Danh thắng & Di tích Hà Nội

Chùa Bà Già (quận Tây Hồ)

Sơn Dương (t/h) 10/08/2023 11:30

Chùa Bà Già thuộc địa phận phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội.

chua-ba-gia-th.jpg
Chùa Bà Già

Chùa Bà Già nằm ở phía tây bắc hồ Tây, cách trung tâm Thành phố khoảng 9km. Chùa có tên gọi theo địa danh thôn là chùa Phú Gia. Hiện nay chùa thuộc phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội.

Xa xưa làng Phú Gia có tên là Bà Già hương, sau đổi thành An Dưỡng phường. Đến thời Trần, nhà vua huy động nhân dân phường An Dưỡng xuống sửa lại đền Đông Bộ Đầu và đắp thành Đại La để chống quân Nguyên xâm lược nên mới đổi tên là làng Phú Gia.

Chùa Bà Già nằm bên bờ hữu ngạn sông Hồng, cách cầu Thăng Long khoảng 1km. Chùa là một công trình kiến trúc Phật giáo ra đời khá sớm. Từ thời Lê, chùa đã có quy mô to lớn nổi tiếng, nên có câu ca:

Thứ nhất là chùa Bà Đá (Hoàn Kiếm)

Thứ nhì là chùa Bà Đinh (Thuỵ Khuê)

Thứ ba là chùa Bà Già (Phú Thượng)

Về tên gọi chùa “Bà Già” ở địa phương còn lưu truyền câu chuyện kể rằng: khi ngôi chùa An Dưỡng bị huỷ hoại có hai bà già đã phát tâm bồ đề bỏ tiền của riêng ra xây dựng, tu sửa lại chùa, tạo thêm tượng Phật, dựng gác chuông, đúc lại chuông đồng. Hiện nay tại chùa còn lưu giữ quả chuông, trên thân có ghi: “Trùng tạo trú hồng chung Bà Già tự”.

Sau lần trùng tủ này, chùa được mang tên Bà Già tự. Để tỏ tấm lòng biết ơn công đức của hai bà, dân làng đã đặt tên là chùa “Bà Già” và tạc tượng thờ tại chùa gọi là tượng hậu Phật.

Một số nhà nghiên cứu giải thích tên Bà Già là tên Nôm: Âm “Bà Già” do đọc chệch của từ Gala (pitppla) có nghĩa là lá đề, là giác ngộ đạo Phật, là cứu cánh niết bàn.

Chùa được xây dựng trên một khu đất rộng, thoáng gọi là “Quy độ đầu”, thế đất hình con rùa nằm ở phía bắc của làng. Chùa quay về hướng nam, bên trái là vườn cây ăn quả và hồ nước rộng, phía sau chùa là đường đê và sông Hồng.

Tư liệu trên tấm bia “Bà Già tự bi ký” trùng tu lớn vào tháng hai tiết xuân năm dựng tại chùa cho biết chùa được Dương Hoà thứ hai (1636). Bài văn trên quả chuông “Trùng tạo trú hồng chung Bà Già tự” niên hiệu Chính Hoà thứ 16 (1665) cho thấy: Chùa Bà Già được xây dựng trước năm 1636. Đến nay chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa. Chùa có bố cục mặt bằng kiểu chữ “công”. Từ ngoài vào chùa có các công trình: Cổng tam quan, nhà Tiền đường, Thượng điện, nhà thờ Tổ, thờ Mẫu.

Hiện nay, tại chùa còn lưu giữ bộ di vật khá phong phú và đa dạng gồm: 58 pho tròn, trong đó tượng Phật gồm 46 pho, tượng Tổ 1 pho, tượng Mẫu và các tượng khác 11 pho. Các pho tượng đều được tạo tác công phu, tinh xảo, sơn son thếp vàng lộng lẫy, mang phong cách nghệ thuật của thế kỷ XVII - XVIII - XIX.

Ngoài ra, chùa còn giữ được một số hiện vật: Hai quả chuông, trong đó có chuông “Trùng tạo trú hồng chung Bà Già tự” niên hiệu Chính Hoà thứ 16 (1665). Chuông cao 146cm cả quai, đường kính rộng 86cm, bốn mặt chuông khắc chữ Hán, dòng chữ trên chuông khắc trong hình lá đề, chuông có sáu núm, núm chuông trang trí các chấm tròn. Đồ gỗ có 10 đôi câu đối sơn son, trong đó có hai đội hình lòng mo phủ gấm; bốn bức hoành phi; một cỗ kiệu lọng đình.

Tám tấm bia đá được tạo tác bằng đá xanh trắng mịn. Trong số đó có tấm bia lớn nhất ghi “Bà Già tự bi ký” cao 90cm, rộng 51cm, dày 15cm, bia niên hiệu Dương Hoà thứ hai (1636). Trán bia trang trí hình rồng chầu mặt trời, diềm thân trang trí hoa cúc dây.

Chùa Bà Già đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1996.

Thôn Phú Gia - thôn Bà Già, nơi sinh sống của người Chăm'?

Toàn thư khi chép truyện Trần Nhật Duật có ghi nhận một địa điểm: “Nhật Duật thích chơi với người không nói cùng thứ tiếng, thường cưỡi voi đến chơi thôn Bà Già, thôn này có người Chiêm Thành ở, tên là Đa-da-li, sau gọi chệch là Bà Già, có khi ba bốn ngày mới về”.

Vậy thôn Bà Già ấy ở đâu?

Cho tới năm 1985, các nhà sử học khi nghiên cứu vấn đề ruộng đất vẫn dẫn thôn Bà Già coi như bằng chứng một vùng đất tập trung người Chăm thời Lý - Trần, nhưng chưa biết cụ thể thôn ấy ở vùng nào.

Năm 1985, chúng tôi có được đọc một bản sách cổ của thôn Phú Gia: Bản xã thần ký (ghi chép về thần của làng). Nhờ bản sách này, nghi vấn trên đã được giải đáp. Sách chép: “Thôn Phú Gia xưa có tên là thôn Bà Già, có sông Già La chảy qua. Già La là tên cổ của sông Thiên Phù. Từ thời Bắc thuộc nơi đây đã có miếu thờ thổ thần”.

Như vậy, thôn Bà Già chép trong Toàn thư chính là thôn Phú Gia nay thuộc phường Phú Thượng, quận Tây Hồ. Ngoài văn bản trên, tại đây còn một vài chứng tích vật chất: ở ngôi chùa làng hiện nay còn bức hoành phi “Bà Già tự” và một tấm bia có tên là “Bà Già tự tân tạo bi ký” khắc năm 1683.

Điều đáng chú ý nữa là ruộng đất thôn Phú Gia ngày trước có tới 80% là ruộng đất công. Và trong làng, bên cạnh những họ quen thuộc như Nguyễn, Hồ. Có hai họ ít gặp: họ Ông và họ Bố. Phải chăng đó là các họ gốc Chăm? Họ Ông sau có nhiều người đỗ đạt: đời Lê Thánh Tông có Ông Nghĩa Đạt đỗ Bảng nhãn khoa 1475. Sau đó suốt đời Lê Trung hưng có tới 7 người đỗ Hương cống (cử nhân).

Vậy mà tới giữa thế kỷ XIX hai họ này phải đổi ra là Công và Hi. Việc đổi này khá là bi hài: nguyên là vào khoảng đời Tự Đức, người hai họ này có việc phải lên quan huyện Từ Liêm. (Ngày ấy Phú Gia thuộc huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội). Viên quan này vốn tính hách dịch, đọc xong đơn, chưa xét hỏi gì, ngài phán ngay: “Bọn dân này láo, dám xưng bố, xưng ông với các quan à?”. Và thế là chữ Ông vốn gồm hai chữ Công và chữ Vũ, ngài bắt bỏ chữ Vũ nên chỉ còn lại chữ Công; còn về chữ Bố thì ngài phết hai phết lên đầu hoá thành chữ Hi. Từ đó hai họ Ông và Bố bị đổi gọi là Công và Hi.

Trở lại những cứ liệu trên, thực tế cho phép nghĩ rằng đây nguyên là một khu vực mà triều Trần (hoặc triều Lý) tập trung người Chiêm Thành, những người tự nguyện theo hoặc những tù binh. Họ có chùa riêng, chùa của làng Đa-da-li. Cái tên Bà Già mà Toàn thư cho là đọc chệch cụm từ Chăm Đa-da-li là một bằng chứng. Dù sao Bà Già không có nghĩa là một bà lão già nua mà gốc là một danh từ Chăm, song nghĩa Đa-da-li là gì thì nhờ các bạn Chăm giải thích (nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc đã trao đổi với các bạn Chăm ở thị xã Phan Rang, cho biết: Trong từ vựng Chăm không có từ Đa-da-li, song có từ Đi-da-lề, cũng đọc là A-tà-lề. Từ này có hai nghĩa: Một vùng đất trù phú; vị khai phá ra làng xóm)./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Danh sách Bí thư, Chủ tịch 126 xã, phường Hà Nội
    Sáng 30/6, Hà Nội công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, phường và chỉ định nhân sự cấp ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy Ban MTTQ Việt Nam cấp xã, phường.
  • Cơ hội trải nghiệm văn hóa truyền thống tại “Ngôi nhà chung”
    Từ ngày 1 đến 31/7/2025, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) tổ chức chuỗi hoạt động với chủ đề “Về làng trải nghiệm nét văn hóa truyền thống”. Sự kiện có sự tham gia của hơn 100 đồng bào đến từ 16 dân tộc, nhằm tạo sân chơi bổ ích ngày hè cho thiếu nhi, đồng thời giới thiệu những giá trị đặc sắc trong đời sống văn hóa của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.
  • “Gặp tôi trong tương lai”: Khơi dậy ước mơ nghề nghiệp từ trang sách thiếu nhi
    Sáng 29/6/2025, tại Nhà xuất bản Kim Đồng, lễ khai mạc trưng bày “Gặp tôi trong tương lai” đã diễn ra, mở đầu cho chuỗi hoạt động tổng kết chương trình kêu gọi ý tưởng sáng tác sách thiếu nhi. Đây là một sáng kiến được khởi xướng bởi The Initiative of Children’s Book Creative Content (ICBC), phối hợp thực hiện cùng ECUE VGEM và Nhà xuất bản Kim Đồng, với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ chương trình Investing in Women, một sáng kiến của Chính phủ Australia.
  • Khán giả Hà Nội chuẩn bị được thưởng thức kịch rối truyền thống Bunraku Nhật Bản
    Ra đời từ đầu thế kỷ 17 và phát triển rực rỡ trong thời kỳ Edo, Bunraku không chỉ là di sản văn hóa đặc sắc của Nhật Bản mà còn được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2003.
  • UNESCO trao Bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu Lạng Sơn
    Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn là minh chứng rõ nét cho nỗ lực gìn giữ và quảng bá di sản văn hóa Việt Nam cùng với các di sản văn hóa phi vật thể như tín ngưỡng thờ Mẫu, hát Then của người Tày, Nùng, Thái...
  • 9 tựa sách hay trong Tủ sách gia đình của Nhã Nam
    Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 là dịp để mỗi người lắng lại, cảm nhận rõ hơn giá trị của tình thân, của những khoảnh khắc bên nhau giản dị mà quý giá. Trong nhịp sống hiện đại, một trong những cách đẹp đẽ để giữ gìn và bồi đắp sợi dây gắn kết gia đình chính là cùng nhau đọc sách – những cuốn sách đầy yêu thương, sẻ chia và thấu cảm. Hiểu được điều đó, Nhã Nam đã kỳ công tuyển chọn và xây dựng Tủ sách Gia đình. Đây là những cuốn sách giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, lan tỏa giá trị yêu thương trong mỗi mái ấm, để mỗi em bé đều được lớn lên trong vòng tay chan chứa hạnh phúc của gia đình.
  • Phu nhân Tổng Bí thư và Tổng Giám đốc UNESCO tham dự triển lãm ảnh "Chúng tôi có thể"
    Các tác phẩm là sản phẩm tiêu biểu của dự án “Chúng tôi CÓ THỂ” – sáng kiến phối hợp giữa UNESCO và Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng đến mục tiêu trao quyền học tập và phát triển toàn diện cho phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số tại các vùng khó khăn.
  • Người đẹp Phú Yên Hà Trúc Linh đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2024
    Hà Trúc Linh - 21 tuổi, quê Phú Yên, sinh viên Đại học Tài chính Marketing TP HCM - vượt top 24 để đoạt vương miện Hoa hậu Việt Nam 2024.
  • Ra mắt sách “Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn"
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt cuốn sách "Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn", tuyển chọn các bài viết tiêu biểu của nữ trí thức trên tuần báo Phụ nữ tân văn – một diễn đàn quan trọng trong phong trào nữ quyền Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ấn phẩm dày 600 trang, do Đoàn Ánh Dương biên soạn và giới thiệu, được phát hành trên toàn quốc từ tháng 6/2025.
  • Hà Nội nêu cao tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”
    Tại kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra sáng 27/6, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố, bảo đảm thực hiện đúng phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.
Chùa Bà Già (quận Tây Hồ)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO