Cuộc thi viết Hà Nội & Tôi

Xanh nước mặt hồ soi bóng Thủ đô

Chung Tiến Lực 08/06/2023 17:12

Hà Nội là một trong số ít thành phố trên thế giới có nhiều hồ nước tự nhiên. Mặt nước hồ như tấm gương trong veo soi bóng Thủ đô ngàn năm văn hiến. Hồ nước không chỉ là những lá phổi xanh điều hòa không khí, là bản sắc riêng có của đô thị mà còn là những thắng cảnh tuyệt đẹp, thiên nhiên ưu ái tặng cho vùng đất “địa linh nhân kiệt”.

anh-ho-guom-ha-noi.jpg
Như chiếc lẵng hoa tươi, Hồ Gươm là điểm nhấn bình lặng giữa Thủ Đô sôi động luôn nườm nượp người xe. (ảnh: internet)

Người Hà Nội thân yêu gọi Hồ Gươm là trái tim của Hà Nội. Nằm ở trung tâm Thủ đô, Hồ Gươm được ba con đường rợp mát bóng cây bao quanh như thêu móc chiếc khung tranh ôm ấp mặt hồ. Nhắc đến Hồ Gươm là nhắc đến điểm hẹn lý tưởng của bốn mùa rực rỡ nắng, gió và cờ hoa. “Xuân xanh, Hè đỏ, Thu vàng, Đông bạc”. Mùa đi qua Hồ Gươm với nhưng gam màu tươi sáng làm nên một bức tranh mầu nước tuyệt mỹ. Như chiếc lẵng hoa tươi, Hồ Gươm là điểm nhấn bình lặng giữa Thủ Đô sôi động luôn nườm nượp người xe. Nơi đây vừa là danh lam thắng cảnh vừa là di tích lịch sử của đất “rồng bay”. Hồ Gươm say đắm với những cành liễu rủ trong màn sương huyền ảo mùa đông, lộng lẫy trong cơn mưa lá vàng trải thảm mùa thu, bay bay mưa bụi mùa xuân và náo nức đỏ phượng mùa hè. Và riêng mùa hè thi vị: “Tháp bút thả thơ trên mặt hồ/Dịu dàng liễu rủ lá làm ô”, Hồ Gươm lồng lộng gió nồm nam rười rượi mát lành. Cong cong cầu Thê Húc nối sang đền Ngọc Sơn và rêu phong Tháp Rùa là nét họa tài hoa khiến ai chia xa chỉ cần nhắc tên thôi cũng thấy nao lòng: “Uốn cong đáy nước cầu Thê Húc/Soi bóng Hồ Gươm nét cố đô”. Sống ở Hà Nội, ai đấy cũng thích mỗi tuần ghé qua Hồ Gươm như là để tìm lại chính mình trong hào sảng: “…Đây lắng hồn núi sông”, để rồi ung dung thả hồn theo nhịp sống đô thị. Mùa đi qua Hồ Gươm khơi gợi và quyến rũ lạ thường. Mùa về trên phố là bùa mê kích động lòng người bởi âm hưởng và giai điệu mới, cũ cứ đan xen chộn rộn trong tâm trí.

Hồ Tây, nguồn cảm hứng bất tận của thi ca, là góc lãng mạn nhất trong bức tranh phong cảnh Hà Nội đa màu, đa thanh, là hiện thân của sự trong trẻo, phóng khoáng và đầy mơ mộng. Nét đặc sắc và đặc trưng của Hồ Tây là sương mỏng mặt hồ bay lơ lửng, lãng đãng. Ơi làn sương mỏng mảnh như không như có, như khói lại như hơi, cứ huyền huyền, ảo ảo mơ và thực. Hồ Tây bao la sóng mắt võng, sóng dệt họa tiết hình thoi trên mặt hồ nước biếc. Sóng nước lô nhô phản chiếu ánh nắng mặt trời lấp lóa bạt ngàn những bông hoa nắng lung linh. Chỉ có ở Hồ Tây mới nhìn được mặt trời lên và mặt trời lặn trên bầu trời Hà Nội. Sáng sớm tinh mơ, ông mặt trời như một chiếc mâm son nhô lên từ chân sóng, có những chiếc thuyền thể thao đang mải miết đua nhau như một nghi lễ đón chào ngày mới. Nhưng phải là cảnh hoàng hôn, Hồ Tây mới thực sự là kỳ quan, kỳ diệu. Hoàng hôn, Hồ Tây khoác trên mình chiếc áo màu đỏ vàng, khơi gợi nhiều xúc cảm và trở thành nguồn cảm hứng cho những người yêu thơ bay bổng, cho những người săn ảnh mê ly, đắm đuối những khung hình. Những ai qua đây khi hoàng hôn buông xuống cũng muốn dừng chân để ngắm cảnh trời mây nước giao hòa, để ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ đáng yêu về một Hồ Tây được “dát vàng ròng” đang lấp lánh ánh vàng. Đến với Hồ Tây như người bạn tri âm tri kỷ, lòng ngân lên câu hát: “Khi nào anh đau khổ, hãy tìm đến với em…”. Hồ Tây nghe và cảm được hết mọi tâm sự thổ lộ buồn vui và chia sẻ chân tình. Nhất là những chiều mùa hè khi nhìn những cành phượng thả cành buông lơi trên mặt nước hay đêm mùa thu thong thả bước dưới ánh đèn vàng. Chỉ cần đi dạo một đoạn đường thôi trên mép nước, bao nhiêu trăn trở, buồn bực sẽ tan biến và bình yên trở lại.

Hồ Thiền Quang, hàng cây sữa, hàng cây cổ thủ râm mát quanh năm với nét đẹp chân phương dịu dàng. Một trong những “đặc sản” làm nên vẻ đẹp của hồ Thiền Quang chính là những gốc hoa sữa cổ thụ. Mùi thơm thơm hoa sữa thoang thoảng lan tỏa trên mặt nước trong xanh, níu kéo tâm hồn bao thế hệ người Hà Nội. “Hai đứa đi trong mùi hoa sữa/Hồ Thiền Quang mờ trăng và sương”.

12079455_913308178747290_5287567019991961891_n.jpg
Hồ Thủ Lệ là một trong những hồ đẹp của thủ đô Hà Nội (ảnh: internet)

 Hồ Thủ Lệ, giữa hồ là dải đất hình giọt nước mắt, nên có tên Thủ Lệ thật gợi. Hồ nằm trong công viên Thủ Lệ, điểm thăm quan của các em thiếu nhi do nơi đây có rất nhiều động vật hoang dã được nuôi dưỡng và bảo tồn. Hồ cũng một thời nổi tiếng bởi hàng cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi bao quanh. Hồ Thủ Lệ là một trong những hồ đẹp của thủ đô Hà Nội, giáp hai đường Kim Mã và Nguyễn Văn Ngọc, cạnh khách sạn Deawoo và trong khuôn viên công viên Thủ Lệ…

 …Hồ Trúc Bạch, hồ Bảy Mẫu, hồ Ngọc Khánh, hồ Nghĩa Đô… Những hồ nước ở Hà Nội không chỉ là lá phổi xanh điều hòa không khí mà còn là nét đặc sắc của Hà Nội, góp phần tạo nên vẻ đẹp riêng có của Thủ Đô ngàn năm văn hiến. Sự có mặt của những mặt hồ như những “nàng thơ” dịu dàng dài tay xoa dịu cái bức bối của không gian đô thị.

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Chung Tiến Lực. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.
Bài liên quan
  • Hà Nội trong tôi
    Sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn quê nghèo với dòng nước phù sa của con sông Nhuệ. Quanh năm chỉ có công việc đồng ruộng, cấy cày và trồng rau. Cuộc sống bán mặt cho đất, bán lưng cho trời cứ đeo bám những người nông dân quê tôi qua bao đời. Cuộc sống vất vả nên từ nhỏ tôi đã biết thế nào là cấy, là nhổ mạ, là tát nước... Nhưng đã để lại trong tôi bao kỷ niệm về một thời thơ ấu trên mảnh đất vùng ngoại ô Hà Nội.
(0) Bình luận
  • Hà Nội của tôi
    Hà Nội của tôi! Những năm tuổi thơ tôi thích cùng chúng bạn đi tàu điện leng keng ra Bờ Hồ chơi. Chúng tôi chạy lăng xăng trên cầu Thê Húc, chiếc cầu nhỏ cong cong như đi vào cổ tích, cùng ngắm những làn sóng lăn tăn lấp lánh trong nắng ban mai, cùng háo hức chờ ông Rùa nổi lên mặt nước, như chờ xem truyền thuyết Hồ Gươm. Tôi cũng rất thích trò chơi trốn tìm, núp mình sau những thân cây cổ thụ nghiêng nghiêng bên hồ, ngồi ngắm tháp rùa, đón làn gió mênh mang thổi qua mặt hồ xao động và thưởng thức kem Tràng Tiền. Chúng tôi có tuổi thơ thật êm đềm và lúc đó chúng tôi không hề biết chiến tranh đang đến rất gần.
  • Hoài niệm Phớớ ơơơ!!!
    Hà Nội rực rỡ sang xuân, dịu dàng mùa thu gió heo may, tĩnh lặng trước trời đông buốt giá để rồi lại bừng lên nắng vàng gay gắt đón hè về. Thủ đô bốn mùa đều mang vẻ đẹp và thức quà riêng cho những con người biết tận hưởng và nâng niu. Những tháng hè oi ả đã ghé thăm thành phố mà tôi yêu, chốn Hà thành vốn yên bình giờ đây căng mình trước vòng xoáy cuộc sống và sự khắc nghiệt của thời tiết.
  • "Hoa" trong Hà Nội
    Từ bé, tôi ấp ôm giấc mộng được sinh sống và học tập ở Thủ đô Hà Nội mặc dù tôi chỉ biết đến Hà Nội qua ti vi và những mùa hoa bà kể. Hà Nội 12 mùa hoa, bà đều đưa tôi lạc vào những khung trời nên thơ, cổ tích. Tôi cũng mang trong mình nỗi bâng khuâng, bồi hồi xao xuyến như kiểu mình là đứa con xa quê vọng nhớ về cố hương của mình vậy. Mặc dù từ nhỏ tới lớn, tôi chưa hề được đặt chân đến Hà Nội để chiêm ngưỡng trực tiếp vẻ dịu dàng đằm thắm, đường phố nên thơ với những cánh hoa rụng rơi phủ khắp lối về.
  • Có một mùa lá rụng trong ký ức ở Hà Nội
    Sáng nay, khi mải mê với công việc ở văn phòng trong một tòa cao ốc ngột ngạt giữa Sài Gòn, tôi bất ngờ nhận được tấm bưu thiếp nhỏ từ cô bạn thân đang sống ở Hà Nội. Khẽ khàng mở chiếc phong bì chứa tấm bưu thiếp, lòng tôi chợt nao nao khi nhìn thấy hình ảnh cả góc phố ngập tràn lá vàng. Chợt nhớ chỉ cần bước sang tháng 10 cũng chính là thời điểm cuối mùa thu ở Hà Nội, khi thời tiết bắt đầu se sắt lạnh vào những buổi sớm mai, gió heo may lành lạnh phủ đầy khắp ngõ và hương hoa sữa cũng bắt đầu ngạt ngào t
  • Hà Nội và tôi
    Có lẽ, trên dải đất hình chữ S này, hiếm có thành phố nào được biết đến nhiều nhất so với những địa điểm khác như Thăng Long - Hà Nội. Các thế hệ nhà văn sinh ra tại Hà Nội hoặc có tâm hồn hướng đến Hà Nội đã nối tiếp nhau ghi nhận đời sống phong phú muôn mặt, cùng với con người trên mảnh đất này. Qua cái nhìn và sự sáng tạo của mỗi nhà văn, Hà Nội đa sắc đa thanh hiện lên theo những phận người, phận đời ở trong thời kỳ phát triển, từ lúc đói nghèo lầm than, khi kiên cường chống giặc, khi vật lộn với kinh tế thị trường; những nếp sống thanh lịch của con người nơi đây...
  • Những đêm thao thức tại Hà Nội
    Khi đến Hà Nội, tôi bị bỡ ngỡ với nhịp sinh hoạt mới. Khoảng thời gian sau, khi bản thân đã quen dần với không khí ồn ã của đường phố vào ban ngày nhưng những bộn bề của bài vở cũng khiến tôi có nhiều đêm mất ngủ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “HỘP NGHỆ THUẬT” - Số 26: Nghệ thuật sân khấu, từ truyền thống đến hiện đại
    Ngày Sân khấu Việt Nam (ngày giỗ Tổ sân khấu) 12/8 âm lịch hằng năm là dịp để văn nghệ sĩ trên mọi miền đất nước tưởng nhớ và tri ân các vị tổ nghề, các thế hệ nghệ sĩ đã có nhiều đóng góp cho nền nghệ thuật sân khấu nước nhà. Podcast “Hộp nghệ thuật” số này của Tạp chí Người Hà Nội có dịp được gặp gỡ NSND Trần Quốc Chiêm, Chủ tịch Hội liên hiệp VHNT Hà Nội để cùng trò chuyện về chủ đề “Nghệ thuật sân khấu, từ truyền thống đến hiện đại”.
  • Trẻ em Thủ đô vui Tết Trung thu cùng “Sắc màu”
    Nhân dịp Tết Trung thu, Bảo tàng Hà Nội cùng Câu lạc bộ mỹ thuật Siêu nhân nhí phối hợp tổ chức triển lãm tranh với chủ đề “Sắc màu”.
  • Lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội: Tiếp biến “di sản quy hoạch”
    Hà Nội đang thực hiện cùng lúc nhiều nhiệm vụ quan trọng, mang tính đột phá, trong đó có việc lập “Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Quá trình lập Quy hoạch Thủ đô đang đến giai đoạn nước rút, quan trọng nhất.
  • Xu hướng khách du lịch đến Huế bằng tàu biển ngày càng tăng mạnh
    Du lịch tàu biển ở Thừa Thiên – Huế có xu hướng phát triển mạnh trong những năm gần đây và trong 7 tháng năm 2023 đón 13.300 khách đến Cảng Chân Mây.
  • Hà Nội và Quảng Châu tăng cường hợp tác thương mại, du lịch
    Sáng 26-9, tại thành phố Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông, tiếp tục chương trình chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố và Đoàn đại biểu cấp cao thành phố Hà Nội đã dự, chứng kiến lễ ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giữa UBND thành phố Hà Nội và chính quyền thành phố Quảng Châu.
Đừng bỏ lỡ
  • Sân khấu truyền thống Huế có thêm nhiều phương thức hoạt động mới
    Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Hội Nghệ sỹ Sân khấu tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức kỷ niệm Ngày Sân khấu Việt Nam (12/8 Âm lịch).
  • Hoa hậu H'Hen Niê được trao Bằng khen "Nghệ sĩ vì cộng đồng"
    H'hen Niê được trao Bằng khen "Nghệ sĩ vì cộng đồng" và Bằng khen cho văn nghệ sĩ tích cực từ Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TP.HCM như sự công nhận cho đóng góp đầy tích cực.
  • Cốm xào - món ngon tròn vị thu Hà Nội
    Cốm là “một thức quà thanh nhã và tinh khiết”, là đặc sản của riêng Hà Nội. Trong tâm tưởng của người Hà Nội, mùa thu bao giờ cũng gắn liền với cốm và những món ăn tinh tế từ món quà thu xanh như ngọc lưu ly này.
  • Hồ Quỳnh Hương cùng dàn sao hội tụ trong đêm nhạc đặc biệt
    Đêm nhạc "Những ngôi sao Hà Nội" diễn ra vào 20h tối 28/9 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, quy tụ dàn nghệ sĩ tên tuổi thành danh từ cuộc thi "Tiếng hát Hà Nội".
  • Sôi động cuộc thi âm nhạc dành cho học sinh phổ thông
    Cuộc thi Rap Olympia mùa 1 được tổ chức từ ngày 23/9 đến 13/10, với mong muốn tạo ra một sân chơi về nghệ thuật cho tất cả các bạn học sinh trung học phổ thông có niềm đam mê về âm nhạc.
  • Ốc Trung thu - ẩm thực cổ truyền Hà Nội
    Trong dịp Tết Trung thu, ngoài mâm cỗ trông trăng với các sản vật đặc trưng của mùa thu và bánh nướng, bánh dẻo, cỗ ngọt cho con trẻ, người Hà thành còn có nhiều món ăn độc đáo từ ốc vào dịp Trung thu như: ốc nấu thả, ốc hấp lá gừng, ốc xào khế, ốc bung chuối đậu, ốc luộc.
  • Xiếc và rock kết hợp trong “Thiên thần lên núi”
    Nghệ sĩ nhân dân (NSND) Tống Toàn Thắng và Liên đoàn Xiếc Việt Nam tiếp tục gây bất ngờ khi công bố chương trình xiếc và rock mang tên “Thiên thần lên núi” với sự tham gia của ban nhạc Ngũ Cung.
  • Nhiều hoạt động kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Nhân kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2023), các đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức nhiều hoạt động trang trí, cổ động trực quan và chương trình nghệ thuật chào mừng.
  • Một dạng từ láy
    Dần dần, từ từ, thường thường, đều đều, mãi mãi, nhanh nhanh, hay hay, luôn luôn… là những cặp từ láy đôi trùng lặp. Hầu hết từ láy đôi trùng lặp đều có chức năng diễn tả nhịp độ, tần suất sự việc đang trải qua trong tiến trình thời gian. Những từ chỉ dùng một tiếng thì nghĩa sẽ khác khi dùng cả hai (từ láy), như vậy, sự lầm lẫn, thiếu chính xác khi sử dụng ít xảy ra. Riêng hai cặp từ mãi mãi và luôn luôn, khi nào chỉ dùng một từ, khi nào dùng cả từ láy và điều cần bàn, nếu muốn cho lời nói, câu văn chuẩn xác.
  • Công diễn vở opera Việt - Nhật “Công nữ Anio”
    Tối 22/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội diễn ra buổi công diễn đầu tiên vở opera “Công nữ Anio”, nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (1973-2023.
Xanh nước mặt hồ soi bóng Thủ đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO