Danh thắng & Di tích Hà Nội

Địa điểm di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh - Cây đa Ba Trại (huyện Ba Vì)

Sơn Dương (t/h) 05/10/2023 09:09

Trên con đường Tỉnh lộ 87 từ Sơn Tây lên Đá Chông - K9, đến địa phận xóm Trung Thượng, thôn 9, xã Ba Trại, huyện Ba Vì chúng ta sẽ nhìn thấy bên đường một quả đồi thoai thoải có một cây đa to nằm ngay ven đường, nơi đây đã ghi dấu sự kiện Bác Hồ đến thăm, động viên Đảng bộ và nhân dân xã Ba Trại, huyện Ba Vì, Hà Nội.

cay-da-ba-trai.jpg
cay-da-ho-chu-tich-ba-trai.jpg
Di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh - Cây đa Ba Trại hiện nay.

Mùa hè năm 1957 trên đường Bác về ở và làm việc tại căn cứ Đá Chông - K9. Sau khi Bác đi, nhân dân xã Ba Trại đã gìn giữ cây đa chỗ Bác đứng để ghi dấu sự kiện này, đến nay cây đa đã phát triển xanh tốt, toả bóng mát xum xuê. Nhân dân quen gọi đây là Cây đa Bác Hồ.

Nhân dân Ba Trại chủ yếu là người Mường có nguồn gốc từ vùng Hoà Bình. Theo các cụ trong làng kể lại thì cách đây khoảng 200 năm, một nhánh của người Mường tỉnh Hoà Bình đã rời làng đi tìm nơi sinh sống mới đến vùng đất phía bắc chân núi Ba Vì lập nên các trại như: Trại Sẩm (xóm Sẩm ngày nay), Trại Trám (xóm Trám ngày nay), Trại Trung (xóm Trung Hạ ngày nay),...

Là một vùng dân tộc thiểu số nhưng với truyền thống yêu nước vốn có kết hợp với ánh sáng của con đường cách mạng do Đảng và Bác Hồ dẫn dắt, nhân dân huyện Ba Vì nói chung và nhân dân xã Ba Trại nói riêng đã có những công lao to lớn đóng góp cho công cuộc kháng chiến kiến quốc. Để động viên tinh thần của nhân dân trong xã, mùa hè năm 1957 trên đường về làm việc ở căn cứ Đá Chông, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dừng chân tại xã Ba Trại, huyện Ba Vì, Người thăm hỏi tình hình sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân nơi đây, Người động viên nhân dân hăng hái lao động sản xuất để ổn định đời sống kinh tế tích cực trồng nhiều cây xanh vừa phủ xanh đất trống, đồi trọc vừa mang lại lợi ích kinh tế cho nhân dân. Sự kiện này nói lên tình cảm và sự quan tâm của Người không chỉ dành cho đồng bào vùng đồng bằng, đồng bào theo đạo thiên chúa mà tình cảm và tình thương yêu của Người còn dành cho đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng bào vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa ít có điều kiện phát triển.

Di tích địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện nay còn giữ lại được một cây đa to, trải qua thời gian hơn 50 năm kể từ ngày Bác Hồ về thăm, cây đa đã phát triển xum xuê toả bóng mát, đường kính thân cây chỗ lớn nhất khoảng 3m. Từ gốc cây có 9 cành lớn toả ra các hướng tạo cho thân cây có tán rộng, cân đối, đường kính cành lớn nhất khoảng 50cm. Từ các cành cây có các rễ cây mọc ra đâm thẳng xuống đất càng tạo cho cây có dáng vẻ cổ kính, vững chãi bám vào vùng đồi núi.

Nhằm bảo vệ di tích ghi dấu chân của Chủ tịch Hồ Chí Minh và lưu giữ những tình cảm của Người với nhân dân địa phương, UBND xã đã bảo vệ, quy hoạch di tích rộng với diện tích gần 1.000m2, xây tường bao cao 1m xung quanh ngăn cách với khu vực dân cư và đường giao thông. Bên cạnh gốc đa đã xây dựng đền thờ tưởng niệm Bác, làm đường đi, lát sân sạch sẽ và trồng thêm cây lưu niệm....

Ngay sát đường tỉnh lộ đi Đá Chông là cổng vào di tích, cổng được xây rộng 7m với 2 trụ cột 2 bên và để trống, từ cổng là đường bê tông dẫn thẳng đến chỗ cây đa. Vị trí cây đa Bác đứng nói chuyện được xây bao quanh cao hơn mặt đất khoảng 50cm với hình bát giác và bậc tam cấp, diện tích 156m2. Dưới gốc đa là 2 tấm bia ghi:

1. “Dân tộc ta, nhân dân ta đã sinh ra Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta” (Trích Điếu văn của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam).

2. “Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta!”

Đền thờ Bác Hồ được xây ngay ở bên trái gốc đa, với diện tích 110m2. Đền được xây bằng bê tông cốt thép vững chắc với 3 gian 2 chái, lợp ngói di. Bên trong đền thờ là hương án thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, tượng đồng bán thân của Bác và các đồ thờ tự khác.

Hiện nay, di tích lưu niệm này trở thành nơi sinh hoạt văn hoá của nhân dân xã Ba Trại, là nơi ôn lại truyền thống hào hùng của quê hương và là nơi tưởng niệm Bác Hồ kính yêu của nhân dân trong xã nói riêng và du khách thập phương nói chung./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • TP. Hồ Chí Minh trưng bày 17 Bảo vật quốc gia
    Từ ngày 29/6 đến 10/8/2025 tại Bảo tàng Lịch sử TP Hồ Chí Minh sẽ diễn ra trưng bày chuyên đề “Bảo vật quốc gia - Những kiệt tác di sản”.
  • Ra mắt sách tranh song ngữ “Kể chuyện Bác Hồ”
    Nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6/1925 – 6/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách tranh "Kể chuyện Bác Hồ", ấn bản song ngữ Việt – Trung.
  • Chuyện kể về Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam
    Trong hành trình mở cõi về phương Nam của dân tộc Việt Nam, các chúa Nguyễn hiện lên như những nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa, với các quyết sách chiến lược và nghệ thuật bang giao khôn khéo, đặc biệt trong quan hệ với triều đình Chân Lạp. Cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” của nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tháng 6/2025, là một công trình giàu tư liệu và cảm hứng góp phần tái hiện sinh động giai đoạn lịch sử đặc biệt ấy.
  • Người dân cần chủ động phòng tránh lũ quét, sạt lở đất do mưa lớn ở Bắc Bộ
    Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia: Từ ngày 28/6 đến 2/7/2025, Bắc Bộ có khả năng xảy ra đợt mưa rất lớn, lượng mưa có thể lên tới 100–300mm, có nơi trên 500mm.
  • Hà Nội: Đẩy mạnh xây dựng tổng thể hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai
    UBND Thành phố ban hành Công văn số 3715/UBND-NNMT ngày 25/6 về việc triển khai thực hiện Dự án xây dựng tổng thể hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai Thành phố và việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai trên địa bàn Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
  • 9 tựa sách hay trong Tủ sách gia đình của Nhã Nam
    Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 là dịp để mỗi người lắng lại, cảm nhận rõ hơn giá trị của tình thân, của những khoảnh khắc bên nhau giản dị mà quý giá. Trong nhịp sống hiện đại, một trong những cách đẹp đẽ để giữ gìn và bồi đắp sợi dây gắn kết gia đình chính là cùng nhau đọc sách – những cuốn sách đầy yêu thương, sẻ chia và thấu cảm. Hiểu được điều đó, Nhã Nam đã kỳ công tuyển chọn và xây dựng Tủ sách Gia đình. Đây là những cuốn sách giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, lan tỏa giá trị yêu thương trong mỗi mái ấm, để mỗi em bé đều được lớn lên trong vòng tay chan chứa hạnh phúc của gia đình.
  • Phu nhân Tổng Bí thư và Tổng Giám đốc UNESCO tham dự triển lãm ảnh "Chúng tôi có thể"
    Các tác phẩm là sản phẩm tiêu biểu của dự án “Chúng tôi CÓ THỂ” – sáng kiến phối hợp giữa UNESCO và Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng đến mục tiêu trao quyền học tập và phát triển toàn diện cho phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số tại các vùng khó khăn.
  • Người đẹp Phú Yên Hà Trúc Linh đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2024
    Hà Trúc Linh - 21 tuổi, quê Phú Yên, sinh viên Đại học Tài chính Marketing TP HCM - vượt top 24 để đoạt vương miện Hoa hậu Việt Nam 2024.
  • Ra mắt sách “Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn"
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt cuốn sách "Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn", tuyển chọn các bài viết tiêu biểu của nữ trí thức trên tuần báo Phụ nữ tân văn – một diễn đàn quan trọng trong phong trào nữ quyền Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ấn phẩm dày 600 trang, do Đoàn Ánh Dương biên soạn và giới thiệu, được phát hành trên toàn quốc từ tháng 6/2025.
  • Hà Nội nêu cao tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”
    Tại kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra sáng 27/6, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố, bảo đảm thực hiện đúng phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.
  • Phát động cuộc thi ảnh báo chí 'Việt Nam trên hành trình đổi mới’
    Cuộc thi ảnh báo chí “Việt Nam trên hành trình đổi mới” do Báo Nhân Dân phối hợp Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức nhằm tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, những thành tựu về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như vị thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế trong quá trình 40 năm đổi mới.
  • Hà Nội sửa đổi, bổ sung quy định phân cấp nguồn thu, chi để mô hình chính quyền địa phương 2 cấp hoạt động hiệu quả
    Để có cơ sở điều chỉnh, giao dự toán ngân sách năm 2025 cho các xã, phường sau sắp xếp đảm bảo nguồn ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ được giao từ ngày 1/7/2025, HĐND Thành phố Hà Nội ngày 27/6 đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định tại Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 08/12/2022 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách, định mức phân bổ ngân sách Thành phố và tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2023-2025.
  • Trình chiếu loạt phim đỉnh cao của Hàn Quốc tại Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3
    Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3 diễn ra từ ngày 29/6 – 5/7 sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc biệt khán giả sẽ có cơ hội gặp gỡ nhiều diễn viên Hàn Quốc.
  • Festival Nông sản Hà Nội: Thúc đẩy mô hình canh tác, chế biến và tiêu dùng nông sản gắn với văn hóa – du lịch
    Từ ngày 26 - 29/6/2025, tại quận Tây Hồ, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp UBND quận Tây Hồ tổ chức Festival Nông sản Hà Nội lần thứ 4 – sự kiện xúc tiến thương mại nông nghiệp thường niên đang ngày càng khẳng định vị thế là điểm hẹn lớn của người tiêu dùng và các nhà sản xuất nông sản trên cả nước.
  • [Podcast] Đình Mễ Trì Thượng – Nơi lưu giữ những lớp trầm tích văn hóa Hà Nội
    Trong hàng ngàn di tích lịch sử văn hóa của Thủ đô ngàn năm văn hiến, thì đình Mễ Trì Thượng là ngôi đình cổ kính bậc nhất. Ngôi đình này nằm trên gò Quy Sơn (núi Rùa), thuộc làng Mễ Trì Thượng (tên Nôm là Kẻ Mẩy). Mễ Trì Thượng không chỉ mang dáng dấp kiến trúc cổ đặc trưng Bắc Bộ, mà ngôi đình này còn là nơi lưu giữ những lớp trầm tích văn hóa của một Hà Nội đang chuyển mình theo vòng quay thời gian.
Địa điểm di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh - Cây đa Ba Trại (huyện Ba Vì)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO