Danh thắng & Di tích Hà Nội

Văn Miếu - Quốc Tử Giám (quận Đống Đa)

Sơn Dương (t/h) 02/08/2023 10:08

Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở phố Quốc Tử Giám, phường Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, Hà Nội.

van-mieu-quoc-tu-giam.jpg
Khuê Văn Các 

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là nơi thờ nhà tư tưởng, nhà giáo dục Nho học vĩ đại Khổng Tử (551 - 479 TCN) cùng những học trò xuất sắc, tiêu biểu của Khổng Tử, cũng là trung tâm giáo dục hàng đầu của Nho giáo Đại Việt.

Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên, sử gia thời Lê làm quan tới chức Đô ngự sử ghi: “Mùa thu tháng tám năm Canh Tuất (1070) niên hiệu Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh Tông xây dựng Văn Miếu, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối, vẽ hình thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đã đến học tập tại đây”.

Tại Văn Miếu, tháng hai năm Ất Mão (1075) dưới thời vua Lý Nhân Tông, khoa thi có tính chất quốc gia đầu tiên, thi Minh Kinh bác học và thi Nho học tam trường đã được tổ chức.

Đến tháng tư năm Bính Thìn (1076) niên hiệu Anh Vũ Chiêu Thắng thứ nhất, triều vua Lý Nhân Tông cho lập thêm Quốc Tử Giám để mở rộng việc học cho hoàng gia quý tộc, rồi một số quan lại được chọn lọc vào học. Sang thời Trần, Quốc Tử Giám đổi thành Quốc Học viện và Quốc Tử viện, nơi giảng dạy Nho giáo cho các nho sĩ do triều đình vời đến. Thời Lê sơ ngoài việc tuyển lựa con em quan lại của triều đình, những người thi đỗ ở các lộ, phủ cũng được tuyển về học ở đây gọi là giám sinh. Những giáo quan dạy ở Quốc Tử Giám phải qua kỳ thi tuyển và những ai có văn tài, đạo đức hơn người mới được dạy ở đây.

Dưới thời Lê Thánh Tông, nhà vua tôn sùng nho học, bản thân ông học rộng, “Văn trị vũ công” đều có. Đặc biệt vua coi trọng việc giáo dục, chăm lo bồi dưỡng tuyển chọn nhân tài, trọng dụng các bậc hiền sĩ. Tháng giêng năm Quý Mão, niên hiệu Hồng Đức thứ 14 (1483), Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được tu bổ lớn. Theo đó, nhà Thái học được mở rộng thêm so với thời Trần, xây thêm giảng đường, đặt thêm kho văn sách, làm nhà cho học sinh tới học tại đây ở hai bên nhà Thái học, phía trước là khu Vũ của Văn Miếu có: Điện Đại Thành, Đông Vũ và Tây Vũ, điện Canh Phục và kho chứa đồ tế khí. Quốc Tử Giám còn được gọi là Thái Học viện.

Việc tổ chức thi cử mang tính chất quốc gia đã bắt đầu từ thời Lý nhưng tới thời Lê thì đặc biệt được mở rộng và thường xuyên hơn. Kể từ khoa thi đầu tiên được tổ chức vào năm 1075 dưới thời Lý Nhân Tông tới khoa thi cuối cùng dưới thời Lê Chiêu thống (1787), trừ các khoa Đông Các và chế khoa ra, đã có 124 khoa thi Đình, trong đó có 117 khoa thi tiến sĩ. Kết quả là từ các kỳ thi ấy đã tuyển chọn được hàng nghìn nhân tài cho đất nước, trong đó có tới 1036 tiến sĩ, 46 trạng nguyên (theo danh sách các vị được ghi tên trên 82 tấm bia đá còn lại tới ngày nay tại Văn Miếu).

Khởi sự từ năm 1484, do ý tưởng của Lê Thánh Tông, việc dựng bia tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám được tiến hành trong suốt gần 300 năm (1484 - 1780) là việc làm có ý nghĩa to lớn về giáo dục con người, động viên được hiền tài “nguyên khí của quốc gia” vào công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước. 82 tấm bia tiến sĩ là những di vật giá trị bậc nhất của di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, đặc biệt là những giá trị về lịch sử và nghệ thuật. Giám, đặc biệt là những giá trị về lịch sử và nghệ thuật. Các tấm bia đó thực sự là những pho “sử đá” đồ sộ, có nội dung phong phú, cho ta thấy được quan điểm về giáo dục thời phong kiến, bầu không khí náo nhiệt của học hành, thi cử và họ tên các bậc danh nho cũng như các địa phương, các dòng họ có truyền thống khoa bảng. Chẳng những thế, bản thân các tấm bia với hình thức thể hiện và bằng nghệ thuật chạm khắc đá điêu luyện của các nghệ nhân đương thời, là những tác phẩm nghệ thuật mang đặc trưng trong phong cách của thời đại.

Sau khi Gia Long lên ngôi, đóng đô ở Phú Xuân (Huế) thì vai trò Quốc Tử Giám của Văn Miếu - Quốc Tử Giám Thăng Long không còn nữa. Trải qua thời gian và bao biến cố, Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã không còn được như xưa. Tuy vậy, triều đại nào cũng quan tâm đến Văn Miếu và cho tu bổ tôn tạo. Năm thứ 4 Gia Long (1805), Khuê Văn Các được xây dựng trên nền lầu Tàng thư.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám hiện nay nằm trên một khu đất rộng hình chữ nhật, chiều dài 306m, mặt trước rộng 61m là phố Quốc Tử Giám, một bên là Vườn Giám, một bên là phố Văn Miếu. Văn Miếu - Quốc Tử Giám thuộc phường Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, Hà Nội. Xung quanh có tường xây bằng gạch vồ Bát Tràng, bên trong có tường xây thấp chia làm 5 khu.

Khu thứ nhất bắt đầu với cổng chính Văn Miếu môn. Trước và sau có hai đôi rồng đá nghệ thuật mang phong cách thời Lê sơ (thế kỷ XV). Lối đi ở giữa lát gạch dẫn đến cổng Đại Trung môn.

Khu thứ hai bắt đầu từ Đại Trung môn, có hai cổng nhỏ có tên là Thành Đức và Đạt Tài.

Khu thứ ba bắt đầu với Khuê Văn Các (gác Sao Khuê, sao chủ về văn học). Gác của Khuê Văn là lầu vuông tám mái, bốn bên là cửa sổ hình mặt trời, phía dưới gác có bốn cột đỡ bốn góc và để thoáng hai bên gác có hai cổng nhỏ một bên đề Súc Văn (Văn Chương hàm súc) và Bỉ Văn (Văn đẹp hay). Giữa khu thứ ba có một hồ vuông lớn gọi là Thiên Quang Tỉnh (giếng trời trong sáng) có lan can bao quanh. Hai bên hồ là hai khu vườn bia, di tích có ý nghĩa quan trọng bậc nhất của Văn Miếu. Hiện nay tại khu vườn bia có 82 tấm bia của 82 khoa thi khắc tên những người đỗ tiến sĩ. Tấm bia niên đại lâu năm nhất là khoa thi 1442. Những tấm bia tiến sĩ đều được dựng trên lưng rùa đá, một trong tứ linh, tượng trưng cho sự trường tồn.

Qua cửa Đại Thành (Đại Thành môn) tới khu thứ tư với một sân gạch rộng hai bên là hai dãy nhà Tả vu và Hữu vu. Cuối sân là nhà Đại bái và Hậu cung có kiến trúc đẹp, hoành tráng. Hậu cung có đặt tượng Khổng Tử, tượng Tứ phối - bốn học trò xuất sắc của Khổng Tử là Nhan Uyên, Tăng Sâm, Tử Tư, Mạnh Tử... tượng đều bằng gỗ sơn son thếp vàng. Tại đây còn một số hiện vật quý như quả chuông lớn Bích Ưng đại chung đúc năm 1768, tấm khánh đá đề hai chữ Thọ Xương, các nghiên mực, rất nhiều hoành phi câu đối có giá trị văn học, triết lý...

Khu thứ năm, sau nhà Hậu cung là trường Giám (nhà Thái học), nơi học tập của các thí sinh thời Lê. Đến thời Nguyễn, Quốc Tử Giám chuyển vào Huế thì nơi này là đền Khải Thánh thờ cha mẹ Khổng Tử.

Năm Tự Đức thứ 6 (1863), những tấm bia của Văn Miếu - Quốc Tử Giám, vốn ở 2 bên nhà Thái học bị xiêu đổ bỏ phế, đã được quy tập lại chuyển về đặt 2 bên Thiên Quang Tỉnh và xây 2 đình bia cùng 2 dãy nhà che bia để tránh mưa gió bào mòn. Cùng năm ấy, văn từ phía trước Văn Miếu môn cũng được nạo vét sửa sang cảnh trí. Đến năm 1865 lại dựng Văn hồ đình. Năm 1946, giặc Pháp đã phá hủy toàn bộ khu Thái học, đền Khải Thánh và 2 dãy Tả, Hữu vu bên sân tòa Đại bái. Nhân dịp kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội (năm 2000), tại khu Thái học - Khải Thánh xưa đã xây dựng 3 tòa nhà lớn, với kiến trúc cổ trên nền cũ, để phục vụ cho những hoạt động văn hóa, khoa học của Thủ đô; tại đây đã đặt tượng (bằng đồng) 4 danh nhân: Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lê Thánh Tông và Chu Văn An. Trong khu nhà Thái học mới, có Đại Hồng Chung và trống cái cỡ lớn. Hồ Văn và vườn Giám cũng được tu bổ, tôn tạo.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được tu sửa nhiều lần vào những năm 1484, 1511, 1536, 1762, 1785, 1805, 1863, 1888, 2000, 2009... vì vậy bóng dáng kiến trúc thời Lý, Trần không còn sót lại dấu vết. Phần lớn các kiến trúc tồn tại đều là sản phẩm thời Lê mạt và Nguyễn sơ, tòa Bái đường và Thượng điện là sản phẩm thời Lê mạt song cũng không phải cùng năm. Văn Miếu môn, Đại Trung môn, Khuê Văn Các, Đại Thành môn là sản phẩm kiến trúc thời Nguyễn. Nhà Tả vu và Hữu vu được dựng lại thời Pháp thuộc.

Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một di tích lịch sử mang ý nghĩa biểu trưng cho tiến trình văn hóa của Việt Nam, là một bằng chứng của sự đóng góp vào nền văn minh Nho giáo của khu vực và nền văn hóa mang ý nghĩa nhân văn của toàn thế giới. Nơi đây đã được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa ngày 28/4/1962./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
  • Đình Tư Đình (quận Long Biên)
    Đình Tư Đình còn gọi theo tên xã là đình Cổ Linh, hiện toạ lạc trên khu đất rộng ở khu vực cư trú của làng Tư Đình cổ, nay thuộc tổ dân cư số 4, phường Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội.
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • Thêm một cuốn sách về tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam
    Để giúp bạn đọc hiểu rõ và đầy đủ hơn về các tôn giáo, đời sống tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam - Hỏi và đáp” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Đỗ Thị Thanh Hương.
  • Họa mi vương vấn
    Chọn cho mình một góc quán cà phê ngoài trời, tôi nhìn dọc theo Phố sách Hà Nội. Vài ba người có lẽ là khách du lịch đang thích thú chụp ảnh và lựa sách, thi thoảng so vai, sửa lại khăn choàng khi có cơn gió ngang qua.
  • [Podcast] Dẻo thơm hương vị bánh gai làng Giá
    Nhắc tới bánh gai có lẽ nhiều người sẽ nghĩ tới bánh gai Ninh Giang (Hải Dương), bánh gai bà Thi (Nam Định) hay bánh gai tứ Trụ (Thanh Hóa), nhưng nếu một lần được thưởng thức bánh gai làng Giá - Xứ Đoài của Thủ đô Hà Nội tại huyện Hoài Đức bạn sẽ nhớ mãi. Theo quan niệm của người dân làng Giá (xã Yên Sở, H. Hoài Đức), bánh gai là thể hiện cho con người giao hòa với trời đất, âm dương, vì thế, công đoạn làm bánh phải thật công phu.
  • Hà Nội đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp
    Nhằm phát huy các tiềm năng, lợi thế sẵn có của Hà Nội để phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp (nông nghiệp tuần hoàn); Thành phố sẽ triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh phát triển khoa học và ứng dụng, chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội hướng tới phát triển nông nghiệp xanh và bền vững.
Đừng bỏ lỡ
Văn Miếu - Quốc Tử Giám (quận Đống Đa)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO