Cuộc thi viết Hà Nội & Tôi

Hà Nội, Phú Quang và tôi...

Nguyễn Ánh Nguyệt 11:45 23/05/2023

Tôi nhớ như in buổi sáng u ám ấy, buổi sáng nghe tin Phú Quang mất. Lòng tôi nặng trĩu. Nhạc Phú Quang đã cùng tôi đi suốt thanh xuân. Tôi thần tượng ông, như bao bạn bè cùng trang lứa.

anh-2-mb.jpg
Tôi yêu nhạc Phú Quang và yêu Hà Nội bằng thứ tình yêu không thể lý giải, nó mơ hồ như sương khói mà vô cùng bền chặt. 

18 tuổi, lên Hà Nội học đại học với hành trang là đôi mắt to tròn ngơ ngác, tôi yêu và thất vọng với mối tình đầu. 18 tuổi, lần đầu tiên tôi tìm đến Phú Quang, vịn vào âm nhạc của ông mà đứng dậy...

Những năm 1990, đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, Hà Nội chưa san sát nhà cửa, rộn ràng hàng quán và nhộn nhịp người xe như bây giờ. Trường Đại học Sư phạm đã 45 năm tuổi đời, trang nghiêm ẩn mình giữa bạt ngàn cây cối. Ký túc xá của trường đẹp như một bài thơ với những khuôn cửa hình ô vuông ngập nắng. Thật tiếc, tôi không đủ tiêu chuẩn để ở ký túc. Tôi thuê một căn phòng nhỏ trong khu trọ bình dân gần trường.

Hè năm ấy, cả khu trọ chỉ còn mình tôi, không dám về quê, không dám nhìn thẳng vào sự thật, không dám đối diện với người đàn ông đã phản bội mình. Đêm lạnh, tôi ngồi bó gối trong căn phòng nhỏ, vừa khóc vừa lẩm nhẩm những ca từ cứ xoáy vào tim tôi, vò xé tâm hồn tôi, làm tôi thêm xa xót: Chỉ còn mùi hoa sữa nồng nàn trong căn phòng nhỏ. Đêm cuối thu trăng lạnh mờ sương. Chỉ còn nỗi im lặng phố khuya không gian dạ hương sâu thẳm. Từng tiếng chim đêm khắc khoải vọng về. Chỉ còn mênh mông gương hồ. Từng hàng cây góc phố ngây ngô nhìn nhau. Chỉ còn hơi ấm mối tình đầu. Anh đi có đôi lần nhìn lại. Chỉ còn em còn em, im lặng đến tê người... Phú Quang đã cùng tôi, dìu tôi đi qua nỗi đau đầu tiên như thế...

Tôi yêu nhạc Phú Quang và yêu Hà Nội bằng thứ tình yêu không thể lý giải, nó mơ hồ như sương khói mà vô cùng bền chặt. 4 năm sống ở Hà Nội, chưa từng một lần tôi muốn rời khỏi nơi đây. Những ngày nghỉ dài, trong khi các bạn cùng lứa về quê, thì tôi chọn ở lại Hà Nội. Sinh viên rời đi, Thủ đô vắng và buồn. Chiều đến, khi nhà nhà thổi lửa, tôi lặng lẽ đạp xe trên những con phố rộng dài thênh thang, hít hà mùi hương khắc khoải và thanh nhã của Hà thành. Mùi hương ấy thật lạ. Không phải hương hoa sữa mỗi độ thu về, không phải hương mùi già dịp xuân sang Tết đến… Nó là thứ hương vô cùng đặc biệt, thứ hương gợi nhớ ký ức và những nét cổ kính, trầm mặc của Hà Nội xưa...

Đến tận bây giờ, mỗi lần về Thủ đô, chạy xe chầm chậm trên những con phố thân quen vào đêm khuya muộn, tôi vẫn cảm nhận rõ mồn một mùi hương thân thuộc ấy, mùi hương sẽ ám ảnh và lôi cuốn tôi suốt cả cuộc đời...

Tuổi 40, tôi sống mờ nhạt như bao phụ nữ bình thường khác. Bảo tôi từng hạnh phúc không? Có! Bảo tôi từng bất hạnh không? Có! Làm gì có ai trên đời chỉ toàn hạnh phúc hoặc toàn bất hạnh. Nhưng tôi không còn hoài bão, không còn ước mơ, tôi nhàn nhạt và vô vị như chính trái tim tôi!

Rồi Hà Nội với những ngày dịch dã, với lo sợ bệnh tật và cái chết ám ảnh. Con trai tôi, em trai tôi, những người yêu thương nhất của tôi đều ở Hà Nội. Có lúc với tôi, thế giới chỉ thu nhỏ bằng thủ đô yêu dấu. Trái tim tôi hướng về thủ đô. Nhớ lắm mà không thể gặp mặt, không thể trở về. Tôi lại tìm đến Phú Quang, đắm chìm trong âm nhạc ngọt ngào của ông, nghe từng giai điệu vuốt ve, an ủi: Ôi nỗi nhớ muôn đời vẫn thế. Như dòng sông Hồng cuộn đỏ mãi trong tôi!

Dịch tạm yên, tôi về Hà Nội. Tôi nhỏ bé, gầy guộc như cây bàng già khẳng khiu qua mùa rụng lá. Hành trang mang theo là trái tim xác xơ sau cuộc hôn nhân đổ vỡ. Hà Nội ùa vào tôi, đón tôi bằng một chút bóng đêm trên đường phố quen, bằng một chiều sương giăng lối cũ. Tôi lại đi bộ dọc cầu Long Biên, nghe tiếng còi tàu u u với những vòng quay xình xịch; nghe các thanh sắt tuổi đời hơn trăm năm thổn thức với nhau về tình yêu và nỗi nhớ. Gió sông Hồng mơn man trên tóc tôi, òa xuống vai tôi. Cơ thể tôi mềm ra, những căng thẳng trên mắt, trên môi và trong tim như được vuốt ve, xoa dịu. Lại đi trong đêm bình yên, bình yên. Cơn gió lang thang về chốn quê nhà. Lại ghé con sông từng đêm, từng đêm. Rì rào bên ta nỗi nhớ khơi xa… Ca từ của Phú Quang, âm nhạc của Phú Quang cứ ngân nga, ngân nga trong tôi như thế…

Hà Nội ơi, vẫn còn đây không gian cổ kính với nóc cũ rêu phong, mái ngói xô nghiêng và cây bàng mùa đông xơ xác. Vẫn còn đây Văn miếu Quốc Tử Giám uy nghiêm, Tháp Rùa Hồ Gươm cây xanh rợp bóng, cầu Thê Húc cong cong dẫn vào đền Ngọc Sơn, chùa Trấn Quốc thâm nghiêm và chùa Một Cột như đóa sen nở ngàn năm trong lòng Hà Nội… Nhưng thủ đô bây giờ đã khác xưa, hiện đại hơn, khang trang hơn, ngày một thay da đổi thịt. Những dãy phố sầm uất hàng quán và rực rỡ ánh đèn; những cao ốc vút tận trời xanh, người và xe nối đuôi nhau vô tận… Tôi bỗng thấy nhỏ bé như một dấu chấm ngân nga giữa mảnh đất nghìn năm văn hiến mà tôi luôn khắc khoải ngóng về.

Nhiều người nói với tôi: Nhắc đến Hà Nội không thể không nhắc đến Phú Quang, và nghĩ về Phú Quang là nghĩ về Hà Nội. Những bản tình ca da diết, sâu lắng của ông được nhiều người yêu thích, đã trở thành một phần không thể thiếu của thủ đô thân yêu.

Phú Quang ơi, nơi kia xa lắm, hẳn ông biết trời hôm nay xanh như mắt biếc, có một Hà Nội đang ngây ngất nắng và run run heo may...

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Nguyễn Ánh Nguyệt. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.
Bài liên quan
  • Hà Nội ngày trở gió
    Hà Nội những ngày trở gió như mang đến chút hanh hao không phải của nắng, cũng không phải của gió, mà là của lòng người, của những vụng dại thuở mới yêu.
(0) Bình luận
  • Hà Nội, mùa đầu nỗi nhớ
    Tôi chậm rãi bước từng bước nhẹ nhàng trên một con phố nhỏ quanh Hồ Tây, từng chiếc lá vàng từ tốn rơi trên mặt đường tấp nập người qua lại, mặt hồ còn nhấp nhô phản chiếu những tia nắng mờ nhạt còn sót lại của buổi hoàng hôn. Dường như thời gian đang trôi chậm lại để tôi có thể cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp của miền đất Thủ đô, mà trước đây tôi chỉ có thể trông thấy qua lớp màn ảnh vô giác.
  • Ấn tượng thiên nhiên giữa lòng Hà Nội
    Dạo ấy, gần hai năm trước, nhân chuyến công tác Thủ đô, đoàn chúng tôi tổ chức chuyến thực tế thực sự ý nghĩa. Cho đến bây giờ, mọi người vẫn còn luyến tiếc, bởi với thời gian một ngày, chúng tôi chưa thể nào tiếp cận trọn vẹn không gian của “địa chỉ đó”. Cách trung tâm thành phố gần 40km về phía Tây, nơi hội tụ các sản phẩm văn hoá truyền thống của 54 dân tộc anh em. Nơi đó là “Làng Văn hoá các dân tộc Việt Nam” thuộc Khu du lịch Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
  • Vé không khứ hồi
    Viết gì đây? Khi mỗi lần nhớ đến thời thơ ấu lòng lại buồn thương da diết. Tuổi thơ yêu dấu trong lòng Hà Nội, nơi mở ra những trang màu hồng đầy ắp kỷ niệm của hai đứa chúng tôi. Nay xa rồi tất cả tầm tay với.
  • Gửi cậu của một năm sau
    Bây giờ, tớ là một cô sinh viên năm ba vô lo, vô nghĩ chuyện tương lai. Hoặc đã từng nghĩ nhưng không quá nhiều lo lắng. Một năm sau cậu sẽ làm gì? Cậu sẽ trở thành ai? Liệu cậu có tiếp tục cuộc sống nơi Hà Nội nhộn nhịp xô bồ hay trở về miền quê yên bình của riêng cậu? Tớ chắc sẽ không khuyên nhủ gì cậu đâu, nhưng tớ muốn nói với cậu, mặc cho việc kiếm việc khó khăn, mặc cho áp lực cơm, áo, gạo, tiền đè nặng lên vai cậu thì đã từng có một Hà Nội yêu thương, che chở, bảo vệ cậu đến nhường nào.
  • Hà Nội mến thương
    Quê hương là nơi chôn nhau, cắt rốn, là nơi để những đứa con xa quê nhung nhớ mỗi khi có cơn gió hiu hiu thổi qua làm dấy lên cả một bầu trời nhung nhớ. Nhưng có những vùng đất ta sẽ gặp khi bước ra khỏi luỹ tre làng, để rồi khẽ thương từ độ nào không hay. Bởi ở nơi ấy, có những kỷ niệm, có những con người làm ta cảm mến, lưu luyến chẳng nỡ rời xa.
  • Hà Nội và những người thầy
    Tôi cùng một số bạn bè đến Thủ đô, dự Lớp bồi dưỡng viết văn Nguyễn Du, do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức. Chiều cuối thu bên Hồ Tây, bốn người không chung giọng nói, cùng nhau nhâm nhi li bia hơi Hà Nội và đĩa mực khô nướng Quảng Bình. Được dịp, chuyện nổ như rang ngô, niềm vui cứ thế thăng hoa, khiến câu chuyện cũng trở nên không đầu không cuối…
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội, Phú Quang và tôi...
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO