là Dữ Đạo, tên hiệu là Lập Trai, biệt hiệu Thảo Đường cư sĩ, sinh ngày 19 tháng 11 năm Canh Thân (tức này 25 tháng 12 năm 1760), người xã Hoa Đường, huyện Đường An (nay thuộc huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương), sau dời lên kinh đô Thăng Long, ngụ tại phường Báo Thiên, huyện Thọ Xương (nay là phường Hàng Vải, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
  • Cao Huy Diệu – văn nhân ưu thời mẫn thế
    Chúng ta vốn đã quá quen thuộc với quan niệm của người xưa về mối quan hệ hai chiều giữa “địa linh” và “nhân kiệt”, trong đó yếu tố “địa linh” quyết định “nhân kiệt” và yếu tố “nhân kiệt” lại tác động làm nên “địa linh” như một chuỗi nhân quả bất tận. Thăng Long - Hà Nội vốn được xác định từ sớm với đặc trưng địa linh của mình và cũng sớm hình thành nên các làng, các vùng với những dòng họ nối đời khoa bảng. Vùng đất Phú Thị thuộc huyện Gia Lâm (Hà Nội) là một không gian địa lí như thế và dòng họ Cao ở đất này là một dòng họ như thế. Trong cả hai trục tọa độ không gian, thời gian ấy, danh nhân Cao Huy Diệu (Thế kỷ XVIII-XIX) - danh thần dưới triều Gia Long (1762 - 1820) - là một trong những con người tiêu biểu cho dòng họ Cao, cho quê hương Phú Thị và cho Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến.
  • Phạm Đình Hổ - học giả, nhà văn viết ký sự tài
    Phạm Đình Hổ (1768 - 1839) tự là Tùng Niên, Bỉnh Trực, hiệu Đông Dã Tiều, quê ở làng Đan Loan, huyện Đường An, phủ Thượng Hồng, nay thuộc xã Nhân Quyền, huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải Dương. Sinh thời, ông không phải là một nhân vật nổi bật bởi tài năng chính trị, nhưng lại nổi tiếng về văn chương học vấn, tên tuổi của Phạm Đình Hổ cũng được vua Minh Mạnh biết đến với tư cách là một trong những người có tài văn chương nổi tiếng nhất Bắc thành.
  • Vũ Trinh - cây bút canh tân thể loại truyền kỳ trung đại
    Vũ Trinh (1759 - 1828) tên tự là Duy Chu, hiệu là Nguyên Hanh, biệt hiệu là Lai Sơn, Lan Trì Ngư giả, đạo hiệu Hải Âu Hoà thượng, người làng Xuân Lan, huyện Lương Tài, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh. Ông xuất thân từ một gia đình có nền nếp thi thư. Ông nội của Vũ Trinh hiệu là Nghi Huy, đỗ Tiến sĩ đời Lê, làm quan đến Thượng thư bộ Binh; cha tên là Triệu (có sách ghi là Thiệu), cũng đỗ Hương tiến, làm đến chức Tham nghị. Vũ Trinh là người thông minh từ nhỏ, 17 tuổi dự thi Hương, đỗ Hương tiến, được tập ấm chức Tri phủ Quốc Oai, tước hiệu là Lan Trì bá.
  • Công chúa Lê Ngọc Hân với khúc Ai Tư Vãn
    Cuộc hôn nhân giữa công chúa Lê Ngọc Hân và người anh hùng áo vải đất Tây Sơn Nguyễn Huệ là một mối kỳ duyên. Lê Ngọc Hân, cô công chúa thứ chín trong số con gái vua Lê Cảnh Hưng (1740-1786) đã trở thành một nhân vật lịch sử và văn học mà tên tuổi sẽ còn mãi bên cạnh tên tuổi Quang Trung Nguyễn Huệ, người có công khai thông nền thống nhất đất nước sau hơn 200 năm bị phân chia thời Trịnh - Nguyễn, đánh tan 29 vạn quân Thanh xâm lược, giữ vững nền độc lập dân tộc, kiến lập vương triều Tây Sơn, tạo dựng một nền chính trị, ngoại giao, một nền văn hóa mang dấu ấn riêng khá rõ.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO