Check in Hà Nội

Miếu Đông Viên (huyện Ba Vì)

Sơn Dương (t/h) 09/04/2023 21:10

Miếu Đông Viên thuộc cụm di tích Đông Viên (đình, miếu Đông Viên, chùa Phúc Lâm), nằm về phía tây, cách trung tâm thủ đô Hà Nội gần 50km.

Miếu Đông Viên nằm trên địa vực đất Phong Châu, nơi các vua Hùng định quốc đô nước Văn Lang. Theo các nguồn tư liệu thành văn như thần phả, sắc phong, câu đối và hồi ức của nhân dân địa phương, thì miếu Đông Viên thờ thần Tản Viên, là một trong bốn vị thần bất tử biểu tượng cho sức mạnh và truyền thống đấu tranh anh dũng bền bỉ trong quá trình chinh phục tự nhiên và bảo vệ chủ quyền của dân tộc ta.

Thần Tản Viên có tên là Nguyễn Tuấn con của ông Nguyễn Công Hành và bà Đinh Thị Lĩnh, quê ở động Lăng Xương, huyện Thanh Nguyên, phủ Gia Hưng, đạo Hưng Hoá, Sơn Tây. Khi mới ra đời, Nguyễn Tuấn đã có vóc dáng cao lớn, vẻ mặt khôi ngô, tuấn tú khác thường. Năm Nguyễn Tuấn lên 6 tuổi thì cha mất, năm sau hai mẹ con lên núi Tản cư ngụ và kết bạn với Thần nữ Ma Thị Cao Sơn. Hai năm sau, nhớ phần mộ của chồng, hai mẹ con lại quay về động Lãng Xương và đổi tên cho con thành Nguyễn Tùng. Năm 12 tuổi Nguyễn Tùng theo học Lý Đường tiên sinh. Mấy năm sau, chàng làm con nuôi thần nữ Ma La rồi đưa mẹ cùng về núi Tản, ở Tản Viên được một năm thì bà mẹ mất. Nguyễn Tùng ở lại núi Tản với mẹ nuôi ngày đêm chăm lo luyện tập võ công cứu giúp dân lành. Cảm kích trước tấm lòng của Nguyễn Tùng, Thái Bạch Thần Tinh Tử Vi Thiên tướng đã trao cho Linh trượng, thần chú để tiếp tục cứu giúp sinh linh, diệt trừ tai ương, địch hoạ. Thời gian ở Lăng Xương thần được nhân dân kính phục suy tôn là “Thần sử”.

Thời bấy giờ, vua Hùng thứ 16 là Hùng Duệ Vương đang muốn chọn người tài, kén làm phò mã cho con gái xinh đẹp Mỵ Nương. Sơn Tinh Nguyễn Tùng đã cùng với Thuỷ Tinh ở hồ Động Đĩnh thi tài bất phân thắng bại, sau lại thi đem các đồ sính lễ. Do đến sớm nên Nguyễn Tùng được chọn làm phò mã và đưa công chúa về núi Tản Viên. Tức giận vì đến chậm nên Thuỷ Tinh đã dâng lũ lụt và cùng các loài thuỷ tộc vây đánh Sơn Tinh trên núi Tản Viên. Cuộc chiến đấu diễn ra vô cùng dữ dội, được sự ủng hộ của nhân dân, Tản Viên Sơn Thánh đã đẩy lùi được nước lũ, tai ương do thuỷ thần gây ra.

Cuối triều Hùng, giặc phương Bắc đem quân xâm lược nước ta, Tản Viên Sơn Thánh đã chỉ huy quân dân cả nước đánh tan quân xâm lược. Thắng trận trở về, Hùng Duệ Vương muốn nhường ngôi cho Tản Viên nhưng Tản Viên đã từ chối. Sau đó Thánh Tản đã cùng Duệ Vương bay về trời.

Giống như đình Đông Viên và chùa Phúc Lâm, miếu Đông Viên được xây dựng sớm trên khu đất cao, rộng rãi giữa làng, nhìn về phía tây. Niên đại khởi dựng của di tích không còn lưu lại nhưng qua những viên gạch trang trí hình rồng, hoa, lá và các mảng chạm khắc trên kiến trúc có thể khẳng định thời gian ra đời của di tích là thế kỷ XVII.

Miếu Đông Viên ngày nay có quy mô kiến trúc nhỏ gồm một nhà xây gạch, bốn mái lợp ngói ta. Nhà mở cửa bức bàn ở phía tường hồi, gian ngoài dùng để đựng đèn nhang và tế lễ. Gian trong có hệ thống sàn gỗ cao 1m20 làm cung cấm. Trong cung bày long ngai, bài vị và một số đồ tế khí như bát hương, hòm sắt. Đối diện với miếu về phía bên trái đình là một kiến trúc gạch nhỏ lộ thiên của tầng lớp nho sinh trong làng (khu vực này được các cụ già gọi là “văn chỉ”) và hệ thống tường bao, giữa xây một ban thờ cao 1m20, phía sau có bức bình phong trang trí hai con rồng lớn đang chầu mặt trời lửa, sát với văn chỉ là chùa Phúc Lâm.

Miếu Đông Viên là kiến trúc đặc trưng của hình thái tôn giáo tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng của người Việt. Cùng với đình Đông Viên và chùa Phúc Lâm, miếu Đông Viên là trung tâm sinh hoạt văn hoá, tỉnh thần của một làng quê truyền thống. Miếu Đông Viên đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử - văn hoá năm 1991./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 01

Bài liên quan
  • Đình Diến Táo
    Đình Diễn Táo thuộc thôn Diễn Táo, xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Ghi danh Cửu Đỉnh - Hoàng Cung Huế là di sản tư liệu thế giới
    “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế” đã được Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO ghi danh là di sản tư liệu thế giới.
  • Hà Nội: Lễ hội tôn vinh mối tình cao đẹp của Chử Đồng Tử - Tiên Dung
    Lãnh đạo UBND xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) vừa chia sẻ, công tác chuẩn bị tổ chức Lễ hội tình yêu 2024 tại xã Hồng Vân đã hoàn tất. Tối 8/5, tại Quảng trường Thống Nhất (phố đi bộ đêm) xã Hồng Vân, Lễ hội tình yêu 2024 sẽ khai màn.
  • Nhớ chuyến chụp ảnh ở Điện Biên năm ấy
    Thấm thoắt Chiến thắng Điện Biên “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã qua 70 năm. Ngày ấy tôi còn nhỏ, chưa đủ tuổi tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Hằng ngày, tôi chỉ thấy người lớn mua và đọc báo Tia sáng đưa tin về các máy bay của hãng “Đa-cô-ta”, máy bay “Bê-vanh-xít” (B.26) tại các sân bay Bạch Mai, Gia Lâm (Hà Nội) và phi trường Cát Bi (Hải Phòng - tên gọi sân bay Cát Bi ngày ấy), máy bay liên tục cất và hạ cánh chở lính nhảy dù, xe tăng, trọng pháo đổ xuống Mường Thanh - Điện Biên Phủ
  • Những kỷ vật biểu tượng của chiến dịch Điện Biên Phủ
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là dấu son chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Giờ đây, chiến tranh đã lùi xa, nhưng giá trị và thông điệp từ những kỷ vật kháng chiến của những năm tháng không thể nào quên sẽ còn mãi. Nó gợi nhớ một thời đạn bom, hy sinh thầm lặng, những cống hiến, đóng góp lớn lao của các thế hệ cha anh vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc.
  • Triển lãm giao lưu mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh - Huế - Hà Nội
    Mục tiêu của cuộc triển lãm nhằm thắt chặt tình cảm của hội viên  Hội Mỹ thuật 3 miền, thúc đẩy mối quan hệ học tập sáng tạo nghệ thuật trong lĩnh vực mỹ thuật của 3 thành phố lớn.
  • Xúc động lá thư gửi từ Điện Biên của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng gửi bạn thơ 66 năm trước
    Trong cuốn sách “Bốn năm sau và những trang viết về Điện Biên” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (nhà văn Nguyễn Huy Thắng biên soạn và chú dẫn), vừa được NXB Trẻ tái bản và phát hành, độc giả không khỏi xúc động với lá thư của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng viết từ Điện Biên năm 1958 gửi nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh.
  • "Những ngày Văn học châu Âu" tại Việt Nam: Giới thiệu những tác phẩm về đa dạng giới tính
    “Những ngày văn học châu Âu” sẽ diễn ra từ nay đến 19/5 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, giới thiệu những tác phẩm về đa dạng giới tính.
  • Liên hoan Kịch nói toàn quốc năm 2024
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định 1196/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức “Liên hoan Kịch nói toàn quốc - 2024”.
  • Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế, sản phẩm du lịch độc đáo trên sông Hương
    Để phát huy hơn nữa hoạt động quản lý, tổ chức và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch độc đáo trên sông Hương phục vụ du khách, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ra Quyết định số 21/2024/QĐ-UBND về việc Quản lý và tổ chức hoạt động biểu diễn Ca Huế.
  • Huyện Phú Xuyên (Hà Nội): Tổ chức triển lãm Chiến thắng Điện Biên Phủ và tri ân các chiến sĩ
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và hướng tới Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng huyện Phú Xuyên (30/7/1954 – 30/7/2024), Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện Phú Xuyên (TP. Hà Nội), Hội Cựu chiến binh và Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đầy tổ chức triển lãm ảnh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Miếu Đông Viên (huyện Ba Vì)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO