Danh thắng & Di tích Hà Nội

Đền Thượng Cát (quận Bắc Từ Liêm)

Sơn Dương (t/h) 24/07/2023 15:23

Đền Thượng Cát hay còn gọi là đền Tam Giáo, hiện nay thuộc phường Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

den-thuong-cat.jpg
Đền Thượng Cát thuộc địa phận phường Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Ở nước ta, từ lâu đời, ba tôn giáo là Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo đã phát triển và hoà hợp. Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết năm Âu Mão (1195) vua Lý Cao Tông mở khoa thi về Tam giáo (Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo) ai đỗ được bổ làm quan. Trong bài minh khắc trên chuông chùa Thanh Lâm (thôn Nguyên Xá, xã Minh Khai, huyện Từ Liêm) đúc năm Cảnh Thịnh (1799) do ông Trần Bá Lãm đỗ Tam giáp Tiến sĩ khoa Đinh Mùi (1787) làm quan tới chức Hàn lâm viện hiệu thảo đời Lê, sau theo giúp vua Quang Trung, có đoạn về “Tam giáo đồng nguyên” như sau: “Tam giáo thịnh suy, bĩ thái cũng thấy đều có từng thời. Song điều đó đáng quý đối với chúng ta là thời thế thế nào thì phải xử sự cho đúng như thế ấy...”.

Ba tôn giáo song song tồn tại hàng nghìn năm nhưng cũng hiếm có nơi cùng thờ các vị thánh cả ba tôn giáo. Đền Tam Giáo ở Thượng Cát là nơi thuộc loại hiếm thấy. Đền có tên chính là Châu Đài (Thiên Đài ở đất quân thần Châu), vì thờ cả ba tôn giáo nên còn gọi là đền Tam Giáo.

Đền xây trên một bán đảo ba mặt là hồ, nấp dưới bóng cây cổ thụ âm u. Kiến trúc nhỏ nhưng đẹp. Xưa đền chỉ là một am nhỏ, đến năm Thành Thái thứ 4 (1892) các nhà nho Đàm Văn Tuyên (Thượng Cát), Ngô Tình (Hạ Cát), Nguyễn Văn Liễn (Đông Ba) đã chủ trì dựng lại đền quy mô còn lại đến nay, được ghi lại trong tấm bia trùng tu và danh sách những người công đức xây dựng đền và lập hội thiện.

Năm 1907 ông Trần Thuý có nhà ở phố Hàng Gai tham gia phong trào Đông Kinh nghĩa thục ở nội thành về làng dùng ngôi đền làm nơi hội họp các nhà nho giảng sách của các nhà yêu nước. Sau đó phong trào Đông Kinh nghĩa thục bị đàn áp, các ông Trần Thuý, Đàm Văn Tuyên, Nguyễn Văn Bảo bị Pháp bắt xuống phủ Hoài Đức. Ông Trần Thuý bị đày ra Côn Đảo, mọi người ở nhà sợ nên đốt hết kinh sách.

Về sau những người xây dựng ngôi đền củng cố hội thiện, cử ông Đàm Hiến Chương mở lớp dạy chữ Hán cho con em trong hội. Hội chuyên làm việc từ thiện giúp đỡ người nghèo. Di vật còn lại ngoài tấm bia trùng tu dựng năm 1892, còn có quả chuông đồng đúc năm 1891. Đặc sắc nhất là 45 pho tượng các vị thần của ba tôn giáo.

Trên cùng cao nhất là hai vị Tổ của dân tộc Việt Nam là Lạc Long Quân và Âu Cơ. Phật giáo có đức Thích Ca, Quan Âm Bồ tát, Từ Đạo Hạnh. Nho giáo có tượng vị Tổ là Khổng Tử, Hưng Đạo vương và vợ là Trần Nguyên Phi. Đạo giáo có tượng Thái thượng Lão quân và 12 pho các Tiên Đồng, Ngọc Nữ, thánh Mẫu...

Nhiều đồ thờ tự có giá trị như bộ tam sự, bình hương đồng, bộ bát bửu bằng đồng, đôi hạc cao 2,30m...

Đáng chú ý Hội Thiện được lập ra đã một thế kỷ nay vẫn tồn tại và phát triển. Hiện nay có 370 hội viên ở các làng trong hai xã Thượng Cát và Liên Mạc có xây dựng quy chế hoạt động từ thiện là thành viên trong Mặt trận Tổ quốc xã, lấy ngôi đền làm trụ sở hội. Hội đã làm được rất nhiều việc tốt.

Đánh giá về di sản “Tam giáo đồng nguyên”, đồng chí Vũ Oanh, Uỷ viên Bộ Chính trị Đảng Cộng Sản Việt Nam đã viết: “... Thời Trần lấy việc thực hiện dung hợp văn hoá gắn với coi trọng phát huy giá trị truyền thống dân tộc đã đưa vào giáo dục cả tinh hoa tư tưởng Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, đáp ứng các yêu cầu đa dạng của đời sống chính trị, văn hoá, xã hội, kể cả nhu cầu kinh tế phức tạp của tôn giáo, tâm linh tạo ra nội lực của khối đoàn kết dân tộc...”.

Đền Thượng Cát (đền Tam Giáo) đã được Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 2002./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Câu chuyện truyền thanh: Cảnh sát biển Việt Nam có được hoạt động ngoài vùng biển Việt Nam không?
    Theo Khoản 2, Điều 11 Luật Cảnh sát biển Việt Nam quy định, trong trường hợp vì mục đích nhân đạo, hoà bình, đấu tranh phòng chống tội phạm vi phạm pháp luật, cảnh sát biển Việt Nam được hoạt động ngoài vùng biển Việt Nam...
  • Khởi động Giải Mai Vàng lần thứ 30 - năm 2024
    Năm nay, Giải Mai Vàng sẽ mở rộng đến 3 thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh, với một vòng đề cử được tổ chức từ ngày 15/9 đến 25/11. Độc giả có thể tham gia đề cử thông qua Báo Người Lao Động điện tử (nld.com.vn) và trang web chính thức của Giải Mai Vàng (maivang.nld.com.vn).
  • Ngọn đèn vàng trong căn bếp phố cổ
    Mỗi lần đi du lịch ở trong và ngoài nước, điều tôi không thích nhất ở các khách sạn là họ toàn dùng ánh sáng đèn vàng, cứ nhờ nhờ, sáng chả ra sáng, tối không ra tối. Đa phần mọi người đều nói dùng đèn vàng như thế mới sang trọng, nhưng tôi thì không. Cũng là bởi cứ mỗi khi gặp ánh đèn vàng, ký ức tôi lại dội về căn nhà xưa cũ trên phố cổ những năm sáu mươi, bảy mươi của thế kỷ trước với căn bếp ám khói và ngọn đèn vàng mờ mịt.
  • [Podcast] Câu chuyện truyền thanh: Cảnh sát biển Việt Nam có những nhiệm vụ gì
    Sao hôm nay cô người yêu của anh lại buồn thế nhỉ?/ Em ra đây để tìm cảm hứng cho đề tài sắp tới, thế mà đến giờ vẫn chưa nghĩ ra được gì cả, trong khi đó sắp hết thời hạn đăng ký rồi/ Đề tài là gì? anh có giúp được gì không?/ Bây giờ thanh niên đang phát động viết về chủ đề biển đảo quê hương...
  • Hà Nội: Thành lập Hội đồng thẩm định, đánh giá xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2024
    UBND Thành phố ban hành Quyết định số 4762/QĐ-UBND ngày 12/9/2024 về việc thành lập Hội đồng thẩm định, đánh giá xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2024 của các Sở, cơ quan tương đương Sở và UBND các quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội.
  • Hội An quy định chỉ hộ gia đình văn hóa mới được làm lưu trú đón khách
    Theo quy định mới, ngoài việc đạt danh hiệu "Gia đình văn hóa tiêu biểu", các hộ gia đình đón khách cần có sinh hoạt gắn liền với các hoạt động truyền thống như sản xuất, kinh doanh nghề thủ công, hoặc các hoạt động văn hóa - nghệ thuật để du khách có thể tham gia trải nghiệm.
  • Rộn ràng Đêm hội Trăng rằm tại quận Tây Hồ
    Tối 15/9, UBND quận Tây Hồ phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức “Đêm hội Trăng rằm" và xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa năm 2024 tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ.
  • Nhiều nhà hát tổ chức đêm nghệ thuật quyên góp ủng hộ người dân vùng lũ
    Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng yêu cầu các chương trình nghệ thuật phải đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế, thể hiện đạo lý tương thân tương ái, đoàn kết của dân tộc, kêu gọi nhân dân cả nước đồng lòng hướng về hỗ trợ đồng bào và các địa phương đang gánh chịu hậu quả nặng nề của bão lũ.
  • Huyện Quốc Oai ra quân tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả sau mưa lũ
    Ngày 15/9, huyện Quốc Oai tổ chức lễ phát toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
  • Hà Nội: Xúc động thanh niên tình nguyện “cứu” lúa cho đồng bào mùa mưa bão
    Cùng với cấp ủy, chính quyền, lực lượng công an, quân đội… tham gia khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra trên địa bàn Thành phố Hà Nội; đoàn viên thanh niên của Thủ đô là lực lượng xung kích, nòng cốt. Trong đó, màu áo xanh tình nguyện ngâm mình trong ruộng nước, hỗ trợ người dân thu hoạch lúa để giảm thiểu thiệt hại cho đồng bào đã chạm đến trái tim của cộng đồng, xã hội.
Đền Thượng Cát (quận Bắc Từ Liêm)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO