Danh thắng & Di tích Hà Nội

Nhà thờ Tổ ca trù họ Ngô (huyện Thường Tín)

Sơn Dương (t/h) 25/07/2023 14:16

Nhà thờ Tổ ca trù họ Ngô thuộc địa phận xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín, Hà Nội.

nha-tho-to-ca-tru-ho-ngo.jpg
Từ đường nhà thờ họ Ngô

Họ Ngô ở huyện Thường Tín vốn là một dòng họ có truyền thống với nghiệp hát ca trù. Trải nhiều đời, người trong dòng họ luôn tụ họp tại nhà thờ họ để cùng nhau hát ca, ôn lại truyền thống tốt đẹp, tưởng nhớ công lao to lớn mà tổ tông đã khai nghiệp. Từ đường họ Ngô khá khang trang, tại đây còn lưu giữ được nhiều những di vật quý như câu đối chữ Hán, sắc phong...

Hiện tại, nhà thờ gồm: cổng, bức bình phong và nhà thờ chính. Cổng nhà thờ họ Ngô xây theo kiểu cổng nhà cổ những năm đầu thế kỷ XX. Cổng giả hai tầng, bên trên đắp nổi ba chữ Hán “Ngô tộc môn”, dưới có các ô lồng đèn đắp cách điệu hoa giành, thân cột trụ để trống. Phía trên cùng cổng đắp hình mô phỏng tích lưỡng long chầu nguyệt. Cổng nhà thờ không đối diện với mặt trước mà bố trí ở sườn nách, qua cổng theo lối dài vào sân. Nhà thờ có 3 gian 2 chái, các bộ vì chịu lực chính được làm theo kiểu “vì kèo giá chiêng quá giang trốn một cột”. Nhà thờ chia thành 3 gian, gian giữa thờ cụ tổ Ngô Quý Công và phu nhân, hai gian bên thờ các cụ trong dòng họ. Các gian từ đường đều xây bệ thờ trang trọng. Đặc biệt ở gian giữa, bệ thờ to và cao hơn hai gian bên, phía trong cùng đặt khám thờ kép, trong khám có tượng tổ nghề và phu nhân. Khám cao 1m34, rộng 98cm, dày 75cm với ba lớp cửa trang trí. Lớp thứ nhất của diềm khám được chạm trổ công phu, phía trên cùng là hình tượng lưỡng long chầu nguyệt, xung quanh chạm tứ quý. Lớp thứ hai nhỏ hơn chạm hình một cuốn thư và tứ quý. Lớp trong cùng chạm cầu kỳ tích lưỡng long chầu nguyệt cách điệu, các cửa khám đều chạm hình một vị quan văn trong tư thế chầu, bốn góc cánh cửa chạm hình vân mây. Hai cột trụ chính với sức chịu lực và sức nặng của mái khám được tạo tác hình tròn khối với hình rồng chạm chạy dài từ phần trên xuôi xuống phía dưới. Các mặt bên đều bưng kín.

Hai bệ thờ hai gian bên đặt bài vị, bia đá thờ các cụ các đời của dòng họ. Đặc biệt gian bên phải có một tấm bia ghi việc trùng tu từ đường, niên hiệu Duy Tân thứ 5 (1911), bia cao 72cm, rộng 50cm. Cộng cả gian bên trái còn có ba bia hậu khác cùng một tấm bia nhỏ ghi danh những người con họ Ngô là liệt sĩ đã có công với cách mạng.

Theo các cụ cao niên trong vùng truyền lại, thì nhà thờ thờ cụ tổ là Ngô Quý Công, tự Phúc Khánh. Ngô Quý Công là người văn khoa võ lược, am hiểu sâu sắc về âm luật của nghệ thuật ca trù, đã từng được phong tước Đông Quận công, chức Đô đốc phủ tả đô đốc thiên phó quận công và Chính thất Diệu hầu phu nhân Mai Quý thị, hiệu Huệ Minh, tự là Châu Thực Bồ tát.

Trong tâm thức của người dân nơi đây thì trước đây dòng họ có một nhà trò trên phủ Thường Tín. Xưa, hàng năm vào tháng giêng, dòng họ tổ chức đàn ca tại chùa Mui, vì họ có đặt mộ tổ tại khu đất thuộc địa phận này.

Giáo phường ca trù họ Ngô đã được triều Nguyễn sắc phong như sau: “Sắc phong cho giáp Giáo phường, xã Đông Chiểu, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông phụng sự Linh Phù Hoàng Anh phu nhân tôn thần hộ quốc tỷ dân thật là linh ứng. Nay, trầm tử tuần đại khánh nên nhân đó ban chiếu và phong cho là Trinh khiết dực bảo trung hưng tôn thần, chuẩn hứa phụng sự. Thần hãy bảo vệ che chở cho dân ta.

Kính vậy thay!

Triều vua Khải Định thứ 9, tháng 7 ngày 25”.

Hằng năm, dòng họ thường tổ chức những ngày lễ để cùng nhau tưởng nhớ tới tổ tiên, tới những người đã có công tạo dựng sự nghiệp trong dòng họ vào ngày 22 đến ngày 23 tháng giêng âm lịch.

Nhà thờ Tổ ca trù họ Ngô đã được UBND tỉnh Hà Tây xếp hạng là di tích lịch sử - văn hoá dạng lưu niệm danh nhân năm 2007./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Nhà thờ Tổ ca trù họ Ngô (huyện Thường Tín)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO