Danh thắng & Di tích Hà Nội

Trại “An trí” Thanh Liệt (huyện Thanh Trì)

Sơn Dương (t/h) 04/10/2023 16:30

Trại “An trí” hiện nay thuộc xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Thanh Liệt vốn là một miền đất cổ, dân cư tụ hội đông đúc, nằm kề bên dòng sông Tô Lịch, có truyền thống yêu nước và văn hoá lâu đời, quê hương của danh nhân Chu Văn An và tướng Phạm Tu.

Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, nhân dân xã Thanh Liệt một lòng, quyết tâm theo Đảng bảo vệ cán bộ, góp phần giải phóng Thủ đô.

Đầu năm 1950, ngoài nhà tù Hoả Lò đã có từ lâu và 2 nhà tù nữa là Nhà rượu Gia Lâm và Nhà Tiền mới xây dựng năm 1947, thực dân Pháp xây dựng thêm một trại “An trí” tại thôn Văn, xã Thanh Liệt, nhằm mục đích thí điểm một trại cải huấn để tra tấn tinh thần và thể xác các chiến sĩ cách mạng không may rơi vào tay chúng, đồng thời để chúng mị dân, đánh lừa dư luận xã hội. Trại “An trí” Thanh Liệt chỉ tồn tại có 4 năm (từ 1950 đến 1954) nhưng đã có hàng nghìn lượt cán bộ chiến sĩ của Thủ đô và các miền Tổ quốc bị địch bắt và giam cầm tại đây. Các đồng chí luôn nêu gương kiên trung bất khuất đấu tranh chống kẻ thù. Hiện nay, Trại “An trí Thanh Liệt là Trung tâm Thẩm vấn Quốc gia thuộc Bộ Công an quản lý.

Trong nhiều năm, đặc biệt là những năm gần đây, Đảng bộ và nhân dân huyện Thanh Trì luôn quan tâm đến phát triển kinh tế, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và đời sống tinh thần cho nhân dân. Giữ gìn phát huy các di sản văn hoá, di tích cách mạng kháng chiến là một trong các chương trình hoạt động của Đảng bộ huyện. Dịp kỷ niệm 50 năm giải phóng Thủ đô, Uỷ ban nhân dân xã Thanh Liệt long trọng tổ chức lễ gắn biển di tích cách mạng - kháng chiến. Buổi lễ có sự tham gia của các bác đã từng bị giam giữ tại trại “An trí” này thời chống Pháp, có các em học sinh, thanh thiếu niên đại diện cho thế hệ trẻ của xã Thanh Liệt, của huyện Thanh Trì đến dự. Biển di tích cách mạng - kháng chiến trại “An trí Thanh Liệt được gắn trên bệ đá cao trong một vườn hoa nhỏ cạnh cổng ra vào của Trung tâm Thẩm vấn Quốc gia ngày nay.

Tự hào với truyền thống cách mạng của quê hương, nơi gắn biển di tích cách mạng - kháng chiến luôn được chăm sóc, sạch đẹp khang trang bốn mùa hoa lá xanh tươi./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Trại “An trí” Thanh Liệt (huyện Thanh Trì)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO