Cuộc thi viết Hà Nội & Tôi

Đêm giao thừa ấy ở Hà Nội

Phùng Khánh 14:35 27/05/2024

Đêm ba mươi Tết Nhâm Dần 1962 tối đen sâu thẳm, trời Hà Nội mưa bụi bay bay, gió bắc lạnh cắt da cắt thịt từng cơn ào tới lùa vào các vòm cây, bứt đi các lá úa vàng phủ lên mặt đường quanh Hồ Gươm. Rét căm căm buốt lạnh. Măt Hồ Gươm phẳng lặng, bình yên.

1957.jpg
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm và chúc Tết gia đình cụ Nguyễn Thị Khánh, phố Lò Đúc, Hai Bà Trưng, Hà Nội, ngày 30/1/1957 (30 Tết Nguyên đán Đinh Dậu). Ảnh tư liệu.

Trong mưa xuân ngọt ngào, ánh điện quanh hồ nhòe đi, lung linh trong màn đêm. Khắp các nẻo đường người người náo nức đổ về hồ gươm đợi ngắm pháo hoa vào thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới, thời kỳ “Chào 61! Đỉnh cao muôn trượng” (Tố Hữu).

Tuổi thơ tôi đã chứng kiến câu chuyện trong đêm giao thừa năm ấy ở xóm nghèo giữa lòng Thủ đô Hà Nội. Tôi không thể quên được kể cả những lúc được thỏa thê chơi đùa cùng lũ bạn. Câu chuyện xoắn quyện theo tôi suốt những năm tháng tuổi thơ, đến tận bây giờ khi tôi đã ở tuổi xưa nay hiếm.

Hồi ấy nghèo thì nghèo, đội thiếu niên tiền phong của xóm cũng được trang bị cho một dàn trống ếch. Nhiều tối tôi đeo chiếc trống cái to đùng trước bụng, vung dùi làm một tiếng tùng ra lệnh. Đám bạn vung dùi hòa theo. Tà rùng… Tà rà rùng… Tà rà rùng rùng rùng rùng… Cứ thế theo nhịp trống, lũ chúng tôi bước đều diễu quanh xóm nghèo... Tiếng trống cuốn lấy chúng tôi những đứa trẻ hồn nhiên vô lo, vô nghĩ. Tiếng trống rộn ràng hút cả người lớn vào cuộc diễu hành. Tiếng trống tươi vui khiến người lớn trong xóm ngèo quên đi bao nhọc nhằn vất, quên đi nỗi tất bật lo công lo việc, lo cuộc mưu sinh của những ngày tháng qua.

Đủ các trò chơi cuốn lấy chúng tôi. Nào là nu na nu nống. Nào là ú tim, trốn tìm. Cả đám gái trai ngồi quây vòng tròn chơi thả khăn và hát vang khúc đồng dao “Thả đỉa ba ba/ Chớ bắt đàn bà/ Phải tội đàn ông/ Cơm trắng như bông/ Gạo tiền như nước….”. Mọi mệt nhọc trong xóm tiêu tan cùng khúc đồng dao của bọn tôi.

Rồi còn nhiều trò chơi khác nữa. Với niềm hân hoan, háo hức, cười nói râm ran của tuổi thơ, chúng tôi thỏa thê hò hét, thỏa thê chạy nhảy. Đứa nào đứa nấy mồ hôi ướt bết tóc, chân tay lấm lem đất cát mà vẫn say sưa quên cả thời gian đã về khuya. Chúng tôi làm cho cái xóm nghèo vốn mộc mạc, yên tĩnh bỗng trở nên rộn rã, sôi động hơn bao giờ hết.

Chúng tôi mê mải chơi đùa, nói cười. Tiếng cười hồn nhiên, trong vắt Tiếng cười vô nghĩ, vô lo lanh lảnh âm vang trong tiềm thức tôi. Nhưng có một chuyện mà các trò chơi trên không hề sánh nổi. Chuyện đó làm tôi nhớ mãi. Tâm hồn tôi choáng ngợp, xúc cảm rưng rưng nhớ lại câu chuyện trong ngõ nhỏ ở xóm nghèo giữa lòng Thủ đô mà tuổi thơ tôi đã chứng kiến.

Dẫu cuộc sống xô bồ, tất bật lo toan hiện tại cũng không làm tôi quên được câu chuyên cảm động, đã làm xóm nghèo tôi rất đỗi tự hào.

Hồi đó tôi chừng tám tuổi. Cái tuổi hồn nhiên vô lo, vô nghĩ của tôi trôi đi trong xóm nghèo xơ nghèo xác. Trong xóm có gia đình cô Tín hoàn cảnh khó khăn nhất. Nhà cửa tuềnh toàng như quán chợ.

Chồng mất. Cô phải đi làm thuê để nuôi các con. Vào đêm ba mươi tết cô vẫn phải đi gánh nước thuê để lấy tiền mua gạo, mua bánh chưng ăn Tết.

Đêm Ba mươi Tết ấy, tôi tuy còn bé nhưng nhớ mãi. Ở đâu đó có tiếng pháo đì đẹt của đám trẻ háo hức trước thời khắc giao thừa thì xóm tôi chìm trong đêm tháng củ mật. Lối ngõ lờ mờ trong mưa bay dưới ánh điện vàng vọt, nhà nào nhà nấy cửa đóng im ỉm như không muốn cho Xuân vào nhà.

Nhưng rồi khung cảnh buồn tẻ ấy của xóm tôi bay theo cùng gió bấc giá lạnh khi bên nhà cô Tín vang lên tiếng reo vui của lũ trẻ. “Bác Hồ... Cụ Hồ… đến nhà mình mẹ ơi”. Người lớn còn ngơ ngác nửa tin nửa ngờ. Lũ trẻ con chúng tôi vô tư sướng lây. Không cần biết nếp tẻ ra sao, chúng tôi nhảy cẫng lên tông cửa chạy sang nhà cô Tín tức thì.

Thời khắc ấy tôi nhớ mãi. Tôi là thằng nhỏ con nhanh chân nhất nên đến nhà cô Tín đầu tiên. Kìa ngồi trên chõng tre là Ông Cụ râu tóc bạc phơ như cước. Cu Đức bạn tôi ngồi trên đùi Ông Tiên ấy .

Tôi sững lại, dụi mắt. Tôi không nhầm. Cu Đức bạn tôi sướng thật. Ông Tiên tươi cười vẫy tôi lại. Tôi ào đến và reo lên Bác Hồ… Bác Hồ…

Lũ bạn trong xóm ùa vào… Người lớn cũng đã kéo đến quây quần trước sân, ai nấy đều xúc động vì được Bác đến thăm xóm nghèo.

Bác an ủi, động viên mọi người đoàn kết, thương yêu nhau vượt qua khó khăn. Một không khí ấm cúng, náo nhiệt chưa từng có ở xóm tôi. Đêm Ba mươi Tết năm nay có xóm nào được vinh hạnh như xóm nghèo tôi không?

Bác Hồ ngồi đó giữa chúng tôi tỏa ánh hào quang rực rỡ phá tan màn đen của đêm đông cuối tháng củ mật mưa phùn lạnh giá.

Ở cái xóm nghèo này, lứa tuổi ông bà chúng tôi mù chữ hoàn toàn; lứa tuổi bố mẹ chúng tôi chỉ có đôi người võ vẽ biết đọc, biết viết như bố tôi. Sau giải phóng Thủ đô ngày 10 tháng 10 năm 1954 mới có lớp học bổ túc. Từ đó xóa đi nạn mù chữ của phong kiến cho ông bà, cha mẹ chúng tôi.

Đến lứa tuổi bọn tôi nhờ có Cụ Hồ đứa nào cũng được đi học. Ông nội rưng rưng nước mắt bảo “Đời ông, đời bố mẹ các cháu mù chữ khổ lắm rồi. Giờ các cháu gắng học lấy cái chữ của Cụ Hồ để nên người”.

Tôi nghe lời ông nội, học chữ Bác Hồ. Được đi công tác nay về hưu cứ băn khoăn một câu hỏi: Là Chủ tịch nước, sứ mệnh của cả dân tộc đang đặt trên đôi vai Bác. Biết bao công việc bộn bề, sao Bác dành được thời gian để đến thăm những gia đình nghèo khổ ở xóm tôi đêm giao thừa này?

Nay tôi nhận ra việc làm này chỉ có ở Bác Hồ. Đó là tình thương yêu con người, là sự chăm lo ân cần của Bác đối với Nhân dân, đặc biệt là những người nghèo khổ, có hoàn cảnh bất hạnh. Điều này đã xóa đi khoảng cách giữa một lãnh tụ, Chủ tịch nước với người dân lao động bình thường.

Về chuyến vi hành của Bác đêm cuối năm gợi lên trong tôi niềm xúc động mãnh liệt trước nhân cách của một bậc vĩ nhân nhưng cũng rất đỗi bình dị. Đây là một việc làm đời thường chứa đựng một triết lý sống, một nhân cách vĩ đại, một tâm hồn cao cả, một tình thương yêu bao la vô tận đối với người dân của Bác Hồ.

Vào đêm giao thừa năm ấy được gặp Bác Hồ, cô Tín cảm động nói trong nước mắt. Nước mắt của niềm vui và hạnh phúc “Những người như cháu một nhà nghèo nhất xóm không ngờ được Bác đến thăm”.

Bác hiền từ ân cần nói: “Bác không tới thăm những người như mẹ con thím thì còn thăm ai?” Lời nói thân thương ấy tôi khắc trong tâm không bao giờ quên. Không bao giờ phai nhạt.

Bác Hồ thực sự gần gũi, chân thực, mộc mạc và bình dị. Bản thân tôi và các bạn cùng trang lứa và mọi người ai cũng hiểu tình yêu thương con người của Bác mênh mông như biển cả, sâu thẳm như đại dương. Nhà thơ Tố Hữu đã viết:

“Bác ơi! Tim Bác mênh mông thế

Ôm cả non sông, mọi kiếp người”.

Lòng yêu thương con người của Bác vừa bao la rộng lớn, vừa gần gũi thân thương gắn bó với từng số phận, với con người cụ thể.

Ai cũng biết sinh thời, Bác Hồ kính yêu từng nói: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho Nhân dân ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Mỗi lần Tết đến, Xuân về, Bác lại nghĩ đến dân, lo sao cho dân có một mùa xuân ấm no, hạnh phúc.

Bác cũng từng nói: “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”.

Những ngày thành lập Chính phủ - chính thể Dân chủ cộng hòa, Bác nói: “Chúng ta phải làm ngay: làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân có học hành. Cái mục đích chúng ta đi đến là bốn điều đó.”.

Câu chuyện Bác Hồ đến thăm gia đình cô Tín người nghèo nhất trong xóm nghèo đêm Giao thừa năm Nhâm Dần (1962) là một bài ca đẹp về tình yêu bao la của Bác Hồ. Là một minh chứng tiêu biểu cho tình yêu thương vô bờ bến của Bác với người dân lao động.

Đức độ của Bác theo năm tháng càng khắc ghi sâu đậm và lung linh tỏa sáng không bao giờ phai nhạt trong tâm hồn mỗi người Việt chúng ta.

Riêng tôi, con cháu tôi không bao giờ quên được hình ảnh Bác Hồ và cảm xúc của mình trong khoảnh khắc đêm giao thừa Nhâm Dần 1962 trong xóm nghèo của Thủ đô ta./.

Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Hà Nội và tôi" của tác giả Phùng Khánh. Thông tin về cuộc thi xem tại đây.

Bài liên quan
  • Hà Nội đi qua ký ức đời tôi
    Tôi sinh ra ở mảnh đất Quảng Trị nặng tình hai đầu đất nước trong thời khói lửa chiến tranh. Nhà tôi ở phía nam sông Bến Hải, giới tuyến phân chia hai miền Nam – Bắc lúc bấy giờ.
(0) Bình luận
  • Cuộc thi viết “Hà Nội & Tôi”: Góp nhặt những "miền riêng về Hà Nội"từ mọi miền tổ quốc
    Sáng 27/9, tại Phố sách Hà Nội 19/12, Tạp chí Người Hà Nội tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Hà Nội & Tôi”. Đây là một hoạt động ý nghĩa nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024).
  • Nhớ gì khi xa Hà Nội
    Thanh xuân tươi đẹp nhất của tôi gắn bó cùng Hà Nội. Đó là quãng đời sinh viên tươi vui, hồn nhiên được cùng các bạn đồng trang lứa sinh sống và học tập giữa lòng Thủ đô, dưới mái trường Học viện hành chính Quốc gia. Lần đầu tiên bước ra khỏi ngưỡng cửa an toàn của gia đình, Hà Nội đã hiếu khách đón nhận, ôm tôi vào lòng, gieo vào tâm hồn thật nhiều kỉ niệm đặc biệt. Để rồi sau khi ra trường, trở về quê hương công tác, lòng tôi lại bồi hồi xao xuyến mỗi khi nhớ về Hà Nội với những hồi tưởng xuyến xao về quãng đời sinh viên.
  • Tô thắm Hà Nội bốn mùa hoa
    Có lẽ hiếm có thủ đô của đất nước nào trên thế giới lại có đủ thời tiết đặc trưng của bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, cùng với đó là thiên nhiên tuần hoàn luân chuyển quay vòng bốn mùa như Hà Nội. Để tạo nên diện mạo của Thủ đô, ngoài các công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh… thì còn có cả hệ thống cây xanh và hoa cỏ được trồng khắp các nẻo đường của Hà Nội.
  • Một thoáng Thủ đô, một đời vương vấn
    Tôi đến Thủ đô vào một ngày hè chói chang nắng lửa. Cảm giác nóng nực không ngăn nổi sự hiếu kì trong tôi về mảnh đất ngàn năm văn hiến, về những con người tao nhã, văn minh. Tôi thả hồn phiêu diêu qua từng con phố, lắng tai nghe nhịp thở của Hà thành mà nao nao hồi tưởng về những điều mình đã đọc, đã biết về lịch sử, con người nhân kiệt nơi đây.
  • Giai nhân trong bức ảnh Hà thành bất tử
    Nhân dịp 70 năm giải phóng Thủ đô xin được dâng truyện ngắn này như một nén nhang thơm để tưởng nhớ những nghĩa sĩ anh hùng đã dâng hiến đời mình cho cuộc chiến đấu giải phóng Thủ đô. Trong đó có vợ chồng ông Hai Hiên. Hai Hiên - vị lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa “Hà thành đầu độc” năm 1908. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng đã làm chấn động 3 cõi Đông Dương khiến Paris phải run sợ. Ông Hai Hiên lúc đó mới ngoài 30 tuổi, bị thực dân Pháp xử tử chặt đầu, rồi treo thủ cấp ở Cửa Đông thành, nhằm uy hiếp tinh th
  • Nắng thu theo lối tôi về Hà Nội
    7 giờ sáng, đáp xuống nơi Thủ đô, trái tim của cả nước, tôi lại càng tự hào vì là người con Việt Nam. Đã lâu lắm rồi, kể từ ngày tôi xa nơi đây, hân hoan lắm, 7 tiếng trên máy bay đem tôi về quê nhà. 7 năm xa nhà, tôi từ nơi xa học và làm việc trở về nhưng ký ức của tôi và nơi này không thể xóa nhòa. Từ trên máy bay và từ sân bay về trung tâm, tôi càng thấy sự thay đổi rõ rệt của một Hà Nội chuyển mình, hiện đại, văn minh.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Cuộc thi viết “Hà Nội & Tôi”: Góp nhặt những "miền riêng về Hà Nội"từ mọi miền tổ quốc
    Sáng 27/9, tại Phố sách Hà Nội 19/12, Tạp chí Người Hà Nội tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Hà Nội & Tôi”. Đây là một hoạt động ý nghĩa nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024).
  • [Podcast] Phong vị Hà thành trong món ăn của người Hà Nội
    Kể từ khi Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư, Ninh Bình về Thăng Long cho đến nay đã hơn 1000 năm. Trong suốt chiều dài lịch sử ấy Thăng Long - Hà Nội đã thu hút nhân tài, thợ thuyền bách nghệ và thương nhân từ khắp bốn phương để rồi chắt lọc, hun đúc lại, tạo nên nét tinh hoa của đất kinh kỳ. Trong những nét tinh hoa ấy, không thể không nhắc tới tinh hoa ẩm thực Hà thành.
  • Điểm hẹn văn hóa của các độc giả yêu sách
    Hội sách Hà Nội qua 9 lần tổ chức đã trở thành ngày hội giao lưu giữa các đơn vị xuất bản trong cả nước, là điểm hẹn văn hóa của các độc giả yêu sách, góp phần lan tỏa và nâng cao văn hóa đọc đến với đông đảo bạn đọc trong nước cũng như du khách quốc tế.
  • Tạo diện mạo mới chào đón 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Cuộc thi xây dựng và giữ gìn “Xã, phường, thị trấn Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn” là tiêu điểm trong việc thực hiện tổng vệ sinh trên địa bàn Thành phố Hà Nội, tạo diện mạo mới chào đón 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024).
  • Legend Valley Country Club - Top 10 Sân Gôn Tốt Nhất Việt Nam 2024
    Ban tổ chức Giải thưởng Vietnam Golf & Leisure Awards 2024 vừa vinh danh sân gôn Legend Valley Country Club là “Top 10 Sân Gôn Tốt Nhất Việt Nam” và “Sân Gôn Có Par 5 Hấp Dẫn Nhất Năm 2024”, khẳng định chất lượng và đẳng cấp của điểm đến gôn hàng đầu thế giới đạt chuẩn thi đấu quốc tế, lần đầu tiên xuất hiện tại tỉnh Hà Nam dành cho cộng đồng trong nước và quốc tế yêu mến môn thể thao tinh hoa này.
Đừng bỏ lỡ
Đêm giao thừa ấy ở Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO