Danh thắng & Di tích Hà Nội

Di tích chiến thắng cụm cứ điểm 600 Ba Vì (huyện Ba Vì)

Sơn Dương (t/h) 04/10/2023 14:52

Cụm cứ điểm 600 Ba Vì nằm trong vườn Quốc gia Ba Vì, trên lưng chừng núi Tản Viên thuộc địa phận huyện Ba Vì, ngoại thành Hà Nội - do thực dân Pháp xây dựng năm 1951, trên cơ sở khu biệt thự cũ của viên quan Sáu người Pháp Moóc Đăng.

img_8354-2048x1365.jpg
Di tích chiến thắng cụm cứ điểm 600 Ba Vì

Nơi đây, địa hình rừng núi hiểm trở, đường đi độc đạo, núi non hùng vĩ, thung khe chập chùng. Do vậy, cụm cứ điểm 600 Ba Vì có một vị trí rất lợi hại, nối liền với các cứ điểm Mỹ Khê, Ba Trại, Đá Chông (đường 87), Thủ Pháp, Chẹ (đường 89). Đứng vững ở cốt 600 địch sẽ bảo vệ, che chắn vững chắc cho thị xã Sơn Tây - cửa ngõ phía tây về Hà Nội và bao quát cả một vùng rộng lớn gồm hai bên tả ngạn sông Đà, nên chúng đã điều một tiểu đoàn lính Lê Dương; một Đại đội Commăngđô biệt kích áo đen khét tiếng tàn ác; chúng còn đặt đài quan sát và có lúc đưa cả pháo 105mm lên chiếm giữ cứ điểm.

Ngày 24/11/1951, Ban chấp hành Trung ương Đảng ra chỉ thị phá cuộc tấn công của địch ra Hoà Bình. Chỉ thị nêu rõ “Đây là cơ hội để ta đánh địch trên mặt trận Hoà Bình, trên các mặt trận khác và sau lưng địch”.

Chiến dịch Hoà Bình diễn ra từ ngày 10 đến 31/12/1951, địch bị ta đánh thiệt hại nặng trên sông Đà, trung du và đồng bằng Bắc Bộ với những chiến công được ghi vào lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam như trận Ninh Mít, Tu Vũ, Ba Trại... Để cứu vãn tình thế, thực dân Pháp điều một binh đoàn cơ động số 1 và số 4 từ Bắc Giang, Bắc Ninh lên tăng cường cho thị xã Sơn Tây tiến vào Mỹ Khê, Ba Trại, cụm cứ điểm Ba Vì trở thành khu vực tác chiến chủ yếu của chiến dịch. Với phương châm: Đánh điểm, diệt viện, trung đoàn 141 có nhiệm vụ tiêu diệt cụm cứ điểm 600 Ba Vì.

Theo kế hoạch đã định, đúng 17h30’ ngày 30/12/1951, các đại đội tập kết lực lượng tại sườn núi Ba Vì và nhận lệnh xuất kích bí mật tiếp cận địch, với quyết tâm và niềm tin vào trận đánh thắng lợi. Sau hơn 5 tiếng đồng hồ chiến đấu, quân ta đã làm chủ hoàn toàn trận địa. Tiêu diệt 120 tên, làm bị thương 32 tên, bắt sống 130 tên và thu nhiều vũ khí, quân trang quân dụng. Trận thắng lợi ở Ba Vì đã góp phần đưa chiến dịch phát triển sang giai đoạn mới. Bộ Tổng Tư lệnh quyết định trao tặng cho Trung đoàn 141 là Trung đoàn Ba Vì và Huân chương Quân công hạng Ba.

Hiện nay, di tích chiến thắng cụm cứ điểm 600 Ba Vì còn lưu giữ được một số dấu tích lịch sử ghi dấu chiến công của các chiến sĩ Trung đoàn 141 như con đường, chiếc cổng, tường bao, hầm ngầm, đường ngầm và những mảnh vỡ gạch đá trong khuôn viên di tích cùng những lời khen ngợi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp! “Các đồng chí đã chiến đấu dũng cảm, chiến thắng oanh liệt, lập công xuất sắc”...

Di tích chiến thắng cụm cứ điểm 600 Ba Vì đã được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích lịch sử cách mạng - địa điểm chiến trường ngày 3/8/2007./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • CLB Giám đốc các bệnh viện miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành
    CLB Giám đốc các bệnh viện khu vực miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành… để hướng tới người bệnh và lấy người bệnh làm trung tâm phấn đấu cho mục tiêu cung cấp dịch vụ y tế chất lượng.
  • Huy động sức dân xây dựng Thủ đô Sáng - Xanh – Sạch – Đẹp
    Với quyết tâm mạnh mẽ, cam kết tạo ra bước đột phá trong công tác bảo vệ môi trường, kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả các nguồn gây ô nhiễm, thúc đẩy phong trào chung tay hành động để xây dựng Thủ đô, UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 359/KH-UBND về việc thực hiện phong trào thi đua Sáng - Xanh – Sạch – Đẹp của Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Di tích chiến thắng cụm cứ điểm 600 Ba Vì (huyện Ba Vì)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO