Cuộc thi viết Hà Nội & Tôi

Giọng nói người Hà Nội

Nguyễn Thị Minh Nguyệt 04/06/2024 08:55

Giọng nói người Hà Nội nghe như tiếng gió thoảng nhưng lại tròn vành rõ chữ, dịu dàng, mềm mại, thân thiện, chân thật...

2-324.jpg
Ảnh minh hoạ

"Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An".

Khi nghe tới hai câu ca dao cổ trên, sự liên tưởng của mọi người, dù ở đâu, cũng hướng về Hà Nội.

Vẻ đẹp của Hà Nội đã trở thành một "thương hiệu" quý, một niềm tự hào thầm kín và kiêu hãnh của người dân Thủ đô. Vẻ đẹp ấy không chỉ nằm trong dáng vẻ bên ngoài cổ kính sang trọng của những di tích lịch sử có bề dày hàng nghìn năm văn hiến hay trong ẩm thực thơm ngon và tinh tế, mà còn nằm trong chiều sâu tâm hồn người Hà Nội, cốt cách người Hà Nội và một đặc trưng khó lẫn vùng miền, đó là giọng nói người Hà Nội.

Giọng nói người Hà Nội nghe như tiếng gió thoảng nhưng lại tròn vành rõ chữ, dịu dàng, mềm mại, thân thiện, chân thật chứ không pha điệu đà, giả tạo. Lời nói lễ phép, có chủ ngữ vị ngữ rõ ràng, thể hiện phong thái lịch sự, đúng mực kèm với hành vi lễ độ, kính trên nhường dưới.

Có thể thấy, người Hà Nội "gốc" chẳng bao giờ tranh hơn thua bất cứ điều gì, nhất là trong lời ăn tiếng nói. Nếu có thua thiệt, họ cũng lẳng lặng nhận về rồi sau một thời gian, người đối diện sẽ nhận ra đức tính quý ấy mà thêm phần nể trọng.

"Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau".

Giữa xã hội phát triển nóng thì mọi lời nói dường như bị xem nhẹ hơn những động thái khác. Sự thực dụng cũng gắn con người với những mưu cầu lợi ích vật chất. Vì thế, giá trị của vật chất được coi trọng hơn sự mực thước của lời nói.

Trên đường phố, chúng ta không hiếm nghe thấy những lời giao tiếp ồn ã, to tiếng... Chỉ đến khi, con người có đủ sự từng trải, trái tim đầy rẫy sự tổn thương mới thấy sự tinh tế trong lời nói giống như một dòng nước mát lành chảy giữa dòng đời khô hạn, khiến cho người nghe dễ xúc động, rung cảm.

Người Hà Nội "gốc" đã "lọt thỏm" giữa cộng đồng dân cư từ nhiều miền Tổ quốc tập trung về học tập, lao động và cùng chung sức xây dựng Thủ đô. Chính vì vậy mà giọng nói đã pha tạp nhiều âm sắc. Sự dịu dàng, thanh lịch, nền nã của người Hà Nội nay bỗng trở thành hiếm hoi giữa chính Thủ đô ngàn năm văn hiến, thật luyến nhớ và đáng tiếc biết bao.

Giữa những năm sôi động của cuộc kháng chiến, giữa bom gào đạn rít, ta vẫn nhận ra Hà Nội với vẻ đẹp thanh cao, thơ mộng, một cô gái ngồi bên khung cửa sổ đánh đàn, tiếng đàn ngân nga len vào những tâm hồn khát khao sự sống, hòa bình. Chàng trai đạp xe đèo người yêu đi giữa hàng cây rợp bóng mát, đường phố thanh bình yên ả, tưởng như chưa từng xảy ra nỗi đau thương, mất mát. Hình ảnh ấy nay đã lùi xa nhường cho một Hà Nội nhộn nhịp xô bồ, chật cứng xe cộ ồn ào và những con người lúc nào cũng vội vã, xô bồ. Sự thanh cao, trầm tĩnh bỗng trở nên hiếm hoi và thường chỉ có ở đức tính của người Hà Nội "gốc".

Thế nào được gọi là "Người Hà Nội", có lẽ không nên "bó cứng" theo quan niệm xưa cũ nữa (tổ tiên, cha ông gốc gác người Hà Nội), mà nên chăng, thay một quan niệm mới, người Hà Nội là người đã được sinh ra và lớn lên tại Hà Nội; gắn bó với Hà Nội suốt thời thơ ấu. Như vậy, trách nhiệm của công dân Thủ đô sẽ được phát huy tối đa.

Hà Nội đang sống giữa những ngày phát huy các giá trị văn hóa được đẩy mạnh hơn bao giờ hết, vì thế, nên chăng thành phố cũng có một giáo trình "Văn hóa người Hà Nội" đưa vào học đường. Để các em được học về nguồn gốc ra đời thành Thăng Long và các giá trị lịch sử cốt lõi; về cốt cách con người, về ẩm thực của Hà Nội; để từ đó góp phần gìn giữ những giá trị tinh thần quý báu của Hà Nội, làm nên một Thủ đô xứng đáng hơn nữa với tầm vóc lịch sử và vị thế quốc gia.

Nhưng trước hết, xin hãy bắt đầu từ giọng nói Người Hà Nội! Khi người Hà Nội giao tiếp văn minh thì buộc người vùng khác đến sinh sống cũng phải chú ý đến lời ăn tiếng nói của mình. Nét đẹp văn hóa sẽ được lan tỏa, mà nhờ đó, Thủ đô càng thêm thanh lịch, nhân ái, xứng đáng là hình mẫu của cả nước./.

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Nguyễn Thị Minh Nguyệt. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.

Bài liên quan
  • Dưới chân tượng đài Ngô Quyền
    Trong chuyến công tác tại Trường Sĩ quan Pháo Binh, tranh thủ thứ bảy được nghỉ tôi đi tham quan thị xã Sơn Tây - nơi được coi là trung tâm văn hóa xứ Đoài. Sau một ngày khám phá những địa danh nổi tiếng như làng cổ Đường Lâm, đền Và, chùa Khai Nguyên, kết thúc tại thành cổ Sơn Tây.
(0) Bình luận
  • Nhớ gì khi xa Hà Nội
    Thanh xuân tươi đẹp nhất của tôi gắn bó cùng Hà Nội. Đó là quãng đời sinh viên tươi vui, hồn nhiên được cùng các bạn đồng trang lứa sinh sống và học tập giữa lòng Thủ đô, dưới mái trường Học viện hành chính Quốc gia. Lần đầu tiên bước ra khỏi ngưỡng cửa an toàn của gia đình, Hà Nội đã hiếu khách đón nhận, ôm tôi vào lòng, gieo vào tâm hồn thật nhiều kỉ niệm đặc biệt. Để rồi sau khi ra trường, trở về quê hương công tác, lòng tôi lại bồi hồi xao xuyến mỗi khi nhớ về Hà Nội với những hồi tưởng xuyến xao về quãng đời sinh viên.
  • Tô thắm Hà Nội bốn mùa hoa
    Có lẽ hiếm có Thủ đô của đất nước nào trên thế giới lại có đủ thời tiết đặc trưng của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, cùng với đó là thiên nhiên tuần hoàn luân chuyển quay vòng bốn mùa như Hà Nội. Để tạo nên diện mạo của Thủ đô, ngoài các công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh… thì còn có cả hệ thống cây xanh và hoa cỏ được trồng khắp các nẻo đường của Hà Nội.
  • Một thoáng Thủ đô, một đời vương vấn
    Tôi đến Thủ đô vào một ngày hè chói chang nắng lửa. Cảm giác nóng nực không ngăn nổi sự hiếu kì trong tôi về mảnh đất ngàn năm văn hiến, về những con người tao nhã, văn minh. Tôi thả hồn phiêu diêu qua từng con phố, lắng tai nghe nhịp thở của Hà thành mà nao nao hồi tưởng về những điều mình đã đọc, đã biết về lịch sử, con người nhân kiệt nơi đây.
  • Giai nhân trong bức ảnh Hà thành bất tử
    Nhân dịp 70 năm giải phóng Thủ đô xin được dâng truyện ngắn này như một nén nhang thơm để tưởng nhớ những nghĩa sĩ anh hùng đã dâng hiến đời mình cho cuộc chiến đấu giải phóng Thủ đô. Trong đó có vợ chồng ông Hai Hiên. Hai Hiên - vị lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa “Hà thành đầu độc” năm 1908. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã làm chấn động 3 cõi Đông Dương khiến Paris phải run sợ. Ông Hai Hiên lúc đó mới ngoài 30 tuổi, bị thực dân Pháp xử tử chặt đầu, rồi treo thủ cấp ở Cửa Đông thành, nhằm uy hiếp tinh th
  • Nắng thu theo lối tôi về Hà Nội
    7 giờ sáng, đáp xuống nơi Thủ đô, trái tim của cả nước, tôi lại càng tự hào vì là người con Việt Nam. Đã lâu lắm rồi, kể từ ngày tôi xa nơi đây, hân hoan lắm, 7 tiếng trên máy bay đem tôi về quê nhà. 7 năm xa nhà, tôi từ nơi xa học và làm việc trở về nhưng ký ức của tôi và nơi này không thể xóa nhòa. Từ trên máy bay và từ sân bay về trung tâm, tôi càng thấy sự thay đổi rõ rệt của một Hà Nội chuyển mình, hiện đại, văn minh.
  • Cả nhà ước năm mới
    Đêm 30, sau khi tôi và Thạo (con cả của tôi) chuẩn bị xong mâm cúng giao thừa, như đã thống nhất, cả nhà quây quần bên bàn trà để cùng nhau mơ ước.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” - Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
    Tối 31/3, tại Landmark 81 (TP.HCM) đã diễn ra sự kiện ra mắt bộ phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối'. Bộ phim tái hiện cuộc sống và quá trình chiến đấu của những du kích ở Củ Chi trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • [Podcast] Bánh đúc riêu cua – Món ngon của người Hà Nội xưa
    Hà Nội là nơi lưu giữ những hương vị khó quên với những món ăn không quá cầu kỳ nhưng lại chứa đựng biết bao tinh túy của đất trời, của văn hóa, của con người, được tích tụ và lan tỏa theo chiều dài hơn 1000 năm lịch sử. Và có một món ăn dân dã, bình dị nhưng đã đi cùng bao thế hệ người Hà Nội, nhất là những ai từng lớn lên trong những con phố nhỏ. Một món ăn mà chỉ cần nghe tên thôi cũng đủ gợi lên cả một trời ký ức: Bánh đúc riêu cua.
  • Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ khởi công và xây dựng 43 cụm công nghiệp
    UBND TP Hà Nội ban hành Thông báo số 171/TB-VP ngày 31/3 về kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền tại cuộc họp rà soát quy trình thành lập cụm công nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
Giọng nói người Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO