Cuộc thi viết Hà Nội & Tôi

Cầu Long Biên

Izerghin 30/04/2023 13:20

Hầu như vào mọi chiều thứ sáu, tôi đều leo lên một chiếc xe công cộng đi lang thang khắp thành phố. Tôi chọn đi buýt, bởi khi không chịu áp lực điều khiển xe, chẳng phải sẽ có nhiều thời gian quan sát cảnh vật qua kính xe, hoặc lúc đi bộ có thể cảm nhận chân thật hơn vẻ đẹp của thành phố hay sao?

bbb.jpg
Cầu Long Biên huyền thoại trong lòng tôi, và trong lòng bao thế hệ khác nữa. (ảnh: internet)

Sáng dậy sớm đi làm đã xỏ sẵn giày thể thao, chỉ ngóng nhanh đến chiều tan ca nên phải nói trong lòng tôi háo hức vô cùng. Tôi xuống từ điểm dừng gần lối vào Văn Miếu và bắt đầu hành trình đi bộ ngó nghiêng khắp ngóc ngách Hà Nội.

Đi dọc đường Hoàng Diệu tới phố Bắc Sơn để ngắm hoa ban mùa này nở trắng hai bên đường, rồi lại băng qua đường Phan Đình Phùng đồ sộ hàng cây cổ thụ. Cứ thế tôi đi, đâm toạc thành phố trên đôi chân quen chạy bộ, vì lẽ yêu đời mà quên cả mỏi mệt. Tới cầu rồi. Cầu Long Biên huyền thoại trong lòng tôi, và trong lòng bao thế hệ khác nữa.

Đứng dưới chân cầu đợi vãn dòng xe cộ đi xiên xẹo không theo làn, “A, hóa ra là thế”, tôi rít khe khẽ trong cổ họng chỉ đủ mình nghe thấy khi nhìn ngắm xung quanh. Cách vài mét đường, bên kia là phố cổ nhộn nhịp, còn phía bên này là những thanh cầu sắt hoen rỉ bởi sự tàn nhẫn của thời gian. Như hai mảng màu của bức vẽ sơn dầu, mỗi vùng sáng, tối lại mang một nét quyến rũ đặc biệt. Có lẽ, không riêng gì tôi, cũng có rất nhiều người thương mến một góc bình dị ở giữa lòng Thủ đô lúc nào cũng đông đúc người và ồn ã như khi nhìn về phía cây cầu lịch sử.

Tôi bước đi chậm rãi, men theo phần đường nhỏ hẹp dành cho người đi bộ để tránh xe máy dưới lòng đường đang chen chúc trên chiếc cầu già nua, cũ kỹ đứng đó đã nghìn năm lịch sử, chứng kiến mọi nỗi buồn vui của bao thế hệ người. Đợi khi hoàng hôn buông xuống, cũng là lúc đẹp nhất để đứng ngắm cảnh trên cầu, tôi lấy chiếc điện thoại đã sạc đầy pin từ sau ba lô ra để chụp lại những khoảnh khắc quý giá hiện ra trước mặt.

Từ góc đường tàu chạy qua, cho đến những áng mây phớt hồng trên đầu và cả những gợn sóng lấp lánh dưới chân chiếc cầu cũ đều được lưu lại trong chiếc di động nhỏ bằng bàn tay. Cũng có những phút tôi muốn đứng lặng im, lắng nghe hơi thở của đất trời, xa xăm, mênh mang mà trầm lặng.

Đầu cầu phía giáp thành phố là ga tàu cho người đi chợ lên xuống. Mỗi lần tàu vào ga lại nghe tiếng còi hú và những bánh chạy sình sịch mà nỗi thương nhớ trong lòng cứ dâng lên đầy vơi. Tôi như cô bé Liên trong truyện “Hai đứa trẻ”, đếm những đêm tăm tối ngóng đợi đoàn tàu chạy qua để tạm quên đi cái nghèo, cái đói thuở bấy giờ.

cau-long-bien-anh-lqp.jpg
Hà Nội sống về đêm, cầu Long Biên cũng trằn trọc không ngủ.

Tôi quá trẻ để thấm thía những đói khổ thời cha ông, chỉ nghe thuật lại qua truyền miệng, sách báo, qua những chương trình phát thanh ở huyện, xã vào dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng Thủ đô hay Ngày thương binh - liệt sĩ. Nghĩ lại thời đã xa, vừa đưa tay lên ray phần sống mũi thấy hình như mắt mũi đã cay xè.

Đợi khi đêm xuống, đứng trên cầu nghe xóm chợ bên dưới nhộn nhịp mua bán. Hà Nội sống về đêm, cầu Long Biên cũng trằn trọc không ngủ. Vịn tay trên thành cầu, bao cặp trai gái đứng tự tình bên nhau, ngắm nhìn thành phố qua những cây cầu xa tít tắp, cùng nhau ôn lại những kỷ niệm buồn vui và đợi chuyến tàu đêm.

Nhắc đến tàu hỏa trên cầu Long Biên, cũng không sao nói hết những chiều tắc đường nên tới trễ, chỉ kịp thấy bóng tàu chạy vụt qua. Tôi đứng ngẩn ngơ nhìn theo sau đuôi tàu lạnh lùng khuất bóng mà trong lòng tiếc hùi hụi. Lại đứng đợi chuyến sau phải cách chuyến vừa chạy chừng vài giờ đồng hồ.

Nếu được hỏi ở đâu bán chuối cả buồng, râu ngô cả bao tải thì tôi chắc chắn sẽ giới thiệu ra đây. Có lúc vì quá đắm say vẻ bình dị của cây cầu, của những rặng chuối phía dưới chạy dài ra sát mép sông Hồng mà tôi đã ao ước: Sau này về già, khi tóc bạc phai sương, đồi mồi lấm tấm trên má, tay và cả ống đồng dưới chân, lưng còng rạp, tôi sẽ là bà lão bán chuối và râu ngô phúc hậu nhất cây cầu lịch sử.

Hôm nay trời báo gió mùa về, nghĩ đến thôi lòng vừa tái tê lại vừa náo nức. Ước gì buổi tối có ai đó tình nguyện chở đi dạo lòng vòng quanh thành phố, kiểu gì cũng nũng nịu đòi đưa lên cầu Long Biên gặm một bắp ngô nướng, ngồi huơ huơ tay dưới những đốm than hồng, thỉnh thoảng nhìn tàn lửa bay theo gió trời xa xăm...

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Izerghin. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.

Bài liên quan
  • Hà Nội – niềm tin và hy vọng
    Trong suốt chiều dài lịch sử hơn 1000 năm của mình, Hà Nội – Thăng Long – là đất địa linh nhân kiệt, nơi lắng đọng hồn thiêng sông núi, hội tụ nhân tài bốn phương, nơi kết tinh và tỏa sáng những giá trị ngàn đời của văn hóa dân tộc.
(0) Bình luận
  • Nhớ gì khi xa Hà Nội
    Thanh xuân tươi đẹp nhất của tôi gắn bó cùng Hà Nội. Đó là quãng đời sinh viên tươi vui, hồn nhiên được cùng các bạn đồng trang lứa sinh sống và học tập giữa lòng Thủ đô, dưới mái trường Học viện hành chính Quốc gia. Lần đầu tiên bước ra khỏi ngưỡng cửa an toàn của gia đình, Hà Nội đã hiếu khách đón nhận, ôm tôi vào lòng, gieo vào tâm hồn thật nhiều kỉ niệm đặc biệt. Để rồi sau khi ra trường, trở về quê hương công tác, lòng tôi lại bồi hồi xao xuyến mỗi khi nhớ về Hà Nội với những hồi tưởng xuyến xao về quãng đời sinh viên.
  • Tô thắm Hà Nội bốn mùa hoa
    Có lẽ hiếm có Thủ đô của đất nước nào trên thế giới lại có đủ thời tiết đặc trưng của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, cùng với đó là thiên nhiên tuần hoàn luân chuyển quay vòng bốn mùa như Hà Nội. Để tạo nên diện mạo của Thủ đô, ngoài các công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh… thì còn có cả hệ thống cây xanh và hoa cỏ được trồng khắp các nẻo đường của Hà Nội.
  • Một thoáng Thủ đô, một đời vương vấn
    Tôi đến Thủ đô vào một ngày hè chói chang nắng lửa. Cảm giác nóng nực không ngăn nổi sự hiếu kì trong tôi về mảnh đất ngàn năm văn hiến, về những con người tao nhã, văn minh. Tôi thả hồn phiêu diêu qua từng con phố, lắng tai nghe nhịp thở của Hà thành mà nao nao hồi tưởng về những điều mình đã đọc, đã biết về lịch sử, con người nhân kiệt nơi đây.
  • Giai nhân trong bức ảnh Hà thành bất tử
    Nhân dịp 70 năm giải phóng Thủ đô xin được dâng truyện ngắn này như một nén nhang thơm để tưởng nhớ những nghĩa sĩ anh hùng đã dâng hiến đời mình cho cuộc chiến đấu giải phóng Thủ đô. Trong đó có vợ chồng ông Hai Hiên. Hai Hiên - vị lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa “Hà thành đầu độc” năm 1908. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã làm chấn động 3 cõi Đông Dương khiến Paris phải run sợ. Ông Hai Hiên lúc đó mới ngoài 30 tuổi, bị thực dân Pháp xử tử chặt đầu, rồi treo thủ cấp ở Cửa Đông thành, nhằm uy hiếp tinh th
  • Nắng thu theo lối tôi về Hà Nội
    7 giờ sáng, đáp xuống nơi Thủ đô, trái tim của cả nước, tôi lại càng tự hào vì là người con Việt Nam. Đã lâu lắm rồi, kể từ ngày tôi xa nơi đây, hân hoan lắm, 7 tiếng trên máy bay đem tôi về quê nhà. 7 năm xa nhà, tôi từ nơi xa học và làm việc trở về nhưng ký ức của tôi và nơi này không thể xóa nhòa. Từ trên máy bay và từ sân bay về trung tâm, tôi càng thấy sự thay đổi rõ rệt của một Hà Nội chuyển mình, hiện đại, văn minh.
  • Cả nhà ước năm mới
    Đêm 30, sau khi tôi và Thạo (con cả của tôi) chuẩn bị xong mâm cúng giao thừa, như đã thống nhất, cả nhà quây quần bên bàn trà để cùng nhau mơ ước.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Xa - gần & tình yêu
    Reng. Reng. Reng. Là tiếng chuông điện thoại chứ không phải báo thức. Thơ giật mình, một lo lắng vơ vẩn cồn lên. Từ ngày ba mất, cô vốn sợ những tiếng chuông điện thoại vào những giờ bất thường, sáng sớm hoặc là tối khuya. Nhìn thấy số của Yên, Thơ hơi bất ngờ. Chưa bao giờ cô ấy gọi cho cô vào giờ này...
  • "Đám cưới chuột" lên sân khấu xiếc
    Chiều 13/12, Nhà hát Nghệ thuật xiếc và tạp kỹ Hà Nội đã tổ chức họp báo, giới thiệu vở diễn "Đám cưới chuột", vở diễn lấy cảm hứng từ bức tranh dân gian Đông Hồ chuẩn bị ra mắt khán giả...
  • Phi công Nguyễn Đức Soát ra mắt sách kể chuyện hồi ức “đời bay”
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Nhà xuất bản Trẻ ra mắt bạn đọc cuốn sách “Bầu trời - Trường đại học của tôi” của Trung tướng Nguyễn Đức Soát.
  • Lịch nghỉ học kỳ I và nghỉ Tết Dương lịch 2025 của học sinh
    Bộ GD&ĐT đã công bố lịch nghỉ Tết dương lịch năm 2025 và lịch nghỉ học kỳ một của học sinh cả nước.
  • Cơ sở định vị mục tiêu, vận hội lịch sử đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    Tổng Bí thư Tô Lâm trong các bài viết, bài nói gần đây đã nhấn mạnh đây là thời điểm Việt Nam “hội tụ” tổng hòa các lợi thế, sức mạnh để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc tiếp sau kỷ nguyên độc lập, tự do, xây dựng chủ nghĩa xã hội và kỷ nguyên đổi mới. Đồng chí Tổng Bí thư đã chỉ rõ cơ sở định vị mục tiêu, vận hội lịch sử đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Đừng bỏ lỡ
Cầu Long Biên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO