Danh thắng & Di tích Hà Nội

Đình Nhạn Tái (huyện Đông Anh)

Sơn Dương (t/h) 10:34 04/05/2023

Đình Nhạn Tái thuộc thôn Nhạn Tái, xã Xuân Nộn, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Xuân Nộn là vùng đất cổ có lịch sử ra đời và phát triển từ rất sớm. Người dân nơi đây có truyền thống lao động cần cù, thông minh, sáng tạo, yêu quê hương đất nước. Thôn Nhạn Tái ở vị trí trung tâm của xã. Làng mang tên Nhạn Tái theo cách giải thích dân dã và mộc mạc của người xưa. Sở dĩ làng có tên Nhạn Tái vì nằm trên một thế đất hình chim Nhạn đang sải cánh bay về hướng đông, đầu ngoái trở lại về phía sau. Cái tên Nhạn Tái mang một ý nghĩa sâu sa mà người xưa muốn để lại cho các thế hệ mai sau. Hãy luôn luôn vươn lên phía trước nhưng đừng bao giờ quên tiên tổ, cội nguồn của chính mình.

Đình Nhạn Tái hiện nay thờ 6 vị Thành hoàng làng. Đó là Cao Sơn đại vương, Quốc Vương thiên tử Nhã Lang, Ả Lã Nàng Đê, tiến sĩ Đỗ Nhuận và hai vị phúc thần mỹ tự là Sùng Nghiệp An Dân đại vương và Cảm Ứng Uy Linh đại vương. Sở dĩ đình thờ nhiều vị như vậy là do biến thiên của lịch sử, đền, nghè và nhà thờ không còn do đó nhân dân đã tập trung bài vị, bát hương của các vị thần về đình để thờ cúng.

Vị thần có lịch sử lâu đời nhất được ghi chép trong cuốn thần phả còn lưu giữ tại đình là Cao Sơn đại vương. Ông là một nhân vật quan trọng trong điện thần của người Việt trước đây, là một trong số những vị thần thuộc hệ thống thần thoại về thời dựng nước và giữ nước đầu tiên của dân tộc ta. Ông là người có công lớn cùng Sơn Tỉnh chiến thắng quân giặc bảo vệ triều Hùng. Chính vì vậy ông luôn được đứng ở hàng thứ hai sau Tản Viên Sơn Thánh trên đền thờ núi Tản và được thờ ở nhiều nơi.
Vị thần thứ hai là Quốc Vương Thiên Tử Nhã Lang, ông đã có công trong việc gây dựng và bảo vệ vương triều Lý thời Lý Nam Đế. Sau khi dẹp xong loạn Tam Vương, ông cầm quân đi đánh giặc Chiêm Thành. Bình được phương Nam, vua Lý ban ấp cho ăn lộc ở huyện Đông Ngàn và sau khi mất, ông được vua Lý sắc phong cho làm phúc thần và được phụng thờ ở nhiều nơi.

Vị thần thứ ba là Ả Lã Nàng Đê - vị nữ thần duy nhất được thờ tại đình. Bà là nữ tướng theo Hai Bà Trưng đánh giặc, sau khi mất được nhiều nơi lập đền thờ.

Vị thần thứ tư là tiến sĩ Đỗ Nhuận, ông đỗ tiến sĩ năm Quang Thuận thứ 7 (1466). Mùa thu năm 1484 bắt đầu việc dựng bia các tiến sĩ ở Văn Miếu, ông cùng với Thân Nhân Trung vâng mệnh soạn bài ký. Trong tao đàn ông cùng Thân Nhân Trung phê bình thơ văn của vua quan đương thời. Với đất nước, ông là bậc đại thần trung quân ái quốc, với quê hương Nhạn Tái, ông là người có công khai sáng truyền thống văn hoá và là người đã giúp dân dựng lên hai ngôi chùa là chùa Chủ và chùa Rừng làm phong phú thêm đời sống tinh thần và nét đẹp văn hoá cho người dân nơi đây.

Hai vị đại vương còn lại chỉ còn duệ hiệu được ghi trên bài vị, sắc phong, là những vị thần có công giúp nước, giúp dân, được các triều đình phong kiến phong tặng để phụng thờ mãi mãi.

Đình Nhạn Tái là di tích tôn giáo tín ngưỡng truyền thống thờ các vị thần Thành hoàng làng có công với dân với nước. Đình toạ lạc trên một khu đất thoáng rộng, có quy mô bề thế với phần mái làm kiểu 4 mái, các mái trải dài và lợp ngói mũi hài. Bốn góc đao uốn cong vút nhẹ nhàng với hai mũi ngắn dài đắp nổi hai linh vật là quy, phượng. Chính giữa nóc mái đắp nổi đôi rồng lưng uốn cong mềm mại, chầu mặt trời. Đại đình gồm 5 gian 2 chái với bộ khung gỗ bề thế vững chắc. Hậu cung nối với gian giữa chạy dọc tạo nên kiến trúc lối chữ “đinh”.

Trải qua quá trình tồn tại và phát triển, đình Nhạn Tái còn bảo lưu được nhiều di vật quý mang những giá trị nhất định về lịch sử và nghệ thuật, góp phần làm tăng thêm giá trị thẩm mỹ cho kiến trúc của ngôi đình. Cuốn thần phả chữ Hán và 20 đạo sắc có niên hiệu muộn nhất là sắc Đồng Khánh thứ 2 (1887). Các di vật bằng gỗ có ngai thờ bài vị, sập thờ, cửa võng, kiệu bát cống, cuốn thư, hoành phi, câu đối có niên đại tạo tác thế kỷ XIX.

Hàng năm vào ngày 16 tháng giêng dân làng Nhạn Tái lại tưng bừng hội, thể hiện lòng biết ơn và kính trọng các bậc anh hùng thời tiền sử.

Di tích đình Nhạn Tái sẽ cùng với hệ thống các di tích với lễ hội có các trò chơi dân gian nổi tiếng của của Xuân Nộn như lễ hội kéo lửa, nấu cơm thi của thôn Lương Quy, lễ hội Kén rể của thôn Đường Yên, lễ hội Kéo rắn của thôn Xuân Nộn sẽ là địa chỉ du lịch hấp dẫn của Đông Anh và Hà Nội.

Đình Nhạn Tái đã được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 1997./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 01

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” - Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
    Tối 31/3, tại Landmark 81 (TP.HCM) đã diễn ra sự kiện ra mắt bộ phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối'. Bộ phim tái hiện cuộc sống và quá trình chiến đấu của những du kích ở Củ Chi trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • [Podcast] Bánh đúc riêu cua – Món ngon của người Hà Nội xưa
    Hà Nội là nơi lưu giữ những hương vị khó quên với những món ăn không quá cầu kỳ nhưng lại chứa đựng biết bao tinh túy của đất trời, của văn hóa, của con người, được tích tụ và lan tỏa theo chiều dài hơn 1000 năm lịch sử. Và có một món ăn dân dã, bình dị nhưng đã đi cùng bao thế hệ người Hà Nội, nhất là những ai từng lớn lên trong những con phố nhỏ. Một món ăn mà chỉ cần nghe tên thôi cũng đủ gợi lên cả một trời ký ức: Bánh đúc riêu cua.
  • Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ khởi công và xây dựng 43 cụm công nghiệp
    UBND TP Hà Nội ban hành Thông báo số 171/TB-VP ngày 31/3 về kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền tại cuộc họp rà soát quy trình thành lập cụm công nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
Đình Nhạn Tái (huyện Đông Anh)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO