Danh thắng & Di tích Hà Nội

Hoàng thành Thăng Long qua những phát hiện khảo cổ (quận Ba Đình)

Sơn Dương (t/h) 21/05/2023 15:42

Hoàng thành Thăng Long qua những phát hiện khảo cổ (trong khu Thành cổ Hà Nội, 12 Nguyễn Tri Phương và 18 Hoàng Diệu, quận Ba Đình, Hà Nội)

hoang-thanh-thang-long-qua-nhung-phat-hien-khao-co-quan-ba-dinh-.jpg
Dấu tích sân Đan Trì thời Lê Trung hưng tìm thấy ở hố khai quật tại Hoàng Thành Thăng Long

Kết quả ban đầu

Hoàng thành Thăng Long là một khu di tích lớn và có tầm quan trọng đặc biệt với công tác nghiên cứu sưu tầm khảo cổ học về thời kỳ phong kiến, đồng thời cũng là những chứng cứ có giá trị để chúng ta nghiên cứu các vấn đề kinh tế, chính trị, văn hoá, quân sự trong lịch sử dân tộc.

Hơn nửa thế kỷ qua, vấn đề vị trí Hoàng thành Thăng Long thời Lý và Trần đã được giới nghiên cứu sử học, khảo cổ học... quan tâm rất nhiều; song kết quả còn hạn chế, một số lần đào tìm cũng chỉ mới tiến hành ở vùng Ngọc Hà, Vạn Phúc, Hữu Tiệp, Quần Ngựa, Kim Mã, khu vực Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và một số điểm trong Thành cổ. Các vùng này từ nhiều năm nay đã đào được rất nhiều gạch ngói, đồ gốm thô, đồ đất nung, trang trí hình rồng, phượng có niên đại Lý - Trần (Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Bảo tàng Hà Nội hiện còn lưu giữ hơn 1.000 hiện vật kể trên). Các sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, “Việt sử lược”, “Dư địa chỉ” đều chép rằng khu Hoàng thành là nơi vua quan làm việc, nên kiến trúc được xây dựng khá nhiều. Chỉ tính riêng thời Lý, các vua Lý đã cho xây dựng ở Hoàng thành hàng trăm hệ thống kiến trúc như: Chính giữa là điện Càn Nguyên (Thiên An, Kính Thiên), phía đông có điện Tập Hiền và cửa Phi Long, phía tây là điện Giảng Vũ và cửa Đan Phượng, phía nam là Cao điện, thêm Long Trì, hai bên có hành lang, phía bắc (điện Thiên An) có hai điện Long An và Long Thuỵ, cạnh hai cung này phía đông có điện Phật Quang, phía tây là điện Nguyệt Minh, sau nữa lại có cung Thuý Hoa...

Đó là chưa kể Thăng Long bị ba lần đốt cháy, ba lần được xây dựng lại, chắc phế tích kiến trúc phải rất nhiều. Thế nhưng qua bốn lần khai quật và thám sát chưa hề thấy một phế tích kiến trúc nào ở các khu vực Ngọc Hà, Vạn Phúc, Hữu Tiệp, Quần Ngựa, Kim Mã nói trên. Năm 1983 - 1984, quận Ba Đình đã phát hiện và sưu tầm được một sưu tập vũ khí, đồ gốm cổ và nhiều phế tích kiến trúc. Qua nghiên cứu thư tịch và địa lý cổ Hà Nội, qua việc phát hiện thám sát nền kiến trúc cổ ở hồ Ngọc Khánh để xác định được trường Giảng Võ đã có một tầm quan trọng đặc biệt với việc nghiên cứu lịch sử Thủ đô. Hàng loạt các di vật vũ khí trên đã chứng tỏ rằng những hoạt động huấn luyện quân sự thường xuyên và phong phú đã diễn ra tại đây chắc chắn sẽ giúp ích cho việc nghiên cứu tìm hiểu về nghệ thuật quân sự ở nước ta, góp phần xác định vị trí thành Thăng Long thời Lý - Trần - Lê. Đầu năm 1998, ba di tích Đoan Môn, Bắc Môn, Hậu Lâu trong Thành cổ Hà Nội đã được Bộ Quốc phòng giao lại cho Hà Nội quản lý, việc khảo sát nghiên cứu đã được kịp thời với sự phối kết hợp của Viện Khảo cổ học - Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn (nay là Viện Khoa học xã hội - Việt Nam). Các nhà khảo cổ đã tiến hành tổ chức thám sát, khai quật và nghiên cứu dấu tích Thăng Long cổ tại ba khu di tích này và các địa điểm khác như Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Bách hoá Tràng Tiền... Kết quả bước đầu thành công tốt đẹp: đã tìm thấy dấu tích các nền móng kiến trúc thời Lê chìm sâu dưới Bắc Môn thời Nguyễn; ở quanh di tích Hậu Lê đã tìm thấy tảng đá kê chân cột chạm hoa sen thời Lý cùng nhiều hiện vật khác thời Lê. Năm 1999 - 2000 tại đi tích Đoan Môn đã tìm thấy các vỉa đá và sân gạch ở một số vị trí khác, một đoạn đường “ngự đạo” thời Trần (và cũng của thời Lý) từ cửa Đoan Môn hướng về điện Kính Thiên. Qua hiện trạng tìm thấy ở đoạn đường này, các nhà khảo cổ học đã nhận định đây là một trong những chứng tích kiến trúc cổ nhất của Kinh thành Thăng Long (Tạp chí Khảo cổ học số 3, năm 2000, tr. 11 - 31).

Kết quả của việc thám sát và khảo cổ ở các khu vực trên đã đem lại những chứng tích vật chất duy nhất và khẳng định vị trí của kinh đô Thăng Long thời Lý - Trần - Lê đều có trung tâm là ở khu vực Thành cổ Hà Nội thời Nguyễn từ dưới lòng đất ở độ sâu từ 2 - 3m.

Di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu

Từ cuối tháng 12 năm 2002, nhân khi chuẩn bị xây dựng nhà Quốc hội mới tại địa điểm 18 Hoàng Diệu, giới Khảo cổ học Việt Nam mới có cơ hội tiến hành khai quật khảo cổ quy mô lớn, và Hoàng thành Thăng Long mới được nhận diện đích thực; kết quả đã phát lộ một phức hệ di tích, di vật rất phong phú và đa dạng, để từ đó có thể dựng lại cả một chiều dài lịch sử liên tục qua nhiều triều đại của Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội. Viện Khảo cổ đã phân định khu khai quật khảo cổ học này làm 4 khu, đặt tên A, B, C, D.

Tại các khu vực này đều đã phát hiện được rất nhiều các loại hình di tích kiến trúc và di vật có niên đại xen lẫn nhau, chồng xếp lên nhau qua suốt 1.300 năm, bắt đầu từ thời Đại La (thế kỷ VII - IX), qua các thời Đinh - Tiền Lê (thế kỷ X), thời Lý (1009 - 1225), Trần (1226 - 1400), Hồ (1400 - 1407), Lê sơ (1428 - 1527), Mạc (1527 - 1592), Lê Trung hưng (1592 - 1789) và Nguyễn (1802 - 1945). Trên thế giới rất hiếm có Thủ đô một nước mà trong lòng đất còn bảo tồn được một quần thể di tích, di vật mang bề dày lịch sử - văn hoá lâu dài và có các tầng văn hoá chồng xếp, nối tiếp nhau một cách khá liên tục như thế. Đây là một đặc điểm nổi bật, góp phần tạo nên giá trị to lớn và tính độc đáo của khu di tích.

Các dấu vết kiến trúc của nhiều thời kỳ chồng xếp lên nhau, có thể nhận rõ như sau:

Lớp dưới cùng là hệ thống kiến trúc thuộc thời Tiền Thăng Long hay còn gọi là thời An Nam đô hộ phủ hoặc Đại La, thể hiện rõ qua hệ thống các cột gỗ, các nền móng kiến trúc, đường cống tiêu thoát nước, giếng nước và di vật như gạch “Giang Tây quân”, đầu ngói ống trang trí hình thú thần, mặt hề và nhiều đồ gốm sứ có niên đại thế kỷ XVII - IX.

Lớp trên kiến trúc thời Đại La là dấu vết kiến trúc thời Lý - Trần (thế kỷ XI - XIV) biểu hiện rõ qua hệ thống mặt bằng kiến trúc có các trụ móng sỏi kê chân cột, các lớp nền gạch, chân tảng đá hoa sen, sân gạch, đường ống thoát nước, đặc biệt là các loại hình di vật trang trên mái kiến trúc có kích thước to lớn và được trang trí cầu kỳ, tinh xảo. Một số vị trí có dấu tích văn hoá thời Đinh - Tiền Lê (thế kỷ X).

Phía trên cùng là lớp kiến trúc thời Lê (thế kỷ XV - XVIII) với dấu tích của các nền kiến trúc xây bằng gạch vồ, hệ thống giếng nước, đặc biệt là các loại ngói thanh lưu ly, hoàng lưu ly trang trí rồng 5 móng chuyên dùng để lớp trên mái cung điện của nhà vua và các loại đồ sử ngự dụng dành riêng cho nhà vua. Một vị trí có dấu tích văn hoá thời Nguyễn (thế kỷ XIX - XX) nhưng mờ nhạt không rõ ràng.

Những lớp đất mang dấu ấn của đủ hết các thời kỳ lịch sử trong vòng 1.300 năm qua, lại có diễn biến theo trật tự và liên tục không gián đoạn; đặc biệt là có vị trí ở trung tâm của Hoàng thành và Cấm thành Thăng Long. Khu vực này là một tài sản vô giá của lịch sử và văn hoá Việt Nam nói chung, và của lịch sử - văn hoá Thăng Long - Hà Nội nói riêng.

Khu A nằm giáp đường Hoàng Diệu, đây là khu vực đã phát hiện được nhiều dấu tích kiến trúc quan trọng, tiêu biểu như:

Phía bắc có dấu tích “kiến trúc nhiều gian” thuộc niên đại thời Lý - Trần, xuất lộ trong khu vực có chiều dài khoảng hơn 70m, rộng 18m thể hiện rõ qua hệ thống 40 móng trụ sỏi kẻ chân tảng cột, phân bố thành 10 hàng, mỗi hàng 4 trụ với 9 gian nhà.

Phía tây của kiến trúc này có hệ thống 11 cụm nền móng của loại hình kiến trúc nhỏ, được suy đoán là của II toà “lầu lục giác”, chạy theo hướng Bắc - Nam dài 82m. Những lầu nhỏ đó có thể là lầu thưởng ngoạn, là loại hình kiến trúc rất độc đáo trong các kinh thành cổ châu Á, tạo nên cảnh đẹp cho khuôn viên của quần thể kiến trúc cung điện lớn nằm trong khu vực.

Đầu phía nam của khu A có dấu tích nền nhà của hai đơn nguyên kiến trúc có quy mô to lớn, còn nguyên vẹn với hệ thống chân tảng đá hoa sen cùng sân (sân trước, sân sau) và thềm gạch có niên đại thuộc thời Lý - Trần.

Khu B nằm tiếp giáp và song song với khu A. Khu vực này đã tìm thấy rất nhiều dấu tích nền móng kiến trúc thời Lý - Trần có kích thước lớn với kết cấu nhiều gian, có kỹ thuật xây dựng và gia cố tương tự như khu A. Phía bắc khu vực này, tại hố B16 tìm thấy một phần mặt bằng của một đơn nguyên kiến trúc thời Trần với những chân tảng đá hoa sen kê chân cột có kích thước lớn (đường kính cột khoảng 52cm) còn đặt nguyên ở vị trí ban đầu.

Khu C nằm cạnh khu B, liền kề với khuôn viên của Hội trường Ba Đình. Khu vực này mới khai quật với 5 hố đào. Tuy mới khai quật ở diện tích nhỏ và chưa khai quật xong, nhưng tại hố thám sát C3 đã tìm thấy dấu vết kiến trúc thời Lý với các hệ thống móng trụ kê cột lớn hình vuông được gia cố bằng sỏi, gạch và hệ thống cọc, cột kè bằng gỗ.

Khu D nằm ở vị trí Trung tâm Thể thao Ba Đình, cạnh đường Độc Lập và ở bên cạnh khuôn viên Hội trường Ba Đình. Khu vực này đã khai quật 7 hố (D1 - D7). Tại khu vực hố D4 - D6 có các nền móng kiến trúc của nhiều thời kỳ nằm xếp lên nhau tương tự như ở khu B. Trong đó, có một mặt bằng của kiến trúc thời Lý - Trần được nhận biết rất rõ ràng qua hệ thống các hàng trụ sỏi kê chân cột, xuất lộ trong diện tích gần 450m’ với 7 gian nhà (5 gian 2 chái). Trong lòng kiến trúc này đã tìm thấy một số di vật rất quan trọng như mảnh lá vàng trang trí hình rồng thời Lý, những mảnh ngói in chữ “Hoàng Môn thự dận giám tạo” (thời Trần) và “Kim Quang điện” (thời Lê), cho biết khu vực này xưa có điện Kim quang và Hoàng môn thự.

Vật liệu kiến trúc tìm thấy ở khu khảo cổ Hoàng thành, bao gồm các loại chân tảng, thềm bậc, gạch, ngói, các loại phù điêu và tượng tròn trang trí trên mái kiến trúc đã tìm được với số lượng vô cùng lớn. Những loại hình di vật này có rất nhiều loại, nhiều niên đại, phản ánh phong phú và sinh động về đặc trưng kiến trúc, điêu khắc của mỗi triều đại qua từng thời kỳ lịch sử. Đây là khối tư liệu được đánh giá là rất quan trọng, góp phần tìm hiểu kho tàng phong phú của nghệ thuật Việt Nam trong lịch sử kiến trúc đô thị của kinh đô Thăng Long cũng như lịch sử kiến trúc truyền thống của nền văn hoá - văn minh Đại Việt.

Vật liệu kiến trúc thời Đại La (thế kỷ VII - IX), tìm được khá nhiều trong toàn bộ cả 4 khu, bao gồm các loại gạch hình chữ nhật, gạch lát hình vuông, các loại ngói âm dương, ngói ống, các đầu tượng linh thú lớn trang trí trên mái kiến trúc. Chất liệu của các loại vật liệu này có đặc trưng cơ bản là được làm bằng loại đất sét màu xám đen, rất hiếm loại được làm bằng đất sét màu đỏ.

Thời kỳ Đinh - Lê (thế kỷ X - đầu thế kỷ XI), vật liệu kiến trúc mới tìm thấy một số lượng nhỏ, gồm loại gạch lát nền hình vuông trang trí hoa sen, loại ngói úp nóc có gắn tượng uyên ương với khối hình thon thả, chắc chắn và khoẻ mạnh. Đặc biệt là viên gạch Đại Việt quốc quân thành chuyện chỉ rõ đó là gạch xây thành của nước Đại Việt.

Vô số các loại hình vật liệu kiến trúc thời Lý (thế kỷ XI - XII), đã được tìm thấy. Chúng có kích thước to lớn, trọng lượng nặng (vài chục cân đến hơn 1 tạ) làm chủ yếu từ đất sét đỏ, được tạo theo hình lá đề, hai mặt chạm khắc hình rồng, phượng, chuyên dùng để gắn trên hai đầu hồi. Bên cạnh đó còn có loại ngói úp nóc trên gắn tượng chim uyên ương rất đặc sắc.

Đặc biệt, có nhiều loại ngói lợp như: ngói âm dương, ngói ống, ngói diềm (ngói ống lợp hiên mái) và ngói mũi sen, ngói úp nóc được làm bằng loại đất sét dẻo màu đỏ tươi hay bằng loại đất sét trắng (như đất làm đồ gồm sứ). Trong số đó có nhiều loại được tráng men xanh lục hoặc men trắng, thể hiện rõ đây là vật liệu lợp mái cao cấp, dùng cho kiến trúc cung điện quan trọng.

Ngoài các vật liệu nêu trên, trong khu di tích còn tìm thấy các phiến đá làm thành bậc hay lan can được chạm khắc nổi hoa Mẫu đơn dây, vẫn sóng nước và hình rồng, phượng, các loại cối cửa (kê cho cối cửa xoay được) và chân tảng đá có chạm hình cánh sen.
Qua những hiện vật khai quật được cho thấy loại hình vật liệu kiến trúc thời Trần (thế kỷ XIII - XIV), cơ bản kế thừa và phát triển nền tảng của nghệ thuật thời Lý, nhưng cũng có thay đổi khá rõ rệt và hơi khác so với nghệ thuật Lý. Nhiều chi tiết trang trí đã được giản lược, khối hình cũng giảm độ trau chuốt, các đường cong được giảm cả về số lượng và độ uốn cong; hình hoa sen trên chân tảng có dáng bè mập hơn (ví dụ hoa sen trên chân tảng hố B16). Các tượng uyên ương gắn trên ngói úp nóc cũng được thể hiện đơn giản và mộc mạc hơn nhiều so với uyên ương thời Lý.

Vật liệu kiến trúc thời Lê sơ (thế kỷ XV - XVI), tìm được khá nhiều loại, gồm: gạch, ngói, chân tảng, thềm bậc, trong đó nhiều và phong phú nhất là các loại ngói và gạch. Đây là thời kỳ xuất hiện nhiều loại ngói ống đầu tròn trang trí in nổi hình rồng hay hình hoa cúc. Các loại đầu tượng rồng, phượng bằng đất nung trang trí đầu hồi kiến trúc cũng có tình trạng tương tự như vậy được tráng men xanh lục hoặc men vàng. Đáng lưu ý là bên cạnh loại ngói được làm bằng đất nung màu đỏ hoặc màu xám, thì phần nhiều các loại ngói được tráng men với hai màu men chủ đạo là men xanh lục (thanh lưu ly) và men vàng (hoàng lưu ly).

Vật liệu kiến trúc thời Mạc (thế kỷ XVI), cũng được tìm thấy, song có số lượng ít và loại hình không phong phú như thời Lê sơ. Loại hình được nhận diện rõ nét nhất và phổ biến nhất là ngói ống có đầu trang trí hình rồng với các thế uốn lượn tự do, sinh động. Bên cạnh đó là một số loại gạch dày hình chữ nhật.

Khác với thời Mạc, vật liệu kiến trúc thời Lê Trung hưng (thế kỷ XVII - XVIII), rất phong phú, đa dạng, có rất nhiều loại (gạch, ngói, chân tảng, thềm bậc, tượng linh thú...). Đáng lưu ý là gạch, ngói thời kỳ này thường không được tráng men như thời Lê sơ mà chủ yếu là đất nung, được làm bằng hai loại đất: đất sét đỏ và đất sét xám, loại được làm bằng đất sét màu xám phổ biến hơn và về màu sắc nó khá gần gũi với nhau của vật liệu kiến trúc thời Đại La.

Đồ gốm sứ tìm thấy trong cuộc khai quật khảo cổ:

- Gốm sứ thời Lý - Trần.

Phát hiện quan trọng đầu tiên là những đồ gồm sứ men trắng và men ngọc thời Lý. Vẻ đẹp quyến rũ của loại gốm này không chỉ bởi hình dáng, màu men mà là sự tinh xảo đến ngạc nhiên của các đồ án trang trí. Trước thời điểm của cuộc khai quật, nhiều học giả trong và ngoài nước không tin rằng thời Lý đã có thể sản xuất được những loại gốm men trắng và men ngọc đẹp và tinh xảo như đồ sứ thời Tống (Trung Quốc). Nhưng những chứng cứ mới đầy sức thuyết phục tại di tích Hoàng thành Thăng Long đã xua tan đi những hoài nghi ấy và cho thấy kỹ thuật tạo tác rất cao của người xưa.

Gốm men trắng thời Lý có độ trắng mịn và óng mượt như gốm thời Tống và phần nhiều về chất lượng đã đạt tới trình độ như gốm thời Tống. Trong số đồ sứ trắng thời Lý tìm được trong Hoàng thành, có những loại bát đĩa, nắp hộp, đài sen, bị méo hoặc cháy do quá lửa cho thấy chúng được sản xuất tại chỗ. Tại các hố ở khu D đã phát hiện được hàng nghìn mảnh bao nung gốm cùng nhiều loại con kê, dụng cụ thử men, đặc biệt là những đồ gốm lớn bị sống men, cho thấy khả năng, những lò sản xuất gốm thời Lý đã tồn tại đâu đó quanh khu vực này.

Bằng chứng quan trọng về gốm men ngọc thời Lý là nhóm bát, đĩa trang trí hoa văn in cúc dây như kiểu gốm thời Tống và nhóm bát, đĩa khắc chìm hoa sen mang phong cách Việt đặc trưng. Đây là loại gốm có chất lượng cao, men phổ biến có màu xanh ngọc sắc đậm, xương gồm trắng, mịn và có nhiều điểm khác biệt so với gốm thời Trần về kỹ thuật tạo chân đế.

Phát hiện có ý nghĩa lớn về gốm thời Lý trong Hoàng thành Thăng Long là nhóm đồ gốm men xanh lục (vert glazed). Đây là dòng gốm có màu men và hoa văn trang trí đẹp với các đề tài hoa lá, trong đó có những đồ tinh xảo trang trí hình rồng.

Tính truyền thống được kết tinh và thể hiện rõ qua đồ gốm hoa nâu uốn từng được coi là sản phẩm độc đáo và đặc sắc nhất của gốm Việt Nam. Gốm hoa nâu trong Hoàng thành tìm thấy khá nhiều. Ngoài các loại vò, chậu, thạp trang trí hoa sen, dây lá, đặc biệt ở đây là tìm được nhiều loại thạp đặc sắc, có kích thước to lớn, quanh thân trang trí hình rồng tinh tế và đẹp. Bên cạnh đó còn có nhiều loại nắp hộp hay bát, đĩa trang trí rồng, hoa sen dây theo lối “nền tô men nâu, hoa văn men trắng” tinh xảo bộc lộ vẻ đẹp sang trọng, quý phái. Đây có thể là những đồ ngự dụng (dành riêng cho vua).

Bên cạnh đồ gốm sứ thời Lý, một số lượng phong phú đồ gốm sứ thời Trần cũng được tìm thấy, bao gồm gốm men trắng, men ngọc, men xanh lục, men nâu, hoa nâu và hoa lam.

Do phát triển kế thừa trực tiếp từ gốm thời Lý, nên các loại gốm thời Trần cơ bản có phong cách giống với gốm thời Lý cả về hình dáng, màu men và hoa văn trang trí. Ngoài các loại gốm độc sắc (men trắng, men ngọc, men nâu), tại khu vực khai quật tìm được khá nhiều đồ gốm hoa này có chất lượng cao.

Nét mới riêng biệt và rất đáng lưu ý về gốm thời Trần là sự xuất hiện dòng gốm hoa lam. Loại gốm này được tìm thấy khá nhiều trong các hố khai quật và phổ biến là bát, đĩa vẽ cành hoa cúc bằng màu nâu sắt hoặc màu xanh cobalt dưới men giống như những đồ gốm đã được xuất khẩu sang Đông Nam Á, Trung Đông và Nhật Bản vào khoảng giữa thế kỷ XIV. Đáng lưu ý là tại các hố ở khu D đã tìm thấy chồng đĩa lớn về cành hoa cúc cùng nhiều chồng dính của loại gốm men đặc sắc trang trí văn máy hình khánh, chim phượng và hoa lá. Tư liệu này góp phần khẳng định thêm rằng, ngoài những dấu hiệu về lò gốm thời Lý nói trên khả năng ở đây còn có những lò gốm thời Trần.

- Gốm sứ thời Lê sơ:

Đồ gốm sứ thời Lê tìm được tại các hố khai quật có số lượng vô cùng lớn, nhưng tập trung nhiều nhất là khu vực ven triển sông cổ nằm giữa khu A và khu B.

Một trong những phát hiện quan trọng đem lại sự cảm phục của giới chuyên môn và những người say mê cổ ngoạn là sự hoàn hảo và tinh xảo khác thường của loại gốm trắng mỏng trang trí in nổi hình rồng và đồ gốm hoa làm cao cấp vẽ hình rồng, phượng. Những loại gốm cao cấp này được xác định chắc chắn là sản phẩm của lò quan ở Thăng Long. Chất lượng của chúng đã đạt tới trình độ cao không thua kém đồ sử ngự dụng của các vua đời Minh (Trung Quốc). Những hiện vật quan trọng này cho chúng ta biết về loại gốm ngự dụng đặc sắc của Việt Nam dùng trong Hoàng cung Thăng Long thời Lê sơ, thế kỷ XV. Những đồ sứ như vậy hiện nay mới chỉ tìm thấy ở hai di tích lớn và quan trọng của nhà Lê là Lam Kinh (Thanh Hoá) và Hoàng thành Thăng Long. Điều này cho thấy đây là những đồ vật quý chỉ được dùng trong Hoàng cung và những nơi liên quan đến sinh hoạt của Hoàng gia. 118 nhóm đồ gốm sứ trắng thời Lê sợ - Di tích Hoàng thành Thăng Long

Bên cạnh số lượng lớn và đa dạng các loại đồ gốm nói trên, tại khu vực khai quật còn tìm được một bộ sưu tập bình vôi còn khá nguyên vẹn, trong đó có những bình vôi đã được dùng đựng vôi để ăn trầu, những con dao nhỏ dùng để bổ cau, trầu (gọi là dao cau). Mặc dù chủ yếu tìm thấy phần chuôi, nhưng những chuôi dao cau này được làm bằng nanh, vuốt thú hay bằng loại gỗ quý xung quanh bọc kim loại màu vàng và bên trên được chạm khắc hoa văn rất đẹp. Rõ ràng trong Hoàng cung xưa tục ăn trầu cũng rất phổ biến.

Đồ kim loại tìm thấy trong cuộc khai quật khảo cổ:

Đồ kim loại bao gồm tiền đồng, các dụng cụ đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày, đồ trang sức và vũ khí cũng tìm được khá nhiều, phản ánh nhiều mặt về kinh tế, xã hội của Kinh đô Thăng Long thời trước.

Đồ dùng trong sinh hoạt gồm các loại khoá đồng, móc cửa, dao các loại. Vũ khí gồm có súng thần công, gươm, giáo, dao găm, kiếm, mũi tên, đạn... Trong đó, đáng lưu ý là khẩu súng thần công thời Lê tìm thấy ở hố A9, có trọng lượng nặng hơn một tạ, dài 1,2m và trên lưng khắc 5 chữ Hán “Nhất hiệu tứ đại súng” (Khẩu thứ nhất trong 4 khẩu súng lớn). Bên cạnh đó là thanh kiếm sắt dài thời Trần, trên thân cẩn “Tam khỉ” (ba thứ kim loại) màu bạc, đỏ và vàng.

Đặc biệt, tại khu vực hố A1 và D5 còn tìm thấy những mảnh đồ trang sức bằng kim loại màu vàng, có niên đại khoảng thời Lý, Trần, cho thấy đây là những vật dụng cao cấp dùng trong Hoàng cung.

Nhiều và phổ biến nhất trong số di vật kim loại được tìm thấy ở đây là tiền đồng, chủ yếu là tiền Việt Nam và Trung Quốc với nhiều niên đại khác nhau. Đáng lưu ý tại khu vực B11 và B17 tìm thấy hàng chục xâu với hàng trăm đồng tiền, cũng chủ yếu là tiền Việt Nam và Trung Quốc.

Kết quả nghiên cứu ban đầu của Viện Khảo cổ học năm 2006 cho biết tiền Việt Nam hiện có 35 loại, có niên đại suốt từ thời Tiền Lê đến thời Lý, Trần, Lê và Nguyễn. Đồng tiền có niên đại sớm nhất là tiền Thiên Phúc thông báo thời vua Lê Đại Hành (980 - 1055), đồng tiền muộn nhất là tiền Khải Định thông bảo thời vua Khải Định (1916- 1925).

Cũng như tình hình nghiên cứu tiền Việt Nam nêu trên, hiện nay tiền Trung Quốc tìm thấy ở khu di tích có 52 loại tiền và niên đại của nó kéo dài hơn tiền Việt Nam, bắt đầu từ thời Đông Hán kéo dài đến thời Đường, Tống, Minh, Thanh. Đồng tiền có niên đại sớm nhất là tiền Hàm Hy nguyên bảo thời vua Nguỵ Nguyên Đế (260 - 265), đồng tiền muộn nhất là tiền Gia Khánh.

Công cuộc nghiên cứu, khai quật khảo cổ khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội vẫn còn tiếp tục tiến hành. Mặc dù diện tích khai quật mới chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ so với khu vực Cấm thành và nhất là khu vực Hoàng thành, nhưng cũng đã cho phép chúng ta hình dung được phần nào cấu trúc, quy mô, diện mạo của Cấm thành Thăng Long với những di tích kiến trúc đồ sộ và những di vật tiêu biểu của đời sống sinh hoạt cung đình. Các di tích, di vật và hạ tầng văn hoá chồng xếp lên nhau một cách khá liên tục qua các thời kỳ lịch sử phản ánh trình độ và bản sắc dân tộc của một trung tâm văn hoá lớn và lâu đời nhất của Việt Nam. Nó là bộ sử chứng minh cho lịch sử Thăng Long ngàn năm văn hiến bằng hiện vật gốc, khách quan và sinh động. Đây chính là di sản văn hoá vô giá của dân tộc Việt Nam và Thủ đô Hà Nội, xứng đáng là một trong những Di sản Văn hoá thế giới.

Từ ngày 1/8/2010, di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội được UNESCO quyết định công nhận là di sản văn hóa thế giới./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 01

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Hoàng thành Thăng Long qua những phát hiện khảo cổ (quận Ba Đình)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO