Cuộc thi viết Hà Nội & Tôi

Dưới chân tượng đài Ngô Quyền

Nguyễn Đình Trọng 08:58 03/06/2024

Trong chuyến công tác tại Trường Sĩ quan Pháo Binh, tranh thủ thứ bảy được nghỉ tôi đi tham quan thị xã Sơn Tây - nơi được coi là trung tâm văn hóa xứ Đoài. Sau một ngày khám phá những địa danh nổi tiếng như làng cổ Đường Lâm, đền Và, chùa Khai Nguyên, kết thúc tại thành cổ Sơn Tây.

fa5bxhqq.png
Lăng Ngô Quyền tại Đường Lâm.

Ngồi nghỉ tại vỉa hè của nhà hàng Hoa Sữa, nhìn sang bên kia đường là vườn hoa trung tâm thị xã. Hôm đó, tôi rất ấn tượng và bị cuốn hút từ đầu cho đến cuối bởi các bạn trẻ trường Trung học phổ thông Sơn Tây, họ đang tập văn nghệ ở ngay dưới chân tượng đài vua Ngô Quyền. Tiết mục của các bạn ấy là liên khúc gồm những bài hát cách mạng được sắp xếp theo chủ đề tư tưởng rất rõ ràng, diễn tiến theo dòng lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Tôi đoán có thể đây là tiết mục các bạn ấy sẽ biểu diễn trong dịp lễ kỷ niệm ngày giải phóng Thủ đô, hoặc có thể là một nội dung học tập các môn văn học, lịch sử thể hiện dưới dạng sân khấu hóa, một phương pháp học tập được các thầy, cô giáo ở nhiều nhà trường áp dụng hiện nay.

Việc lấy cảm hứng từ lịch sử, cuộc đời của những nhân vật anh hùng dân tộc làm bối cảnh, chất liệu sáng tác trong văn học, nghệ thuật, âm nhạc, điện ảnh không phải là mới. Nhưng tôi đặc biệt ấn tượng với các bạn trẻ Sơn Tây bởi vì tiết mục do chính các bạn tự lên chương trình, xây dựng kịch bản, lựa chọn âm nhạc, tự giác luyện tập với thái độ rất nghiêm túc mà không phải do cô giáo, thầy giáo hay một đạo diễn nào hướng dẫn, chỉ đạo.

Khánh Ngân (theo cách gọi của các bạn trong nhóm nhảy) - cô gái có mái tóc tém rất cá tính, khuôn mặt trái xoan, làn da trắng hồng, đôi môi hình trái tim và đôi mắt rất sắc sảo. Trong trang phục áo trắng ngắn, bó sát lấy thân người, quần đen ống rộng chít gấu, tôn lên vẻ thanh lịch, duyên dáng, mạnh mẽ của một vũ công. Bạn ấy là chỉ huy của nhóm nhảy này. Khánh Ngân vừa dàn dựng chương trình, vừa làm mẫu và uốn chỉnh từng cử chỉ cho các bạn.

Bằng ngôn ngữ hình tượng của cơ thể kết hợp với âm nhạc, các bạn trẻ đang hóa thân và cố gắng tái hiện hình ảnh những anh hùng gắn liền với những chiến công hiển hách của dân tộc. Mở đầu tiết mục là hình tượng vua Ngô Quyền, người con kiệt xuất, niềm tự hào của quê hương Sơn Tây nói riêng và cả dân tộc Việt Nam nói chung, đang uy nghi đạp lên đầu ngọn sóng, tay để trên đốc kiếm, mắt nhìn về phía Biển Đông dõi theo nhất cử, nhất động của kẻ thù. Chắc các bạn ấy muốn nhắc nhớ về chiến công oanh liệt trên sông Bạch Đằng năm 938, chấm dứt hơn một ngàn năm bắc thuộc, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam.

Khi giai điệu âm nhạc thay đổi, những vũ công nghiệp dư lại hóa thân thành những chiến binh Tây Sơn thần tốc từ Nam ra Bắc đại phá quân Thanh, rồi những chiến sĩ tự vệ thành với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, sẵn sàng ôm bom ba càng lao vào xe tăng địch trong cuộc chiến bảo vệ Hà Nội những ngày đầu toàn quốc kháng chiến năm 1946. Chính Khánh Ngân là người hóa thân thành nữ dân quân sao vuông trong bài hát “Bài ca Hà Nội” của nhạc sĩ Vũ Thanh. Ánh mắt tươi sáng, nét mặt hiên ngang trong khí thế của những ngày Hà Nội sục sôi đánh Mĩ.

Sau mỗi lần tập, các bạn lại tự rút kinh nghiệm, tự sửa động tác cho nhau, rồi cùng bàn bạc cách biểu đạt trạng thái tâm lý, tình cảm, khí phách của những nhân vật lịch sử sao cho sát nhất, đúng nhất với hoàn cảnh khi đó. Và chính các bạn ấy cũng không biết mình đã hóa thân vào những nhân vật lịch sử của dân tộc một cách tự nhiên nhất, chân thật nhất và hiệu quả nhất từ lúc nào.

Tiết mục văn nghệ là sự kết hợp giữa truyền thống với hiện đại. Những bài hát cách mạng được phối lại theo giai điệu trẻ, kết hợp những điệu nhảy tân thời, làm cho nội dung tưởng chừng khô cứng của lịch sử dân tộc được tái hiện một cách sinh động, mềm mại, sâu lắng.

Sự độc đáo trong ý tưởng, tươi trẻ trong cách thể hiện và thông điệp truyền tải sâu sắc, cộng với tinh thần luyện tập nghiêm túc, các bạn trẻ ở Sơn Tây đã khơi dậy được ngọn lửa tự hào về truyền thống của một Hà Nội ngàn năm văn hiến, của dân tộc Việt Nam anh hùng. Không chỉ có tôi mà rất nhiều người có mặt ở đó cũng cảm thấy tự hào và ấn tượng sâu sắc với các bạn ấy.

Việc làm của các bạn là cách thể hiện sinh động nhất lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, là biểu hiện của lòng biết ơn, trân trọng những công lao đóng góp của lớp lớp thế hệ tiền nhân trong công cuộc dựng nước đi đôi với giữ nước hàng ngàn năm qua.

Hiện nay với quyết tâm chấn hưng văn hóa rất cao của Đảng và Nhà nước ta, sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành, sự mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy và học các nội dung lịch sử, văn học trong hệ thống các nhà trường và quan trọng hơn là sự nỗ lực cố gắng đến từ chính các bạn trẻ. Tôi hoàn toàn có cơ sở tin tưởng rằng truyền thống văn hiến của người Hà Nội sẽ được tiếp nối từ đời này qua đời khác, từ thế hệ này qua thế hệ khác. Truyền thống đó sẽ ăn sâu vào trong lối sống, nếp nghĩ, cốt cách, tâm hồn người Hà Nội, tạo lên nét đặc trưng, sự khác biệt riêng có không thể trộn lẫn của người dân Thủ đô hào hoa, thanh lịch những cũng rất đỗi anh dũng, kiên cường. Truyền thống văn hiến đó đang được chính các bạn trẻ tiếp nối như mạch nguồn vô tận ngay dưới chân tượng đài vua Ngô Quyền. Và chính các bạn trẻ đó đã trở thành một phần rất đẹp của Hà Nội văn hiến, văn minh, hiện đại./.

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Nguyễn Đình Trọng. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.
Bài liên quan
  • Vì sao Hà Nội là điểm đến hấp dẫn du khách?
    Hà Nội trong tôi chỉ là hình ảnh qua những thước phim, những câu chuyện qua sách vở, những nét văn hóa chỉ có thể tìm hiểu trên các phương tiện truyền thông. Bạn có tò mò về Thủ đô của đất nước hình chữ S sẽ như thế nào hay không? Thủ đô Hà Nội có khác với nơi bạn sống hay không?... Có quá nhiều câu hỏi nên cũng vì sự tò mò này mà tôi đã đặt chân đến vùng đất Hà Nội để giải đáp thắc mắc.
(0) Bình luận
  • Thanh lịch chiều quán gió
    Quán Gió Hồ Tây ngày xưa ở vị trí đắc địa giữa hai hồ nước đẹp nhất Hà Nội. Nhưng, chiều và tối, quán mới trở nên sống động, với số đông người đến quán để thưởng lãm không khí cuối ngày, đang hoe hoe nét vàng phai rất riêng Hà Nội.
  • Lần đầu ăn phở xếp hàng
    Dù đã nhiều lần đến Hà Nội nhưng do công tác, tôi không có thời gian dành cho thăm thú. Về quê lại lăn xả vào công việc, đến một sáng tháng Mười năm 2022, từ Quảng Bình tôi có công chuyện trở lại Thủ đô. Lúc này, ông bạn đồng hương sốt sắng dùng xe máy chở tôi dạo quanh một vòng, chiêm ngưỡng các danh thắng. Chừng thấm mệt và thấm cả sự cồn cào của dạ dày, bạn gây cho tôi sự tò mò, bảo “Tôi đưa ông đi ăn phở xếp hàng!”. Con AirBlade tiếp tục lao đi giữa phố phường tấp nập, bạn đưa tôi đến một quán phở, không lấy gì làm to tát ở phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm. Quán phở gia truyền số 49 Bát Đàn!
  • Lời ru từ hồn thiêng xứ sở
    Một buổi sáng nắng dịu dàng ôm ấp những hàng cây, tôi lang thang từ chùa Trấn Quốc dọc theo bờ Hồ Tây chừng quãng ngắn rồi ghé vào thăm ngôi đền Quán Thánh trầm mặc, nơi lưu giữ cả ngàn năm lịch sử của Thủ đô.
  • Nỗi niềm vào thu
    Vào mùa thu này, Hạ đã bước vào tuổi 39. Ba mươi chín tuổi với một người đàn bà mà chưa có chồng, ta thường gọi là gái ế, gái lỡ thì, là kịch khung của nhỡ nhàng.
  • Cái ngày tôi chia xa Hà Nội
    Tôi dừng xe chống chân đợi trong dòng người hối hả giờ tan tầm. Đường tắc. Tháng sáu, hơn năm giờ chiều, trời vẫn còn nóng hầm hập. Mồ hôi chảy thành dòng và bụi bám dính lấy da người. Mồ hồi ướt đẫm manh áo sơ mi mỏng và hơi nóng từ mặt đường nhựa bốc lên bỏng rát mặt. Khói từ những ống bô xả xám xịt, khét mùi, đậm đặc. Còi xe inh ỏi, ngột ngạt quá, tôi thấy như mình đang khó thở.
  • Một thời gác trọ Thủ đô
    Trời về sáng, mưa lộp độp trên mái tôn. Mưa rộn ràng như tiếng trống khai hội. Khoan thai rồi dồn dập liên hồi như pháo trận. Ngủ thế nào được bây giờ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Triển lãm tranh “Sĩ tử”: Cổ vũ tinh thần các em học sinh trước kì thi quan trọng
    Triển lãm tranh “Sĩ tử” đem đến cho khán giả cái nhìn chân thực về hình ảnh các “sĩ tử” ngày nay - những lớp trẻ là “mầm non tương lai” qua 69 bức tranh trực hoạ tại các trường Trung học phổ thông, các Trung tâm luyện thi… Đồng thời, triển lãm còn cổ vũ tinh thần các sĩ tử trước thềm kỳ thi đại học quan trọng.
  • Nâng cao chất lượng  múa không chuyên của Thủ đô
    Nghệ thuật múa không chuyên ngày càng phát triển, tỏa rộng trong đời sống của người dân Thủ đô Hà Nội. Hoạt động này góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng hoạt động biểu diễn nghệ thuật quần chúng, qua đó thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa của thành phố. Tuy nhiên, phía sau những thành tựu nghệ thuật múa không chuyên Thủ đô cũng đang đối mặt với nhiều những thách thức, đòi hỏi cần có sự định hướng đúng đắn.
  • Quy hoạch bảo quản, phục hồi Di tích lịch sử và kiến trúc - nghệ thuật quốc gia đặc biệt đình Thổ Tang
    Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 558/QĐ-TTg ngày 24/6/2024 phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích lịch sử và kiến trúc - nghệ thuật quốc gia đặc biệt đình Thổ Tang (thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc).
  • Khai mạc Triển lãm ENTECH HANOI 2024
    Sáng 26/6, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế I.C.E Hanoi (91 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Hội chợ triển lãm quốc tế công nghệ năng lượng-môi trường Hà Nội năm 2024 (ENTECH HANOI 2024) đã chính thức khai mạc.
  • Lãnh đạo Thị xã Sơn Tây đối thoại, đồng hành với công nhân, người lao động
    Chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, 70 năm ngày giải phóng Sơn Tây, 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây, 555 năm danh xưng Sơn Tây và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam, sáng 26/6, UBND và LĐLĐ thị xã Sơn Tây (TP. Hà Nội) tổ chức Hội nghị gặp gỡ, đối thoại giữa Lãnh đạo UBND thị xã Sơn Tây với đoàn viên, người lao động năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
  • Hôm nay 26/6, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
    Hôm nay 26-6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
  • Nền tảng I-Cabinet: Hà Nội tiến tới chính quyền số
    Cả hệ thống chính trị và nhân dân Thủ đô thời gian qua đã chung sức, đồng lòng đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh. Nhiều giải pháp xây dựng Chính quyền số - Chính quyền phục vụ đã được Hà Nội triển khai. Đặc biệt, ngày 28/6/2024, UBND Thành phố Hà Nội sẽ ra mắt nền tảng họp không giấy tờ (I-Cabinet) tích hợp phòng họp thông minh.
  • Nghiên cứu quy định về diện tích quảng cáo trên báo in và thời lượng quảng cáo trên truyền hình
    Chính phủ giao Bộ VHTTDL hoàn thiện Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, bảo đảm quy định rõ các điều kiện, yêu cầu đặc thù của loại hình quảng cáo trên môi trường mạng, quảng cáo xuyên biên giới, các chế tài nhằm ngăn chặn, gỡ bỏ quảng cáo vi phạm pháp luật, chống thất thu thế, bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng.
  • Ứng dụng iHanoi: Kết nối người dân với di tích lịch sử Thủ đô mọi lúc, mọi nơi
    Ưng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi do UBND Thành phố Hà Nội thực hiện có nhiều tiện ích, nổi bật là bản đồ di tích lịch sử văn hóa. Tiện ích này của iHanoi giúp người dân kết nối với các di sản thế giới, di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia, di tích cấp thành phố... tại Hà Nội mọi lúc, mọi nơi chỉ với 1 chiếc điện thoại thông minh.
  • Tri ân chúa Nguyễn, người có công định chế ra áo dài Việt Nam
    Thừa Thiên Huế tri ân Võ vương Nguyễn Phúc Khoát, người có công định chế áo dài và trở thành quốc phục của Việt Nam.
  • Huyện Sóc Sơn phấn đấu hoàn thành xây dựng nông thôn mới
    Ngày 25/6, HĐND huyện Sóc Sơn khóa XX, nhiệm kỳ 2021 – 2026 khai mạc kỳ họp thứ 18. Kỳ họp diễn ra trong 2 ngày (25 – 26/6/2024. Đây là nội dung thường lệ nhằm đánh giá kết quả thực hiện chỉ tiêu phát triển và thảo luận để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
  • [Infographic] Hà Nội công bố các nền tảng ứng dụng của Đề án 06/Chính phủ
    Thủ đô Hà Nội là địa phương được Chính Phủ, Tổ công tác triển khai Đề án 06/CP giao thực hiện thí điểm một số nội dung nhiệm vụ của Đề án 06 làm cơ sở đánh giá trước khi nhân rộng. Sau thời gian nghiên cứu thí điểm, UBND thành phố Hà Nội sẽ công bố một số nền tảng ứng dụng của Đề án 06/Chính phủ gồm: Công dân Thủ đô số iHanoi, Hồ sơ sức khỏe điện tử trên VNeID, Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc I-Cabinet.
  • Hiệu quả từ mô hình “30 phút vì dân”
    Đều đặn, cứ 7h mỗi thứ 2 và thứ 6 hằng tuần, tại Bộ phận Một cửa phường Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội đã có cán bộ công chức đến làm việc. “30 phút vì dân” là một trong rất nhiều hoạt động của Quận ủy Tây Hồ trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 30 “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.
  • Thủ đô Hà Nội sẽ có Cơ quan phục vụ hành chính công
    Văn phòng UBND thành phố Hà Nội vừa có thông báo về ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND Thành phố về việc xây dựng Đề án thành lập Cơ quan phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội là tổ chức hành chính chuyên trách một cấp về cung cấp dịch vụ công.
  • Làm sống lại di sản điện ảnh, văn hoá qua "Phim của một thời"
    Nhằm giúp thế hệ khán giả của thời kỳ những năm 80 - 90 trở về trước hoài niệm về một miền ký ức đẹp cũng như giúp cho thế hệ trẻ hiện nay hiểu được những giá trị của một thời khó khăn thiếu thốn trong chiến tranh và những năm bao cấp, cuối tháng 6 này, Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội sẽ phát sóng lại các bộ phim kinh điển trong nước và thế giới.
Dưới chân tượng đài Ngô Quyền
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO