Danh thắng & Di tích Hà Nội

Di tích Bác Hồ thăm công trình hàn khẩu đê Mai Lâm (huyện Đông Anh)

Sơn Dương (t/h) 06/10/2023 16:10

Mai Lâm là vùng đất cổ xưa thuộc lưu vực sông Hồng, nổi tiếng với địa danh lịch sử “Hoa lâm viên” thời Lý. Với những thành tích trong hai cuộc kháng chiến, Mai Lâm được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Đặc biệt Mai Lâm có vinh dự tự hào được đón Bác về thăm, động viên nhân dân khắc phục hậu quả lũ lụt, chống thiên tai, giành lại cuộc sống bình yên.

quan-tam-de-dieu.jpg
Bác Hồ luôn quan tâm, chăm lo tới công tác phòng, chống thiên tai

Năm 1957 xảy ra lũ lụt lớn, đoạn đê sông Hồng ở Mai Lâm bị vỡ phải tổ chức hàn khẩu. Những nhân chứng được gặp Bác nay còn nhớ như in vào một ngày tháng 7 năm 1957 trong khi đi thăm và cảm ơn một số nước đã giúp đỡ Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nghe tin nước nhà bị lũ lụt và vỡ đê ở Hà Nội, Bác về ngay và sắp xếp công việc đến thăm công trình hàn khẩu đê Mai Lâm, nơi đang khắc phục hậu quả của thiên tại.

Đoạn đê vỡ tại địa phận thôn Thái Bình - Phúc Thọ của xã. Để hàn khẩu đoạn đê này phải huy động rất nhiều bộ đội, dân công. Đoàn xe của Bác đến chỗ đê bị vỡ, Bác xuống xe rồi đến thăm công trình hàn khẩu đê. Tất cả mọi người đang gắng hết sức mình, hối hả chuyển đất, gánh đất, đóng cọc tre, chuyển các bao tai đựng đất đá để đắp đê.

Bác đến bất ngờ, tất cả đều ùa đến vây quanh Bác. Thấy hai thanh niên đang chuẩn bị vác hai bó nứa, Bác hỏi: Các cháu vác bó nứa như vậy có nặng không? Rồi Bác cúi xuống nhấc bó nứa lên thử và nói: Thanh niên mà vác thế này là không được, phải vác hơn nữa mới vừa sức. Sau đó Bác xuống hỏi thăm và nói chuyện với dân công và bộ đội. Bác hỏi: Các cô, các chú vất vả thế có được ăn no không? Thưa Bác chúng cháu được ăn đủ no ạ! Bác động viên anh chị em làm việc cho thật tốt.

Rời khỏi công trường, Bác vào thăm thôn Du Nội, đây là nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của trận vỡ đê, xóm làng ngập cát, không trồng cấy được gì. Khi Bác vào làng, nhân dân trong xóm nghe tin Bác đến thăm ra đón Bác thật đông. Bác vừa đi vừa hỏi cán bộ và nhân dân trong thôn Du Nội với giọng nói đầm ấm thiết tha như người cha đi xa lâu ngày nay mới trở về.

Bác hỏi: Vỡ đê như vậy nhân dân bị thiệt hại có nhiều không? Một đồng chí cán bộ trả lời: Thưa Bác, đất cát bồi cao lắm ạ, có nhà lên tới mái tranh. Bác lại hỏi: Thế đất cát thì làm được gì? Thưa Bác ở đây đất bồi cát thì chỉ trồng được mía thôi ạ! Bác nói: Được đấy, các chú cố gắng mà lo cho dân. Bác lại hỏi: Ở đây đã sửa sai chưa? Thưa Bác ở đây đã sửa sai rồi ạ! Bác hỏi: Người được sửa sai có mặt ở đây không? Lúc đó có cụ Tịnh là người trong làng mới được sửa sai trả lời: Có tôi ạ! Bác hỏi xuống thành phần nào? Xuống trung nông ạ! Bác nói như thế là được rồi. Bác chỉ vào bể nước nhà ông Xuân rồi hỏi: Cái bể nước kia, một người vác có được không? Thưa Bác không ạ! Bác nói: Thế thì phải tổ chức đổi công, thành lập hợp tác xã để sản xuất mới thành công. Sau đó Bác ra về, cả làng lưu luyến tiễn Bác ra xe.

Thực hiện lời dạy của Bác, với truyền thống lao động cần cù nhân dân Mai Lâm đã biến đồng bãi cát thành những bãi mía cho năng suất cao, thành lập hợp tác xã. Đến nay bộ mặt nông thôn ở xã Mai Lâm đã thay đổi diện mạo, đường làng ngõ xóm phong quang rợp bóng cây xanh, nhà cao tầng mọc lên san sát, đời sống của nhân dân no đủ, đời sống văn hoá tinh thần được cải thiện đáng kể. Quê hương có bề dày lịch sử và truyền thống khoa bảng đã và đang phấn đấu bằng chính sức lực của mình để xứng đáng với danh hiệu cao quý mà Đảng và Nhà nước phong tặng. Mong muốn lớn nhất của nhân dân Mai Lâm là xây dựng được một nhà bia tưởng niệm nơi Bác về thăm, ghi dấu khoảnh khắc lịch sử quý giá mà Bác đã dành cho nhân dân Mai Lâm./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Đền Voi Phục – Dấu ấn lịch sử, văn hóa Thăng Long - Hà Nội
    Đặt chân đến Thủ đô Hà Nội - nơi từng viên gạch, từng mái đình, từng cổng làng đều mang theo hơi thở của lịch sử hơn một nghìn năm. Cho đến ngày nay, giữa lòng Thành phố Sáng tạo của UNESCO đầy nhộn nhịp, vẫn có những nơi như đền Voi Phục thuộc phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình như nằm ngoài dòng chảy của thời gian, nơi mà quá khứ và hiện tại giao thoa trong từng nếp rêu phong.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Thiền đào
    Chàng vẫn âm thầm dõi theo những bài viết của nàng và không bỏ sót bất kỳ phóng sự nào về nàng. Đôi mắt nàng khi bảy tuổi hay của bây giờ vẫn vậy. Xoáy xiết, ám ảnh. Nhấn chàng xuống đỉnh vực. Vẫy vùng. Ngộp thở. Toàn thân không trọng lượng. Đôi vực sâu đồng tử đã xoáy chàng đến một nơi quen thuộc. Là dinh đào, khi ấy chàng đang ở tuổi mười ba.
  • Tủ sách Văn hóa Việt của Chibooks sắp có thêm 2 tác phẩm mới
    Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) vừa ký kết hợp đồng xuất bản sách với tác giả Đỗ Quang Tuấn Hoàng về việc xuất bản 2 tác phẩm “Việt Nam – Ăn mặc thong dong” và “Ngàn năm trà Việt”. Sách dự kiến sẽ ra mắt độc giả vào tháng 4/2025. Ngoài ấn bản tiếng Việt, sách cũng sẽ được dịch sang tiếng Trung nhằm quảng bá văn hóa Việt ra thế giới.
  • Phường Hoàng Liệt (Hoàng Mai): Tự hào 70 năm trưởng thành, phát triển
    Ngày 29/3, Đảng ủy-UBND-Ủy ban MTTQ Việt Nam phường Hoàng Liệt long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập xã, phường Hoàng Liệt (2/4/1955-2/4/2025).
  • Ngành Y tế Hà Nội tăng cường kỷ luật, kỷ cương, hết lòng phục vụ người dân
    Ban Giám đốc Sở Y tế Hà Nội vừa có thông báo về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; chấn chỉnh lề lối, tác phong làm việc; nâng cao trách nhiệm trong thực thi công vụ của công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan Sở Y tế Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Di tích Bác Hồ thăm công trình hàn khẩu đê Mai Lâm (huyện Đông Anh)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO