Cuộc thi viết Hà Nội & Tôi

Nét đẹp người Hà Nội

Nguyễn Văn Cự 11:28 29/05/2023

Khi Hà Tây còn chưa sáp nhập vào Hà Nội, tuy chỉ là công dân “cửa ngõ Thủ đô”* nhưng từ những ngày ấy, tôi đã rất ngưỡng mộ nét đẹp của người Hà Nội, qua hai câu chuyện nhỏ sau đây.

bbb.jpg
Nét đẹp người Hà Nội (ảnh minh hoạ)

Mẫu chuyện thứ nhất: Tân binh người Hà Nội vẽ phóng tranh Bác

Vì đã ngót nửa thế kỷ trôi qua, nên tôi không còn nhớ chính xác năm nào (trong khoảng thời gian từ 1974 đến 1976), trên quốc lộ 6, đoạn qua Nà Sản thuộc huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Ngày ấy, người đi đường được chiêm ngưỡng bức tranh cổ động cỡ lớn, dựng ngay bên quốc lộ, gần đường vào doanh trại một đơn vị quân đội của quân khu Tây Bắc cũ.

 Bức tranh được vẽ phóng từ nguyên tác - tác phẩm “Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân” của hai họa sĩ Nguyễn Thụ và Huy Oánh. Trong tranh, Bác mặc quân phục xuân hè, tay áo xắn cao, đầu để trần. Bác chắp hai tay vào ngang hông, mắt dõi nhìn về phía trước. Cạnh Bác, đằng trước, đằng sau là đoàn dài bộ đội đang hành quân, đội hình nhấp nhô, uốn lượn, chỗ xa, chỗ gần.

Hình ảnh Bác đứng, trông vừa giản dị, đời thường lại vừa lồng lộng uy nghiêm. Với bộ đội thì hình ảnh này vừa như một người chỉ huy, vừa giống người cha thân thương, trìu mến.

Thuở ấy, đối với các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa như Sơn La còn nằm trong Khu Tự trị Thái Mèo (sau đổi tên thành Khu Tự trị Tây Bắc) thì công tác tuyên truyền, cổ động bằng pan-nô, áp-phích chưa phổ biến như bây giờ. Bởi vậy, bức tranh cổ động nói trên đã gây ấn tượng sâu sắc về lòng ngưỡng mộ lãnh tụ, cũng như ý nghĩa giáo dục tinh thần chống Mỹ cứu nước mạnh mẽ trong nhân dân nói chung, bộ đội cụ Hồ nói riêng.

 Điều đáng nói, là bức tranh (phóng) cổ động cỡ lớn này, giống tranh thật như đúc, lại không phải của họa sĩ chuyên nghiệp, mà là của hai tân binh trẻ người Hà Nội, nhập ngũ vào một đơn vị (nếu tôi nhớ không nhầm thì đó là Trung đoàn 572) thuộc Quân khu Tây Bắc đóng quân trên đất Nà Sản ngày ấy.

 Một lần, nhân lái xe đưa cán bộ Quân khu xuống đơn vị này làm việc, tôi tò mò hỏi: Trong thời gian hai tân binh người Hà Nội vẽ tranh, có được bồi dưỡng gì không? thì được biết: ngoài mấy tút thuốc lá ra, vẫn chế độ “đại táo” như mọi chiến sĩ khác. Thì đất nước còn nghèo, lại phải “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” mà! Vả lại, dân gian đã chẳng có câu “Nước sông, công lính” đó sao!

Mẫu chuyện thứ hai: Người phổ nhạc cho bài hát “Hành khúc 82”

Nghe vậy chắc sẽ có người cười nhạo, cho là chuyện ngược đời: thành bài hát rồi mới phổ nhạc. Dân ca, chèo chẳng nói làm gì, đằng này lại là bài hát đời mới. Nhưng sự thực đúng là như vậy! Bài hát có xuất xứ từ phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng của tiểu đoàn thông tin 26, Quân khu Tây Bắc cũ trong những năm 1966, 1967.

Tháng 6/1966, tiểu đoàn 26 được đón 100 chiến sĩ gái quê Thái Bình vào huấn luyện báo vụ và tổng đài, khiến cho phong trào thi đua, đặc biệt là phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng của tiểu đoàn vốn đã sôi nổi lại càng thêm khí thế. Trung úy, chính trị viên đại đội 82 Bùi Hữu Lân đã cùng một số cán bộ, chiến sĩ trong đại đội vừa sáng tác lời, vừa sáng tác nhạc “tự chế”. Gọi là nhạc “tự chế” là bởi vì những người sáng tác - một nốt son-phe “cắn đôi” cũng không biết. Vậy mà điều kỳ diệu đã xảy ra. Một bài hát mà nhịp điệu không trùng, không lặp với bất cứ bài hát có tên tuổi nào, nhưng lại khỏe khoắn, hào hùng và mang hơi thở, nhịp sống riêng của 82 – đã ra đời. Mãi đến bây giờ, nhiều cựu chiến binh của 82, vẫn còn nhớ lõm bõm những câu như: “Đại đội 82 ta, có phong trào “Đi không về có, đi nhẹ về nặng**…” hoặc “Đường dây ta vươn xa qua Long Đa, Bản Pát, Búng Luông…” (3 bản người Thái nằm trên địa bàn đóng quân của D26). Bài hát được đặt tên là “Hành khúc 82” và được coi là bài hát truyền thống của đơn vị. Cứ mỗi lần đi sinh hoạt tập trung toàn tiểu đoàn, là cán bộ, chiến sĩ 82 lại cất cao bài ca truyền thống của mình với niềm tự hào có pha chút hãnh diện. Có thể nói: “Hành khúc 82” là bông hoa đẹp trong phong trào văn hoá, văn nghệ quần chúng của tiểu đoàn 26 thông tin thuộc Quân khu Tây Bắc ngày đó.

 Nhưng như vậy thì “Hành khúc 82” vẫn không thể phổ biến rộng rãi được, và rất dễ bị “thất truyền”. May sao! Ngày ấy ở đại đội 83 (vô tuyến) có Huy Lượng, người Hà Nội, nhập ngũ năm 1965 biết nhạc lý, đã cùng với chính trị viên Bùi Hữu Lân phổ nhạc (chính xác là ký âm) cho bài hát này.

Tháng 3/1969, tôi nhận lệnh điều động đi đơn vị khác, rồi chuyển tiếp qua nhiều đơn vị nữa với nhiều vị trí công tác khác nhau, cho đến khi về hưu (10/1985).

Ngày 23/04/2015, (sau 30 năm rời quân ngũ trở về với cuộc sống đời thường) tôi được mời đi dự cuộc “Gặp mặt truyền thống lần thứ IV - Nữ bộ đội Thái Bình đầu tiên ra trận chống Mỹ” (Sau khi viết bài “Nhớ những đồng đội nữ năm xưa” gửi đăng báo. Tôi photo bài báo được đăng, gửi đến Hội Cựu Chiến Binh tỉnh Thái Bình nhờ liên lạc giúp). Sau gần nửa thế kỷ mới được gặp lại đồng đội – nhất lại là đồng đội nữ - lòng tôi vui mừng khôn xiết. Trong lúc hàn huyên, ôn lại kỷ niệm cũ, chúng tôi không quên nhắc đến bài hát “Hành khúc 82”, nhắc đến Huy Lượng. Các nữ Cựu chiến binh D26, QKTB (cũ) quê Thái Bình đều nhớ Huy Lượng người Hà Nội, nhưng chẳng có ai biết Huy Lượng ở phố nào, số nhà bao nhiêu, và bây giờ ra sao?

Trong không khí kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), những ký ức về con người Hà Nội lại ùa về trong tôi. Dù họ ở đâu, Hà Nội “đất thánh” hay những miền sơn cước xa xôi, thì nét đẹp của đất và người “nghìn năm văn hiến” vẫn luôn tỏa sáng. Họ không chỉ là niềm tự hào của Thủ đô, mà còn là niềm tự hào chung của cả nước. Ghi lại những dòng này, tôi hy vọng và cầu chúc cho họ - những người con của Hà Nội có mặt trên đất Sơn La năm xưa sống khỏe mạnh và hạnh phúc bên con cháu. Nếu họ đọc được những dòng hồi ức này của tôi, thì đó là điều hạnh phúc lớn đối với tôi./.

Ghi chú: * Lời bài hát “Hà Tây quê lụa”

** Đi không về có: Đêm hành quân ra TX Sơn La nhặt những viên gạch bị bom Mỹ đánh phá về xây bếp Hoàng Cầm. Đi nhẹ về nặng: Ngày ra thao trường luyện tập, khi về dồn dây, máy lại cho một số đảm nhiệm, số còn lại vác củi về cho Hậu cần đơn vị.

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Nguyễn Văn Cự. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.
Bài liên quan
  • Hà Nội, Phú Quang và tôi...
    Tôi nhớ như in buổi sáng u ám ấy, buổi sáng nghe tin Phú Quang mất. Lòng tôi nặng trĩu. Nhạc Phú Quang đã cùng tôi đi suốt thanh xuân. Tôi thần tượng ông, như bao bạn bè cùng trang lứa.
(0) Bình luận
  • Hà Nội của tôi
    Hà Nội của tôi! Những năm tuổi thơ tôi thích cùng chúng bạn đi tàu điện leng keng ra Bờ Hồ chơi. Chúng tôi chạy lăng xăng trên cầu Thê Húc, chiếc cầu nhỏ cong cong như đi vào cổ tích, cùng ngắm những làn sóng lăn tăn lấp lánh trong nắng ban mai, cùng háo hức chờ ông Rùa nổi lên mặt nước, như chờ xem truyền thuyết Hồ Gươm. Tôi cũng rất thích trò chơi trốn tìm, núp mình sau những thân cây cổ thụ nghiêng nghiêng bên hồ, ngồi ngắm tháp rùa, đón làn gió mênh mang thổi qua mặt hồ xao động và thưởng thức kem Tràng Tiền. Chúng tôi có tuổi thơ thật êm đềm và lúc đó chúng tôi không hề biết chiến tranh đang đến rất gần.
  • Hoài niệm Phớớ ơơơ!!!
    Hà Nội rực rỡ sang xuân, dịu dàng mùa thu gió heo may, tĩnh lặng trước trời đông buốt giá để rồi lại bừng lên nắng vàng gay gắt đón hè về. Thủ đô bốn mùa đều mang vẻ đẹp và thức quà riêng cho những con người biết tận hưởng và nâng niu. Những tháng hè oi ả đã ghé thăm thành phố mà tôi yêu, chốn Hà thành vốn yên bình giờ đây căng mình trước vòng xoáy cuộc sống và sự khắc nghiệt của thời tiết.
  • "Hoa" trong Hà Nội
    Từ bé, tôi ấp ôm giấc mộng được sinh sống và học tập ở Thủ đô Hà Nội mặc dù tôi chỉ biết đến Hà Nội qua ti vi và những mùa hoa bà kể. Hà Nội 12 mùa hoa, bà đều đưa tôi lạc vào những khung trời nên thơ, cổ tích. Tôi cũng mang trong mình nỗi bâng khuâng, bồi hồi xao xuyến như kiểu mình là đứa con xa quê vọng nhớ về cố hương của mình vậy. Mặc dù từ nhỏ tới lớn, tôi chưa hề được đặt chân đến Hà Nội để chiêm ngưỡng trực tiếp vẻ dịu dàng đằm thắm, đường phố nên thơ với những cánh hoa rụng rơi phủ khắp lối về.
  • Có một mùa lá rụng trong ký ức ở Hà Nội
    Sáng nay, khi mải mê với công việc ở văn phòng trong một tòa cao ốc ngột ngạt giữa Sài Gòn, tôi bất ngờ nhận được tấm bưu thiếp nhỏ từ cô bạn thân đang sống ở Hà Nội. Khẽ khàng mở chiếc phong bì chứa tấm bưu thiếp, lòng tôi chợt nao nao khi nhìn thấy hình ảnh cả góc phố ngập tràn lá vàng. Chợt nhớ chỉ cần bước sang tháng 10 cũng chính là thời điểm cuối mùa thu ở Hà Nội, khi thời tiết bắt đầu se sắt lạnh vào những buổi sớm mai, gió heo may lành lạnh phủ đầy khắp ngõ và hương hoa sữa cũng bắt đầu ngạt ngào t
  • Hà Nội và tôi
    Có lẽ, trên dải đất hình chữ S này, hiếm có thành phố nào được biết đến nhiều nhất so với những địa điểm khác như Thăng Long - Hà Nội. Các thế hệ nhà văn sinh ra tại Hà Nội hoặc có tâm hồn hướng đến Hà Nội đã nối tiếp nhau ghi nhận đời sống phong phú muôn mặt, cùng với con người trên mảnh đất này. Qua cái nhìn và sự sáng tạo của mỗi nhà văn, Hà Nội đa sắc đa thanh hiện lên theo những phận người, phận đời ở trong thời kỳ phát triển, từ lúc đói nghèo lầm than, khi kiên cường chống giặc, khi vật lộn với kinh tế thị trường; những nếp sống thanh lịch của con người nơi đây...
  • Những đêm thao thức tại Hà Nội
    Khi đến Hà Nội, tôi bị bỡ ngỡ với nhịp sinh hoạt mới. Khoảng thời gian sau, khi bản thân đã quen dần với không khí ồn ã của đường phố vào ban ngày nhưng những bộn bề của bài vở cũng khiến tôi có nhiều đêm mất ngủ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “HỘP NGHỆ THUẬT” - Số 26: Nghệ thuật sân khấu, từ truyền thống đến hiện đại
    Ngày Sân khấu Việt Nam (ngày giỗ Tổ sân khấu) 12/8 âm lịch hằng năm là dịp để văn nghệ sĩ trên mọi miền đất nước tưởng nhớ và tri ân các vị tổ nghề, các thế hệ nghệ sĩ đã có nhiều đóng góp cho nền nghệ thuật sân khấu nước nhà. Podcast “Hộp nghệ thuật” số này của Tạp chí Người Hà Nội có dịp được gặp gỡ NSND Trần Quốc Chiêm, Chủ tịch Hội liên hiệp VHNT Hà Nội để cùng trò chuyện về chủ đề “Nghệ thuật sân khấu, từ truyền thống đến hiện đại”.
  • Trẻ em Thủ đô vui Tết Trung thu cùng “Sắc màu”
    Nhân dịp Tết Trung thu, Bảo tàng Hà Nội cùng Câu lạc bộ mỹ thuật Siêu nhân nhí phối hợp tổ chức triển lãm tranh với chủ đề “Sắc màu”.
  • Lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội: Tiếp biến “di sản quy hoạch”
    Hà Nội đang thực hiện cùng lúc nhiều nhiệm vụ quan trọng, mang tính đột phá, trong đó có việc lập “Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Quá trình lập Quy hoạch Thủ đô đang đến giai đoạn nước rút, quan trọng nhất.
  • Xu hướng khách du lịch đến Huế bằng tàu biển ngày càng tăng mạnh
    Du lịch tàu biển ở Thừa Thiên – Huế có xu hướng phát triển mạnh trong những năm gần đây và trong 7 tháng năm 2023 đón 13.300 khách đến Cảng Chân Mây.
  • Hà Nội và Quảng Châu tăng cường hợp tác thương mại, du lịch
    Sáng 26-9, tại thành phố Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông, tiếp tục chương trình chuyến thăm và làm việc tại Trung Quốc, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố và Đoàn đại biểu cấp cao thành phố Hà Nội đã dự, chứng kiến lễ ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giữa UBND thành phố Hà Nội và chính quyền thành phố Quảng Châu.
Đừng bỏ lỡ
  • Sân khấu truyền thống Huế có thêm nhiều phương thức hoạt động mới
    Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Hội Nghệ sỹ Sân khấu tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức kỷ niệm Ngày Sân khấu Việt Nam (12/8 Âm lịch).
  • Hoa hậu H'Hen Niê được trao Bằng khen "Nghệ sĩ vì cộng đồng"
    H'hen Niê được trao Bằng khen "Nghệ sĩ vì cộng đồng" và Bằng khen cho văn nghệ sĩ tích cực từ Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TP.HCM như sự công nhận cho đóng góp đầy tích cực.
  • Cốm xào - món ngon tròn vị thu Hà Nội
    Cốm là “một thức quà thanh nhã và tinh khiết”, là đặc sản của riêng Hà Nội. Trong tâm tưởng của người Hà Nội, mùa thu bao giờ cũng gắn liền với cốm và những món ăn tinh tế từ món quà thu xanh như ngọc lưu ly này.
  • Hồ Quỳnh Hương cùng dàn sao hội tụ trong đêm nhạc đặc biệt
    Đêm nhạc "Những ngôi sao Hà Nội" diễn ra vào 20h tối 28/9 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, quy tụ dàn nghệ sĩ tên tuổi thành danh từ cuộc thi "Tiếng hát Hà Nội".
  • Sôi động cuộc thi âm nhạc dành cho học sinh phổ thông
    Cuộc thi Rap Olympia mùa 1 được tổ chức từ ngày 23/9 đến 13/10, với mong muốn tạo ra một sân chơi về nghệ thuật cho tất cả các bạn học sinh trung học phổ thông có niềm đam mê về âm nhạc.
  • Ốc Trung thu - ẩm thực cổ truyền Hà Nội
    Trong dịp Tết Trung thu, ngoài mâm cỗ trông trăng với các sản vật đặc trưng của mùa thu và bánh nướng, bánh dẻo, cỗ ngọt cho con trẻ, người Hà thành còn có nhiều món ăn độc đáo từ ốc vào dịp Trung thu như: ốc nấu thả, ốc hấp lá gừng, ốc xào khế, ốc bung chuối đậu, ốc luộc.
  • Xiếc và rock kết hợp trong “Thiên thần lên núi”
    Nghệ sĩ nhân dân (NSND) Tống Toàn Thắng và Liên đoàn Xiếc Việt Nam tiếp tục gây bất ngờ khi công bố chương trình xiếc và rock mang tên “Thiên thần lên núi” với sự tham gia của ban nhạc Ngũ Cung.
  • Nhiều hoạt động kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Nhân kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2023), các đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội sẽ tổ chức nhiều hoạt động trang trí, cổ động trực quan và chương trình nghệ thuật chào mừng.
  • Một dạng từ láy
    Dần dần, từ từ, thường thường, đều đều, mãi mãi, nhanh nhanh, hay hay, luôn luôn… là những cặp từ láy đôi trùng lặp. Hầu hết từ láy đôi trùng lặp đều có chức năng diễn tả nhịp độ, tần suất sự việc đang trải qua trong tiến trình thời gian. Những từ chỉ dùng một tiếng thì nghĩa sẽ khác khi dùng cả hai (từ láy), như vậy, sự lầm lẫn, thiếu chính xác khi sử dụng ít xảy ra. Riêng hai cặp từ mãi mãi và luôn luôn, khi nào chỉ dùng một từ, khi nào dùng cả từ láy và điều cần bàn, nếu muốn cho lời nói, câu văn chuẩn xác.
  • Công diễn vở opera Việt - Nhật “Công nữ Anio”
    Tối 22/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội diễn ra buổi công diễn đầu tiên vở opera “Công nữ Anio”, nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (1973-2023.
Nét đẹp người Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO