Cuộc thi viết Hà Nội & Tôi

Hà Nội ơi trong trái tim ta

Trâm Oanh 30/03/2023 16:45

Tôi sinh ra trên đất Thái Bình, mười tám tuổi theo gia đình vào Đồng Nai sinh sống. Hồi học đại học ở Sài Gòn, sống trong ký túc xá bạn bè tứ xứ lúc đó mới có ý thức rõ về vùng, miền, về quê hương xứ sở. Tôi yêu quý, bênh vực cho Đồng Nai, Thái Bình cũng chẳng khác gì đám bạn ngợi ca mảnh đất dằng dặc miền Trung, Tây Nguyên hay miền Tây Nam bộ, đó cũng là lẽ thường tình, như con cái có chê cha mẹ nghèo hèn, xấu xí bao giờ.

Tình yêu quê hương lúc đó còn có thêm chút nông nổi bồng bột học trò, có chất lãng mạn của kẻ dở hơi dở hồn vướng nghiệp văn thơ và có cái dạt dào của trái tim tuổi trẻ.

tac-gia-chp-hinh-truoc-lang-bac.jpg
Tác giả chụp hình trước Lăng Bác

Nhưng có một vùng đất dẫu không phải là nơi cắt rốn chôn nhau nhưng mà khi có ai “đụng đến”… tôi cũng chằm chặp bênh, đó là Hà Nội. Nếu nói đó là tình yêu của một công dân đối với Thủ đô, yêu trái tim của cả nước, yêu chốn đô hội phồn hoa thôi vẫn chưa đủ. Tôi yêu Hà Nội bằng một tình yêu khó lý giải và cắt nghĩa, yêu và tôn thờ như tín đồ yêu tôn giáo của mình bởi với tôi, Hà Nội thật gần gũi, ấm áp, Hà Nội linh thiêng và hào hoa.

Tôi vẫn nhớ lần đầu được đi thăm Hà Nội là năm 1984. Lần đi thăm ấy với tôi có rất nhiều thứ bắt đầu. Năm ấy tôi được giải học sinh giỏi văn của tỉnh, được đại diện cho học sinh quê lúa Thái Bình đến báo công tại Lăng Bác. Đứa trẻ nhà quê là tôi lần đầu xa nhà, lần đầu trải qua đêm mà không rờ “tí” mẹ, lần đầu được đi ô tô, lần đầu được mặc mi-ni-díp cũng là lần đầu đi Hà Nội. Tôi vẫn nhớ con đường đến Hà Nội khi ấy gian nan lắm. Tôi bị say xe vật vờ không nghe, không thấy trên suốt quãng đường hơn trăm cây số. Khỏi phải nói các anh chị phụ trách đoàn đã vất vả vì tôi như thế nào. Nhưng đến Hà Nội thì tôi tỉnh hẳn, như sáo. Hà Nội trong tôi khi ấy là khoảng không gian xanh ngát ven hồ; là dòng người và xe tấp nập nơi đường phố; là những đứa trẻ cỡ tuổi tôi óng chuốt, nuột nà; là chiếc vô tuyến truyền hình có sóng nhảy nhấp nháy khi ánh mắt tôi ghé qua khung cửa sổ nhỏ. Thời khắc thiêng liêng nhất vẫn là lúc viếng Lăng của Người, được thăm ao cá của Bác để rồi về quê, tôi có “tư liệu” kể liên miên qua nhiều tháng với đám bạn đen đúa gầy tong teo như những cây lúa cời bị nghẹn của mình.

tac-gia-tham-ha-noi.jpg
Tác giả thăm Hà Nội

Có lẽ tình yêu Hà Nội nảy nở trong tôi bắt đầu từ những bài ca mẹ hát. Bên lúa, anh bên lúa, cánh đồng làng ven đê; Hà Nội mùa thu cây cơm nguội vàng cây bàng là đỏ; dù có đi bốn phương trời; Năm cửa ô tiến về… Mẹ tôi hát không hay nhưng tiếng hát luôn có hồn, đặc biệt là được đệm thêm bằng tiếng đàn Măng-đô-lin của cha. Qua lời mẹ hát, trí tưởng tượng về Hà Nội của tôi mặc sức bay bổng. Mãi đến bây giờ tôi vẫn chẳng hiểu tại sao ở một vùng quê nghèo mà cha mẹ mình lại biết đến những thứ xa xỉ ấy.

Tôi lớn lên, hiểu dần lẽ đời theo tiếng mẹ hát, theo tiếng nói từ Đài phát thanh mỗi ngày dõng dạc hai lần buổi sáng và buổi tối: “Đây là đài tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, Thủ đô nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”. Tiếng nói từ Thủ đô Hà Nội mở ra cho tôi bao nhiêu chân trời mới mẻ, từ những bài ca; những câu chuyện khám phá thế giới do nhà sưu tầm kể chuyện; những câu chuyện cảnh giác tối thứ bẩy; những tác phẩm văn học kinh điển bất hủ; những lý tưởng, hoài bão trong cuộc sống. Tiếng nói từ thủ đô Hà Nội góp phần dạy tôi biết yêu thương, biết trân trọng, biết lẽ phải ở đời.

tac-gia-va-con-trai.jpg
Tác giả và con trai bên Hồ Gươm

Và tôi cũng chọn hát những bài ca về Hà Nội như các mẹ, các chị quê mình. Mê mẩn hát, mê mẩn chép những bài thơ, bài ca về Hà Nội; biết thần tượng Hồng Đăng, Phú Quang, Dương Thụ, Trần Tiến, Nguyễn Cường, Đoàn Chuẩn… mỗi khuông nhạc thấy vấn vương hương Ngọc Lan nồng nàn, hương hoa sữa say say.

Thuở biết thập thò, có anh bạn học chung trường hay đón đường làm quen và kiếm chuyện. So với đám vệ tinh chạy vòng vòng, thấy cũng thường thường thôi. Người gì, cha mẹ ngoài quê cực khổ lo cho vào Sài Gòn học hành, không biết phận biết thân mà lo chuyện học hành …

Rồi đến một ngày, "người" đến phòng mình, ngồi ngay ngắn trước một bầy con gái, ôm cây ghi - ta cũ rỉ, "người" gẩy những nốt nghe lừng phừng, không hiểu nhạc lý cũng biết cầm đàn để… giải quyết khâu oai. Ngó vậy thôi nhưng khi lời hát quyện vào tiếng đàn thì kẻ sĩ trong mắt mình bỗng thành một người khác. Vẫn nhớ lắm ánh mắt lim dim thả hồn của "người" trong một tối Nô-en se se lạnh của Sài Gòn. Ta nhớ "người" hát Em ơi Hà Nội phố: Em ơi, Hà Nội phố, ta còn em mùi Hoàng Lan, ta còn em mùi Hoa sữa… Người nghệ sĩ lang thang hoài trên phố, bỗng thấy mình chẳng nhớ nổi một tên đường…

Ta cũng không nhớ, ta thành kẻ ngu ngơ từ dạo ấy. Để rồi có những chiều ai đó chờ ai tóc xõa vai mềm. Hà Nội luôn trong trái tim ta, mãnh liệt và thổn thức nơi trái tim yêu thời tuổi trẻ. Ta và "người", vẫn ao ước được một lần cùng ra Hà Nội, thăm Hồ Gươm diện kiến Cụ Rùa, thăm Hồ Tây để thấy con Sâm Cầm nhỏ, vào Văn Miếu để thắp mấy nén hương… và sẽ dành một khoảng thời gian cùng ngồi bên nhau, trên ghế đá đường Cổ Ngư xưa. Nhưng mãi mãi, đấy chỉ là những điều ước. Để rồi rất nhiều năm sau đó, khi nghe ai đó hát Em ơi Hà Nội phố, ta sẽ chọn hoặc là tắt máy, hoặc là trốn đi và nhiều nhất vẫn là ta với ta, ngồi khóc một mình.

Ta đã về Hà Nội nhiều lần trong những chuyến ngược xuôi công tác, chuyện bên nội, bên ngoại và giao tế đời thường. Những chuyến đi như con thoi, ta ngồi sau cửa kính, thấy Hà Nội lướt qua, lần nào cũng thấy mình chòng chành như lúc say xe thời thơ bé. Dẫu Hà Nội không hẳn như nhạc, như họa, như thơ; dẫu Hà Nội bây giờ, đến như người gốc ba mươi sáu phố phường cũng day dứt về những xô bồ nhưng tình yêu Hà Nội trong ta vẫn chưa hề thay đổi. Ta vẫn yêu Hà Nội như tín đồ yêu Tôn giáo của mình. Ngang qua mỗi ngõ nhỏ, phố nhỏ của Hà thành, thấy gần gũi, thân thương như nhà tôi ở đó.

Hoa sữa miền Nam về sau không còn hiếm nữa, có những lúc cảm thấy phật lòng vì mùi hương nặc nồng mỗi khi hoa nở rộ. Nhưng những lúc thảnh thơi, như những chiều chờ con nơi sân trường vắng, ngậm ngửi, ngậm nghe mùi hương sót lại của Hoa sữa cuối mùa thấy lâng lâng, thoang thoảng diệu kỳ, thấy hoa lại nhớ đến Người, nhớ Hà Nội, Hà Nội ơi!

Chuyện cũ đã vào dĩ vãng lâu lắm, vậy mà bữa rồi, vui, nhóm bạn U50 đi hát karaoke, nghe anh bạn tuyên bố biểu diễn live show về Hà Nội, lúc lời của bài hát Em ơi Hà Nội phố cất lên, thấy lòng mình chung chiêng. Và mặn môi khi nghe bạn da diết, nồng nàn những ca từ của Im lặng đêm Hà Nội: Chỉ còn mùi hoa sữa nồng nàn trong căn phòng nhỏ… chỉ còn em, còn em, im lặng đến tê người. Thôi, bạn à, xin can, đừng hát nữa… Lạ thế, mỗi lần chạm đến Hà Nội, với mình như chạm vào gót chân A-sin. Hà Nội ơi, mỗi khi lòng xác xơ… Nghe mấy ông bạn tếu táo cười: gặp trai hát về Hà Nội còn xác xơ cỡ vậy, gặp trai Hà Nội thì… thôi rồi, bạn ơi!

Có cô bạn người gốc Đồng Nai, học Sài Gòn, công tác và làm dâu Hà Nội. Khi trước cũng là dân lúa lúa giống mình. Sống Hà Nội năm năm thì lột xác, nét thanh lịch, hào hoa của Hà Nội nhuốm rồi ngấm hẳn vào người, còn giọng nói cũng hóa thanh thanh. Gặp bạn mà ngẩn ngơ, Hà Nội sao tài tình, Hà Nội còn có sức biến hóa con người để trở thành đẹp hơn, hay hơn ha bạn? Lại ước thầm, giá mình thành cư dân Hà Nội phố.

Đi hết dải đất dài cong cong hình chữ S, nơi nào cũng thấy mến, thấy thương nhưng yêu nhất vẫn là ba vùng đất đã gắn bó với tôi trong chiều dài của tên gọi đời người. Tôi yêu quê lúa Thái Bình như đứa con hiếu thảo yêu người mẹ hiền cả cuộc đời tần tảo; yêu Đồng Nai như chàng trai trẻ yêu cô gái căng tròn sức sống dậy thì. Với Hà Nội, có lẽ tôi dành phần nhiều hơn bởi tình yêu đó có sự thiêng liêng của hai từ Tổ quốc, là tình yêu được truyền lại mà lại như có phần mặn mòi của tình máu mủ, ruột rà và có sự thăng hoa của tình yêu đôi lứa. Tình yêu ấy lại được chắp thêm bởi sự cảm nhận về nhạc, về thơ, về họa và cả hoa, hỏi rằng sao tôi không yêu Hà Nội nhiều cho được?

Ừ, cũng có thể người ta yêu nhau hơn vì xa nhau nhưng đặt tay lên tim mình, tôi biết đó là một tình yêu đích thực, một tình yêu đã hơn bốn mươi tuổi đời, đủ lớn, đủ chín chắn để xếp chung vào một ngăn mang tên ngăn của những mối tình vĩnh cửu.

Yêu lắm, Hà Nội ơi!

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Trâm Oanh. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.

Bài liên quan
  • Ấm áp tình người Hà Nội
    Nghĩ đến Thăng Long - Hà Nội, nơi “lắng hồn núi sông ngàn năm”, từ thẳm sâu thời gian, ký ức miên man về ân tình người Hà Nội trong tôi lại bừng dậy, tuôn trào. Cảm xúc thúc giục tôi mỗi lần ra Hà Nội phải giành chút thời gian, lúc thì tạt ngang qua Bến Nứa bằng xe xích lô đạp, hòa vào dòng người và xe cộ; lúc thì tản bộ lang thang dọc phố Thợ Nhuộm mà ngày xưa cảm giác như nó dài hun hút.
(0) Bình luận
  • Nhớ gì khi xa Hà Nội
    Thanh xuân tươi đẹp nhất của tôi gắn bó cùng Hà Nội. Đó là quãng đời sinh viên tươi vui, hồn nhiên được cùng các bạn đồng trang lứa sinh sống và học tập giữa lòng Thủ đô, dưới mái trường Học viện hành chính Quốc gia. Lần đầu tiên bước ra khỏi ngưỡng cửa an toàn của gia đình, Hà Nội đã hiếu khách đón nhận, ôm tôi vào lòng, gieo vào tâm hồn thật nhiều kỉ niệm đặc biệt. Để rồi sau khi ra trường, trở về quê hương công tác, lòng tôi lại bồi hồi xao xuyến mỗi khi nhớ về Hà Nội với những hồi tưởng xuyến xao về quãng đời sinh viên.
  • Tô thắm Hà Nội bốn mùa hoa
    Có lẽ hiếm có Thủ đô của đất nước nào trên thế giới lại có đủ thời tiết đặc trưng của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, cùng với đó là thiên nhiên tuần hoàn luân chuyển quay vòng bốn mùa như Hà Nội. Để tạo nên diện mạo của Thủ đô, ngoài các công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh… thì còn có cả hệ thống cây xanh và hoa cỏ được trồng khắp các nẻo đường của Hà Nội.
  • Một thoáng Thủ đô, một đời vương vấn
    Tôi đến Thủ đô vào một ngày hè chói chang nắng lửa. Cảm giác nóng nực không ngăn nổi sự hiếu kì trong tôi về mảnh đất ngàn năm văn hiến, về những con người tao nhã, văn minh. Tôi thả hồn phiêu diêu qua từng con phố, lắng tai nghe nhịp thở của Hà thành mà nao nao hồi tưởng về những điều mình đã đọc, đã biết về lịch sử, con người nhân kiệt nơi đây.
  • Giai nhân trong bức ảnh Hà thành bất tử
    Nhân dịp 70 năm giải phóng Thủ đô xin được dâng truyện ngắn này như một nén nhang thơm để tưởng nhớ những nghĩa sĩ anh hùng đã dâng hiến đời mình cho cuộc chiến đấu giải phóng Thủ đô. Trong đó có vợ chồng ông Hai Hiên. Hai Hiên - vị lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa “Hà thành đầu độc” năm 1908. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã làm chấn động 3 cõi Đông Dương khiến Paris phải run sợ. Ông Hai Hiên lúc đó mới ngoài 30 tuổi, bị thực dân Pháp xử tử chặt đầu, rồi treo thủ cấp ở Cửa Đông thành, nhằm uy hiếp tinh th
  • Nắng thu theo lối tôi về Hà Nội
    7 giờ sáng, đáp xuống nơi Thủ đô, trái tim của cả nước, tôi lại càng tự hào vì là người con Việt Nam. Đã lâu lắm rồi, kể từ ngày tôi xa nơi đây, hân hoan lắm, 7 tiếng trên máy bay đem tôi về quê nhà. 7 năm xa nhà, tôi từ nơi xa học và làm việc trở về nhưng ký ức của tôi và nơi này không thể xóa nhòa. Từ trên máy bay và từ sân bay về trung tâm, tôi càng thấy sự thay đổi rõ rệt của một Hà Nội chuyển mình, hiện đại, văn minh.
  • Cả nhà ước năm mới
    Đêm 30, sau khi tôi và Thạo (con cả của tôi) chuẩn bị xong mâm cúng giao thừa, như đã thống nhất, cả nhà quây quần bên bàn trà để cùng nhau mơ ước.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Quận Thanh Xuân: Kiên quyết nói “Không” giao xe cho học sinh chưa đủ điều kiện tham gia giao thông
    Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) Lê Hồng Thắng vừa cho biết, UBND quận mới đây đã ban hành Kế hoạch thực hiện quy định của pháp luật về “Không giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông” trên địa bàn quận.
  • Khởi tranh Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup 2024
    Ngày 21/11, tại Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra buổi Họp báo và Công bố Vòng chung kết Giải bóng đá các cơ quan báo chí toàn quốc Press Cup lần thứ 8 năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội ơi trong trái tim ta
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO