Danh thắng & Di tích Hà Nội

Đình Phú Mỹ (quận Hà Đông)

Sơn Dương (t/h) 10:27 09/05/2023

Đình Phú Mỹ thuộc phường Biên Giang, quận Hà Đông, Hà Nội.

Theo các vị bô lão trong làng kể lại, cách ngày nay khoảng 300 năm có gia đình họ Phạm Văn cùng một số dòng họ khác ở thôn Công (phường Đồng Mai ngày nay) thấy bên kia sông Ninh Kiều đất đai phì nhiêu liền đến đây khai khẩn lập ấp, dần dần mà lập lên làng xóm gọi là làng Phú Mỹ. Trước cánh mạng, làng Phú Mỹ thuộc tổng Đồng Mai, tỉnh Hà Đông.

Đình Phú Mỹ được tọa lạc giữa làng trông về hướng bắc. Nghi môn đình được xây dựng theo kiểu trụ biểu với ba lối đi. Qua một khoảng sân rộng lát gạch bát cổ là đình chính có kết cấu “Tiền nhất hậu đỉnh” gồm Tiền bái, Đại bái và Hậu cung. Tiền bái là một toà nhà ngang 5 gian, được làm kiểu hồi bít đốc hai mái chảy lợp ngói ri cổ. Bờ nóc, bờ dải đắp bờ đinh, hai đầu bờ nóc đắp hai đấu đỉnh. Vào bên trong Đại bái tương ứng với 5 gian là 6 bộ vì đỡ mái trên 4 hàng chân cột, các bộ vì đỡ mái được làm theo kiểu “thượng giá chiêng, hạ kẻ chuyền xà nách, bẩy hiện, bảy hậu”, “thượng chồng rường con nhị hạ kẻ chuyền xà nách bẩy hiện và bảy hậu”. Đại bái gồm 3 gian nhà ngang. Nhìn bên ngoài được làm như Tiền bái, vào bên trong là bốn bộ vì được làm thống nhất theo kiểu “thượng chồng rường con nhị hạ cốn, bẩy hiên trên quá giang trốn hàng chân cột”. Hai mặt của các bức cốn được chạm chìm với đề tài như long cuốn thuỷ, và các tích dân gian. Nối từ gian giữa Đại bái vào là Hậu cung, cũng là 3 gian nhà ngang. Nhìn từ bên ngoài, bờ nóc, bờ chảy đắp bờ đinh, hai đầu bờ nóc đắp đấu đỉnh, tường hồi bít đốc hai mái chảy lợp ngói ri. Vào bên trong tương ứng với ba gian là 4 bộ vì đỡ mái trên mặt bằng bốn hàng chân cột. Các bộ vì đỡ mái Hậu cung được làm cùng một kiểu “kèo kẻ quá giang” đơn giản thiên về độ bền chắc và thông thoáng cho không gian thờ thánh.

Đình Phú Mỹ thờ Thành hoàng làng là Đức đại vương Bản Cảnh Thành hoàng Hoàng Khắc Minh. Ông hiệu là Thuỷ Hiên tiên sinh, sinh năm Quý Dậu (1453) trong một gia đình dòng dõi Nho gia, quê ở làng Huyền Khê, nay là làng Đa Sỹ, phường Kiến Hưng, quận Hà Đông.

Hoàng Khắc Minh là cháu đích tôn Hoàng Trình Thanh - một danh nhân có đức nghiệp lớn thời Lê sơ. Ngài có tư chất thông minh, cha mất sớm nên ở với ông nội từ thuở ấu thơ, được tiếp xúc với nhiều dòng tư tưởng lớn, biết thực hành khí tiết đạo Nho. Khi ngài 10 tuổi, ông nội mất, đến năm 32 tuổi, vào đời Thánh Tông Nghị Hoàng Đế, niên hiệu Hồng Đức thứ 15 (Giáp Thìn - 1484), ngài dự thi và trúng tuyển Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân, được Lê Thánh Tông tin dùng và bổ nhiệm chức Bồi tụng Lễ bộ Hữu thị lang. Trong công việc, ngài liêm khiết và thẳng thắn nên được vua giao thêm trọng trách Đông các Đại học sĩ.

Truyện kể rằng: Có một lần sau khi đến thăm Dạ Đình về, vua Lê Thánh Tông có ý muốn phế hậu lập phi, ngài biết nên dâng sớ can ngăn, trong sớ có câu: “...Chốn khuê môn nền tảng trước sau cần phong cách đôn hậu, rực rỡ. Sao chẳng nhớ cái tính con tò vò và câu nói lưỡi dài là cái thang tai hoạ vậy...”. Sau khi xem, vua khen: “Ta có một bầy tôi thẳng thắn chính trực, xã tắc có một bầy tôi chân chính”. Và ý định phế hậu lập phi được bãi bỏ. Sau đó, ngài được vua thăng chức Thượng thư bộ Lễ, ban tước Lương Nhân Hầu.

Khi đương nhiệm, ngài từng phụng mệnh vua đi sứ, kinh lý, kiểm tra các địa phương trong nước. Ngài thường tâm niệm một điều là làm việc theo đạo Thánh hiền mà làm, lúc nào cũng khoan tâm với người, xét người xét việc, phân rõ ngay gian. Mãi đến năm 70 tuổi mới cáo lão về quê. Ở quê, ngài luôn quan tâm chăm sóc, dạy bảo con cháu học hành, thiên hạ ai cũng muốn gần gũi để nghe ngài dạy bảo. Ngài hoá vào giờ Thìn, ngày 12 tháng chạp năm Giáp Ngọ (1534), hưởng thọ 82 tuổi. Sau khi ngài hoá, nhân dân nhiều làng quanh vùng làm lễ yết xin cung thỉnh hành trạng và duệ huệ của ngài về thờ làm Thành hoàng làng.

Lễ hội truyền thống làng Phú Mỹ được mở vào 14 tháng giêng âm lịch hàng năm và kết thúc vào ngày 16 tháng giêng.

Đình đã được UBND tỉnh Hà Tây xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá năm 2006./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 01

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • Thêm một cuốn sách về tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam
    Để giúp bạn đọc hiểu rõ và đầy đủ hơn về các tôn giáo, đời sống tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam - Hỏi và đáp” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Đỗ Thị Thanh Hương.
  • Họa mi vương vấn
    Chọn cho mình một góc quán cà phê ngoài trời, tôi nhìn dọc theo Phố sách Hà Nội. Vài ba người có lẽ là khách du lịch đang thích thú chụp ảnh và lựa sách, thi thoảng so vai, sửa lại khăn choàng khi có cơn gió ngang qua.
  • [Podcast] Dẻo thơm hương vị bánh gai làng Giá
    Nhắc tới bánh gai có lẽ nhiều người sẽ nghĩ tới bánh gai Ninh Giang (Hải Dương), bánh gai bà Thi (Nam Định) hay bánh gai tứ Trụ (Thanh Hóa), nhưng nếu một lần được thưởng thức bánh gai làng Giá - Xứ Đoài của Thủ đô Hà Nội tại huyện Hoài Đức bạn sẽ nhớ mãi. Theo quan niệm của người dân làng Giá (xã Yên Sở, H. Hoài Đức), bánh gai là thể hiện cho con người giao hòa với trời đất, âm dương, vì thế, công đoạn làm bánh phải thật công phu.
  • Hà Nội đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp
    Nhằm phát huy các tiềm năng, lợi thế sẵn có của Hà Nội để phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp (nông nghiệp tuần hoàn); Thành phố sẽ triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh phát triển khoa học và ứng dụng, chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội hướng tới phát triển nông nghiệp xanh và bền vững.
Đừng bỏ lỡ
Đình Phú Mỹ (quận Hà Đông)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO