Cuộc thi viết Hà Nội & Tôi

Bóng làng giữa phố

Chung Tiến Lực 11/04/2023 08:25

Hà Nội đặc sắc với những chiếc cổng làng cổ kính rêu phong. Lặng lẽ đứng bên những căn nhà, mái phố mới, hiện đại; cổng làng là lời nhắn gửi của các thế hệ ông cha qua mỗi kiểu dáng kiến trúc. Nét chữ tài hoa, ý tứ sâu sắc ở mỗi câu đối gợi lên những ước vọng cộng đồng, truyền đời. Cổng làng là miền ký ức giữa dòng chảy thời đại trong ngõ nhỏ, phố nhỏ.

village-duong-lam-portique-entree-visiter-hanoi.jpg
Cánh cổng xưa cũ của ngôi làng qua thời loạn lạc có thể không còn nguyên vẹn, nhưng cây đa, giếng nước, sân đình và bóng dáng cổng làng vẫn còn in sâu mãi... (ảnh minh hoạ)

Đi trong phố thị luôn tấp nập người xe, chiếc cổng làng cổ xưa như một dấu chấm, giữ chậm lại nhịp không gian và thời gian đang đà đua chen tốc độ. “Cổng làng là lá bùa mê” (Đỗ Nam Cao), Cổng làng, nơi bất chợt thấy lòng người như lắng lại, chiêm nghiệm, bâng khuâng.

Trải dài ngàn năm, có biết bao thế hệ, bao nhiêu tinh hoa từ mọi miền đất nước về đây tụ hội thành phường, thành hội quán. Để rồi từ đó mà ra những cái tên phố, tên hàng nghe xao xuyến, thân thương.

Qua bao cuộc binh đao khói lửa, bao lần người Hà Nội phải bỏ lại mảnh vườn, góc sân lánh nạn giặc ngoại xâm. Cánh cổng xưa cũ của ngôi làng qua thời loạn lạc có thể không còn nguyên vẹn, nhưng cây đa, giếng nước, sân đình và bóng dáng cổng làng vẫn còn in sâu mãi trong thâm tâm mỗi người Hà Nội. Mỗi chiếc cổng làng có một nét văn hoa, văn hóa riêng tuỳ theo đặc điểm của làng. Cổng làng ra đời từ rất sớm, gắn liền với sự hình thành và phát triển của làng. Kiến trúc cổng làng xưa không cầu kỳ, phô trương mà chỉ khẳng định chỗ đứng của làng trong một khoảng không gian, tồn tại với thời gian. Bóng dáng của cổng làng ở Hà Nội gắn với nền văn minh Nho giáo, mang tính phác họa và toát lên những ước vọng của cộng đồng từ đời này qua đời khác. Phía sau mỗi cánh cổng làng Việt ấy, xưa nay vẫn là sự gắn kết của cộng đồng, của gia tộc, là nét chung tiêu biểu về phong tục, tập quán, là nét riêng văn hoá một cộng đồng. Vì thế cổng làng luôn là nỗi nhớ, là hình ảnh quê hương của những người con xa xứ. Cổng làng ở phố Hà Nội không chỉ tạo nên hồn làng đất Việt mà qua dáng vẻ kiến trúc còn thể hiện chiều sâu văn hóa mỗi ngôi làng từ trong quá khứ vọng về. Trong tâm thức người dân phố cũ, mỗi khi nhắc đến làng, ai cũng nhớ đến hình ảnh cổng làng với một ý nghĩa thiêng liêng. Lặng lẽ đứng ở đầu con ngõ, bên những mảng tường loang, cổng làng chứng kiến bao thăng trầm và dường như nó biểu trưng cho sự uy nghi, nền nếp riêng của làng mình. Bởi vậy mà ai cũng muốn bước chân qua cổng làng để thấy cuộc sống người dân Hà thành, muốn được đặt bàn tay lên từng vết đắp nổi, từng vết sẹo thời gian, từng họa tiết đơn sơ mà nhiều chiều kích, ước lệ. Tự nhiên bàn tay muốn chạm vào tường cổng để cảm nhận chút xưa còn lưu lại trên viên gạch bàng bạc màu rêu. Chạm tay vào cổng là chạm vào quá khứ, nghe lách cánh tiếng thoi đưa dệt lụa, tiếng chày giã giấy dó và ngân nga tiếng chuông chùa buông thả trên mặt hồ giăng giăng sương. Bước vào cổng là đi vào một phong cách của những người sống cùng nhau phía sau cổng ấy, trong người tự nhiên xúc cảm, phải sao đây cho xứng, cho hợp với cốt cách, phong thủy của làng như là một lối sống: “nhập gia tùy tục”. Còn bước qua cổng là mang theo tâm trạng của người đi; khát khao vươn lên nhưng vẫn giữ cho được lòng tự hào về nguồn cội, nơi xuất thân mà nhân nên nét thanh lịch, hào hoa của người Tràng An.

Kiến trúc cổng làng ở Hà Nội không cầu kỳ trưng diện sự phồn hoa đô thị mà chỉ khiêm nhường nhặt những nét gần gũi, thân thương từ cuộc sống. Phải vì thế mà chưa cần bước sâu vào trong ngõ phố, chưa kịp đặt chân tới sân đình, mới chỉ đứng trước cổng thôi cũng cảm nhận được cốt cách của làng trong phố. Và có phải chăng do cổng được đặt ở vị trí trang trọng nhất để người của làng khi trở về, chỉ khẽ chạm tay vào cổng cũng thấy mình đã về tới mái nhà thân yêu.

Thăng Long khi xưa là chốn kinh kỳ cờ hoa rực rỡ, được gọi là Kẻ Chợ với những phố hàng đặc trưng, mang dáng dấp tổ chức hạ tầng làng xã đã tồn tại qua nhiều thời kỳ. Ngày nay vẫn còn đấy những làng trong phố như Yên Phụ, Trích Sài, Ngọc Hà, Làng Cót… Hà Nội còn đó phố được mệnh danh là “Phố cổng làng”. Phố Thụy Khuê, mỗi chiếc cổng làng chỉ cách nhau vài trăm mét nằm đan xen giữa những ngôi nhà có đường nét kiến trúc hình học tân tiến, tạo nên nét đẹp riêng mà không ở thủ đô nước nào có được. Cổng làng Yên Thái kết cấu như một gian nhà tôn vinh nghề làm giấy dó nổi tiếng, giấy để tiến cử triều đình. Có chiếc cổng treo tấm hoành phi khắc bốn chữ “Mỹ tục khả phong” do triều Nguyễn ban tặng cho làng. Cổng Trích Sài tương đồng với cong cong mái đình mái chùa sầm uất sau tán lá.

Nhìn ngắm những cổng làng ở Hà Nội, ta lại thao thiết nhớ những chiếc cổng làng thân quen ở những miền quê êm ả. Những trưa hè nóng bức, chân cổng làng là nơi lũ trẻ thường tụ tập chơi ô ăn quan, bắn bi, đánh đáo; là nơi ngóng mẹ đi chợ về có tấm bánh đa, miếng bánh đúc. Đêm trăng thanh gió mát, cổng làng, nơi nam nữ hẹn hò hát đối. Ngày mùa, cổng làng là nơi nghỉ chân của những bà, những thôn nữ gánh lúa nặng trĩu vai. “Nâng chân con trẻ đầu đời/Tiễn người ra trận/Đón người đi xa…”. Thời chiến tranh, cổng làng diễn ra nhiều cuộc chia ly, những cuộc tiễn đưa không hẹn ngày về của mẹ già tiễn con, vợ hiền tiễn chồng, những đứa con thơ tiễn cha yêu ra trận. Rồi cũng chính tại cổng làng này, họ lại mong ngóng mỏi mòn người thân từ phương xa trở về. “Dù ai xuôi ngược ra vào/Cổng làng ta đó lời chào từ xa…”.

Cuộc sống ở Hà Nội nhộn nhịp và hối hả, nhưng mỗi khi bước chân qua những cổng làng, nhịp sống bỗng trở nên chậm rãi, bình yên. Cổng làng ở Hà Nội là công trình mang bản sắc văn hóa, mang thông điệp gửi tới mai sau; là công trình khắc ghi nét tài hoa, thịnh vượng và sang trọng. Trải qua hàng trăm năm thăng trầm của lịch sử, những cổng làng vẫn trầm mặc giữa lòng Thủ đô Hà Nội như một miền ký ức đẹp của nhiều nhiều thế hệ người Hà Nội.

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Chung Tiến Lực. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.

Bài liên quan
  • Nét đẹp văn hoá công sở Hà Nội những năm thuộc thập niên 70-80 ở thế kỷ trước
    Ngày ấy, tôi công tác ở Ủy Ban Khoa học Xã hội Việt Nam (UBKHXHVN), nay là Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội và Nhân văn. Các thủ trưởng của tôi như: Chủ nhiệm Nguyễn Khánh Toàn, các Phó Chủ nhiệm Đào Văn Tập, Phạm Huy Thông, Phạm Như Cương, Vũ Khiêu, đều đã đi gặp tiền bối hết cả rồi. Nhưng, những kỷ niệm đẹp của năm tháng được sống và làm việc dưới mái nhà chung thân yêu ấy, thì vẫn còn đọng lại mãi trong tôi.
(0) Bình luận
  • Nhớ gì khi xa Hà Nội
    Thanh xuân tươi đẹp nhất của tôi gắn bó cùng Hà Nội. Đó là quãng đời sinh viên tươi vui, hồn nhiên được cùng các bạn đồng trang lứa sinh sống và học tập giữa lòng Thủ đô, dưới mái trường Học viện hành chính Quốc gia. Lần đầu tiên bước ra khỏi ngưỡng cửa an toàn của gia đình, Hà Nội đã hiếu khách đón nhận, ôm tôi vào lòng, gieo vào tâm hồn thật nhiều kỉ niệm đặc biệt. Để rồi sau khi ra trường, trở về quê hương công tác, lòng tôi lại bồi hồi xao xuyến mỗi khi nhớ về Hà Nội với những hồi tưởng xuyến xao về quãng đời sinh viên.
  • Tô thắm Hà Nội bốn mùa hoa
    Có lẽ hiếm có thủ đô của đất nước nào trên thế giới lại có đủ thời tiết đặc trưng của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, cùng với đó là thiên nhiên tuần hoàn luân chuyển quay vòng bốn mùa như Hà Nội. Để tạo nên diện mạo của Thủ đô, ngoài các công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh… thì còn có cả hệ thống cây xanh và hoa cỏ được trồng khắp các nẻo đường của Hà Nội.
  • Một thoáng Thủ đô, một đời vương vấn
    Tôi đến Thủ đô vào một ngày hè chói chang nắng lửa. Cảm giác nóng nực không ngăn nổi sự hiếu kì trong tôi về mảnh đất ngàn năm văn hiến, về những con người tao nhã, văn minh. Tôi thả hồn phiêu diêu qua từng con phố, lắng tai nghe nhịp thở của Hà thành mà nao nao hồi tưởng về những điều mình đã đọc, đã biết về lịch sử, con người nhân kiệt nơi đây.
  • Giai nhân trong bức ảnh Hà thành bất tử
    Nhân dịp 70 năm giải phóng Thủ đô xin được dâng truyện ngắn này như một nén nhang thơm để tưởng nhớ những nghĩa sĩ anh hùng đã dâng hiến đời mình cho cuộc chiến đấu giải phóng Thủ đô. Trong đó có vợ chồng ông Hai Hiên. Hai Hiên - vị lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa “Hà thành đầu độc” năm 1908. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã làm chấn động 3 cõi Đông Dương khiến Paris phải run sợ. Ông Hai Hiên lúc đó mới ngoài 30 tuổi, bị thực dân Pháp xử tử chặt đầu, rồi treo thủ cấp ở Cửa Đông thành, nhằm uy hiếp tinh th
  • Nắng thu theo lối tôi về Hà Nội
    7 giờ sáng, đáp xuống nơi Thủ đô, trái tim của cả nước, tôi lại càng tự hào vì là người con Việt Nam. Đã lâu lắm rồi, kể từ ngày tôi xa nơi đây, hân hoan lắm, 7 tiếng trên máy bay đem tôi về quê nhà. 7 năm xa nhà, tôi từ nơi xa học và làm việc trở về nhưng ký ức của tôi và nơi này không thể xóa nhòa. Từ trên máy bay và từ sân bay về trung tâm, tôi càng thấy sự thay đổi rõ rệt của một Hà Nội chuyển mình, hiện đại, văn minh.
  • Cả nhà ước năm mới
    Đêm 30, sau khi tôi và Thạo (con cả của tôi) chuẩn bị xong mâm cúng giao thừa, như đã thống nhất, cả nhà quây quần bên bàn trà để cùng nhau mơ ước.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Khát vọng người lính trẻ
    Tôi tìm gặp Nho bên bờ sông. Nho đang ngồi xếp bằng, cúi mặt, tay xé mấy cọng lục bình. Nho buồn rười rượi…
  • Cơm cà muối mặn, rưng rưng ngày bão
    Đã hai ngày rồi, cơn bão ghé ngang qua nhà. Mẹ ngồi buồn bã trước thềm. Mưa gió, đàn vịt, đàn gà chẳng đi kiếm ăn được. Chúng nép mình dưới bụi chuối, co ro bởi đôi cánh đã ướt rượt. Đàn gà con nối đuôi nhau, lạc giọng tìm mẹ.
  • Luật Thủ đô (sửa đổi): Phát triển Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” từ chính sách mới về tài chính, ngân sách, đầu tư
    Kết luận số 80-KL/TƯ gần đây, Nghị quyết số 15/NQ-TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị đã xác định việc xây dựng và phát triển Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là nhiệm vụ trọng tâm. Để hiện thực hóa mục tiêu này, ngoài tinh thần “Hà Nội vì cả nước – Cả nước vì Hà Nội”, Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua đã có các chính sách mới về tài chính, ngân sách, đầu tư, huy động nguồn lực phát triển Thủ đô.
  • Thường Tín: Tập trung thực hiện phương án chống bão YAGI
    Do ảnh hưởng của bão số 3, trong ngày 7/9 trên địa bàn huyện Thường Tín đã có mưa kèm theo gió giật mạnh. Từ chiều đến tối nay là thời điểm bão số 3 tác động mạnh nhất đến Hà Nội.
  • EVN khẳng định không cắt điện ở Hà Nội do bão số 3
    Trước tin đồn về ảnh hưởng bão số 3 đến tình hình cung cấp điện, EVN và các đơn vị thành viên khẳng định nội dung trên là tin thất thiệt. Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội (EVN Hà Nội) cũng cho biết, EVN Hà Nội không có lịch cắt điện để phòng chống bão số 3. Chính vì vậy, những thông tin cho rằng EVN Hà Nội cắt điện toàn TP vào tối nay là thông tin thất thiệt.
Đừng bỏ lỡ
Bóng làng giữa phố
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO