Danh thắng & Di tích Hà Nội

Miếu Quán Đầm (quận Nam Từ Liêm)

Sơn Dương (t/h) 16/05/2023 18:59

Miếu Quán Đầm thuộc phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Hiện nay, miếu Quán Đầm nằm trong khuôn viên (phía vườn cây xanh) của Trung tâm Hội nghị Quốc gia (địa bàn phường Mễ Trì), được tôn tạo rất khang trang.

mieu-dam.jpg
Miếu Quán Đầm

Miếu Quán Đầm thờ Đông Hải đại vương.

Truyền thuyết dân gian kể rằng: Vùng Mễ Trì thuở hồng hoang có nhiều hồ đầm ngòi lạch. Thuở ấy ở Mễ Trì, có hai vợ chồng tuổi đã xế chiều, làm nghề đánh cá. Ông bà là người tu nhân tích đức luôn làm điều thiện, nhưng tuổi cao mà vẫn chưa có con nối dõi. Một hôm, ông kéo vó trên đầm, kéo mãi mà không được cá, chỉ được một quả trứng có màu sắc lung linh như ngọc. Ông liền đem về cho vào cái chum lớn. Thì lạ thay, khoảng 20 ngày sau, trứng nở ra một con rắn trắng. Ông lão quý rắn lắm, coi rắn như con luôn quấn quýt, ông đi kiếm những bông hoa thơm về nuôi rắn, những lúc phải đi đánh cá kiếm ăn thì ông nhờ bà lão chăm sóc giúp. Thế rồi khoảng 100 ngày sau, một đêm trời bỗng nổi giống tố, mây đen kéo đến đầy trời, sấm vang chớp giật và mưa ào ào trút xuống. Bỗng thấy rắn bò ra khỏi chum và trườn về phía đầm. Không quản phong ba giá lạnh, ông lão chạy theo gọi rắn, tiếng ông vang vọng trong gió mưa nghe đến não lòng não ruột:

“Rắn ơi! Về với ta đi! Ta hiếm hoi cũng coi rắn như con, đừng bỏ ta mà đi rắn ơi!”

Mặc cho ông lão gọi đến khản tiếng vẫn không thấy rắn trở lại, ông đứng lặng bên hồ và nghĩ: Chắc rắn là con vua Thuỷ Tề đã được Long Vương gọi về Thuỷ Phủ, nên ông chỉ biết ngậm ngùi quay lại lều cũ. Sáng hôm sau, trời quang mây tạnh, ông lão lại ra bờ đầm kéo cá. Đứng trên bờ đầm, ông khẽ khấn “Rắn ơi, nếu quả là linh thần hãy phù hộ cho ta kiếm được nhiều cá”. Ông vừa dứt lời thì lạ thay, mặt hồ rực lên một ánh hào quang chói lọi. Quả nhiên từ đấy, ông lão kéo được rất nhiều cá. Từ một người nghèo khổ trở nên sung túc, tiếng lành đồn xa, dân làng thấy lạ cho là chuyện thần kỳ, bèn lập miếu thờ bên đầm. Từ đấy miếu linh thiêng, dân làng luôn ra miếu cầu cuộc sống bình yên, mưa thuận gió hoà. Chuyện đến tai vua Lê, nhà vua bèn cử quan văn về tế lễ và phong là Đông Hải đại vương. Nhân dân Mễ Trì đã rước ngài về phối thờ ở đình.

Hiện tại miếu Đầm có cảnh quan rất đẹp, miếu quay hướng đông nam nhìn thẳng xuống đầm, xung quanh um tùm những cây cổ thụ. Có một cây xanh nhiều gốc, rễ xoè ra như ôm trọn lấy phía sau cửa miếu, lá cành thướt tha như bức rèm châu xanh đến ngát mắt./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 01

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khán giả Thủ đô hào hứng đón xem vở chèo cổ "Trinh Nguyên" do NSND Trần Quốc Chiêm phục dựng
    Tối 19/5, tại Rạp Đại Nam, đông đảo khán giả Thủ đô đã đến xem buổi tổng duyệt vở chèo cổ "Trinh Nguyên". Vở chèo được dàn dựng công phu từ sự tôn kính nghề và sự tâm huyết với chèo cổ của NSND Trần Quốc Chiêm.
  • Đẩy mạnh phân cấp trong lĩnh vực văn hóa, du lịch khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân về “Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của một số Nghị định quy định về phân cấp, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch; báo chí, phát thanh và truyền hình; thông tấn; xuất bản, in, phát hành, thông tin điện tử, thông tin cơ sở và thông tin đối ngoại khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp”.
  • Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), NXB Chính trị quốc gia Sự thật đã ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó đáng chú ý có cuốn sách “Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh” của tác giả - nhà văn Lê Xuân Đức (1939 – 2022) giúp người yêu thơ ca của Bác thêm thấu hiểu và cảm nhận rõ nét hơn tinh hoa trong từng câu chữ mà Người để lại, rút ra những chiêm nghiệm cho riêng mình và trên hết là những bài học lớn, sâu sắc về tư tưởng, về đầu tranh chính trị, về đạo lý làm người cho hôm nay và mai sau.
  • Hà Nội tiên phong tích hợp thủ tục hành chính trong Đảng lên Cổng Dịch vụ công quốc gia
    Các thủ tục hành chính trong Đảng đã được số hóa và tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia, đây là bước đi đột phá, thể hiện tinh thần tiên phong, gương mẫu của Thành phố Hà Nội trong triển khai chuyển đổi số, góp phần hiện thực hóa chủ trương chuyển đổi số trong toàn hệ thống chính trị.
  • Hà Nội: Danh sách tập thể, cá nhân đề nghị tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
    Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có thông báo số 1639/ TB-SGĐT về việc công khai tập thể, cá nhân đề nghị tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đừng bỏ lỡ
Miếu Quán Đầm (quận Nam Từ Liêm)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO