Danh thắng & Di tích Hà Nội

Nhà thờ Nguyễn Hữu Liêu (quận Bắc Từ Liêm)

Sơn Dương (t/h) 14:58 27/04/2023

Nhà thờ Nguyễn Hữu Liêu thuộc phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Di tích nằm về phía tây thành phố, cách trung tâm Hà Nội 14km.

Nguyễn Hữu Liêu (1532 - 1597) quê ở làng Tây Đam xưa, nay là Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, là một viên tướng nổi tiếng, có công trong việc phò Lê Trung Hưng đánh bại nhà Mạc, lấy lại thành Thăng Long năm 1591.

Tổ tiên bảy đời của Nguyễn Hữu Liêu tên tự là Giác Tính, người Trung Quốc đời Minh sang ta buôn bán rồi lấy vợ người ở làng Ông Mặc (nay là Hương Mạc, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh). Người con (tổ sáu đời) di cư sang làng Tây Đam (Tây Tựu). Dòng họ của ông nhiều người làm quan, đô đốc... nhà Lê và nhà Mạc. Thuở nhỏ, ông mồ côi, cảnh nhà bần bách. Năm 17 tuổi, ông vào Thanh Hóa làm con nuôi người cậu họ là Nguyễn Khảng Khải hồi đó đã bỏ quan nhà Mạc vào làm quan với nhà Lê. Từ đó đến năm 1555, ông theo Nguyễn Khảng Khải đánh quân Mạc, được trọng dụng và luôn lập nhiều công lớn trong việc giúp vua Lê và họ Trịnh đánh Mạc. Ông được phong chức Thái uý Dương Quốc Công. Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương đã viết: “Ông là người tinh anh, sáng suốt, dũng cảm và quyết đoán. Mỗi khi ra trận, khí hăng hái lên tận mây, tiếng gầm thét như nổi gió mạnh, ba quân vì thế hăng say chiến đấu, không trận nào không thắng. Thế mà chất phác, trung thực, giữ đúng lễ, đương thời khen ông là tướng giỏi”.

Nguyễn Hữu Liêu mất ngày 5 tháng bảy âm lịch năm 1597, thọ 66 tuổi.

Nhà thờ Nguyễn Hữu Liêu toạ lạc trên một khu đất rộng giữa khu vực cư trú của dân làng (thôn II, xã Tây Tựu). Các kiến trúc của nhà thờ nép mình dưới những tán cây ăn quả xanh tươi bốn mùa và nằm trong một khuôn viên khép kín bởi hệ thống cây xanh và tường bao xung quanh di tích, bên trái nhà thờ có vườn cây ăn quả và một hồ nước rộng tạo một cảnh quan thoáng đãng và sự tĩnh mịch cho nơi thờ cúng. Nhà thờ có bố cục kiến trúc kiểu chữ “nhị”, gồm nhà Bái đường và Hậu cung.

Trải qua thời gian dài tồn tại, binh hoả và chiến tranh chống giặc ngoại xâm đã có những tác động lớn đến sự trường tồn của di tích. Hiện nay tại nhà thờ còn bảo lưu các di vật: Các pho tượng thuộc nghệ thuật thế kỷ XVIII - XIX, hoành phi, câu đối, hương án, chuông đồng cùng nhiều đồ thờ tự khác như cây đèn, cây nến, lọ hoa...

Nhà thờ họ Nguyễn Hữu Liêu là nơi giáo dục, phát huy truyền thống thượng võ và truyền thống văn hoá dân tộc cho các thế hệ và mỗi thành viên của cộng đồng, ngày hội làng hàng năm của vùng Tây Tựu vẫn duy trì hội đấu vật truyền thống, để chọn người có sức khoẻ và tài năng võ nghệ. Từ đó củng cố mối đoàn kết cộng đồng, rèn luyện thể chất và tinh thần cho mỗi thành viên của cộng đồng. Đối với dòng họ Nguyễn Hữu là nơi giáo dục truyền thống “uống nước nhớ nguồn”. Hàng năm, vào ngày mùng 5 tháng bảy âm lịch (ngày mất của Nguyễn Hữu Liêu), con cháu của dòng họ lại tụ hội về nhà thờ để tưởng nhớ tới tổ tiên và nhắc lại truyền thống của dòng tộc, củng cố mối đoàn kết huyết tộc thêm bền vững góp phần tăng cường khối đoàn kết cộng đồng.

Nhà thờ Nguyễn Hữu Liêu đã được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử lưu niệm danh nhân năm 1996./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 01

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • UNESCO trao Bằng công nhận Công viên địa chất toàn cầu Lạng Sơn
    Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn là minh chứng rõ nét cho nỗ lực gìn giữ và quảng bá di sản văn hóa Việt Nam cùng với các di sản văn hóa phi vật thể như tín ngưỡng thờ Mẫu, hát Then của người Tày, Nùng, Thái...
  • 9 tựa sách hay trong Tủ sách gia đình của Nhã Nam
    Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 là dịp để mỗi người lắng lại, cảm nhận rõ hơn giá trị của tình thân, của những khoảnh khắc bên nhau giản dị mà quý giá. Trong nhịp sống hiện đại, một trong những cách đẹp đẽ để giữ gìn và bồi đắp sợi dây gắn kết gia đình chính là cùng nhau đọc sách – những cuốn sách đầy yêu thương, sẻ chia và thấu cảm. Hiểu được điều đó, Nhã Nam đã kỳ công tuyển chọn và xây dựng Tủ sách Gia đình. Đây là những cuốn sách giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, lan tỏa giá trị yêu thương trong mỗi mái ấm, để mỗi em bé đều được lớn lên trong vòng tay chan chứa hạnh phúc của gia đình.
  • Phu nhân Tổng Bí thư và Tổng Giám đốc UNESCO tham dự triển lãm ảnh "Chúng tôi có thể"
    Các tác phẩm là sản phẩm tiêu biểu của dự án “Chúng tôi CÓ THỂ” – sáng kiến phối hợp giữa UNESCO và Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng đến mục tiêu trao quyền học tập và phát triển toàn diện cho phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số tại các vùng khó khăn.
  • Người đẹp Phú Yên Hà Trúc Linh đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2024
    Hà Trúc Linh - 21 tuổi, quê Phú Yên, sinh viên Đại học Tài chính Marketing TP HCM - vượt top 24 để đoạt vương miện Hoa hậu Việt Nam 2024.
  • Ra mắt sách “Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn"
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt cuốn sách "Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn", tuyển chọn các bài viết tiêu biểu của nữ trí thức trên tuần báo Phụ nữ tân văn – một diễn đàn quan trọng trong phong trào nữ quyền Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ấn phẩm dày 600 trang, do Đoàn Ánh Dương biên soạn và giới thiệu, được phát hành trên toàn quốc từ tháng 6/2025.
  • Hà Nội nêu cao tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”
    Tại kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra sáng 27/6, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố, bảo đảm thực hiện đúng phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.
  • Phát động cuộc thi ảnh báo chí 'Việt Nam trên hành trình đổi mới’
    Cuộc thi ảnh báo chí “Việt Nam trên hành trình đổi mới” do Báo Nhân Dân phối hợp Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức nhằm tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, những thành tựu về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như vị thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế trong quá trình 40 năm đổi mới.
  • Hà Nội sửa đổi, bổ sung quy định phân cấp nguồn thu, chi để mô hình chính quyền địa phương 2 cấp hoạt động hiệu quả
    Để có cơ sở điều chỉnh, giao dự toán ngân sách năm 2025 cho các xã, phường sau sắp xếp đảm bảo nguồn ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ được giao từ ngày 1/7/2025, HĐND Thành phố Hà Nội ngày 27/6 đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định tại Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 08/12/2022 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách, định mức phân bổ ngân sách Thành phố và tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2023-2025.
  • Trình chiếu loạt phim đỉnh cao của Hàn Quốc tại Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3
    Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3 diễn ra từ ngày 29/6 – 5/7 sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc biệt khán giả sẽ có cơ hội gặp gỡ nhiều diễn viên Hàn Quốc.
  • Festival Nông sản Hà Nội: Thúc đẩy mô hình canh tác, chế biến và tiêu dùng nông sản gắn với văn hóa – du lịch
    Từ ngày 26 - 29/6/2025, tại quận Tây Hồ, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp UBND quận Tây Hồ tổ chức Festival Nông sản Hà Nội lần thứ 4 – sự kiện xúc tiến thương mại nông nghiệp thường niên đang ngày càng khẳng định vị thế là điểm hẹn lớn của người tiêu dùng và các nhà sản xuất nông sản trên cả nước.
Nhà thờ Nguyễn Hữu Liêu (quận Bắc Từ Liêm)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO