Danh thắng & Di tích Hà Nội

Đình Vồi (huyện Thạch Thất)

Sơn Dương (t/h) 07/08/2023 14:28

Đình Vồi thuộc địa phận xã Phú Kim, huyện Thạch Thất, Hà Nội.

dinh-voi.jpg
Đình Vồi

Đây là một trong những ngôi đình cổ nhất trong vùng đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật ngày 20/2/1997.

Đình Vồi thờ ba vị thành hoàng họ Chu có tên là Chu Tuấn, Chu Hùng và Chu Liệt là người đất Ba Trung (Trung Quốc), sống ở đời vua Hiến Đế nhà Hán được cử sang đô hộ nước Nam Việt. Khi sang nước Việt ta các ông đánh dẹp giặc Mạnh Hoạch. Những nơi đi qua, các ông đều ban bố ân đức, không tơ hào của cải của nhân dân nên được nhân dân yêu mến. Tại đây các ông đã lập hai hành cung và 72 doanh sở. Phú Kim là một trong 72 doanh sở đó. Sau khi các ngài mất, các sở, hành cung đều rước linh vị của 3 vị đại vương đưa về thờ phụng.

Ở bên phải bờ đê sông Tích, đình Vồi là một công trình kiến trúc nghệ thuật cổ kính có quy mô lớn. Phía trước cửa đình là một hồ sen rộng, giữa hồ nổi lên một gò đất tựa như một viên ngọc. Nơi ấy đặt một bia đá cổ nói về việc trùng tu đình và lưu tên những người có tâm công đức tu tổ, tôn tạo di tích.

Kết cấu kiến trúc đình Vồi rất đăng đối, hoàn chỉnh gồm các hạng mục: Nghi môn, Đại bái, Hậu cung, Tả mạc, Hữu mạc, xung quanh đình xây tường đá ong.

Nghi môn đình mở rộng, hai bên là hai cột đồng trụ cao 4,5m trang trí nhiều lớp, tầng hoa văn đắp nổi. Đỉnh cột là biểu tượng tứ phượng cách điệu chầu về bốn hướng.

Qua sân đình rộng, ở hai phía đầu hồi đình có nhà Tả mạc, Hữu mạc nằm song song với nhau; cùng chung lối kiến trúc xây tường hồi bít đốc, khung nhà gỗ kiến trúc bộ vì kèo cầu quá giang.

Ngôi đình chính kết kiểu chữ “nhị” gồm Đại bái và Hậu cung. Dựa vào nội dung tấm bia đá lưu giữ tại đình và dòng chữ ghi trên câu đầu cho biết đình Vồi được xây dựng vào triều Lê, niên hiệu Chính Hoà thứ 6 (1685); đến triều Nguyễn, niên hiệu Thành Thái thứ 6 (1894) trùng tu tôn tạo thêm Tả, hữu vu.

Ngôi nhà Đại bái là công trình kiến trúc cổ có 4 lá mái và 4 góc đao cong mũi rồng, phía dưới đao đình có con kìm sành bằng đất nung màu tro xám, đuôi cách điệu được tạo tác vào thời Lê. Cấu trúc mặt bằng Đại bái gồm 5 gian 2 chái kết cấu trên 6 hàng chân cột. Câu đầu của các bộ vì liên kết với cột cái bằng hình thức ngàm lấy đấu vuông đặt lên trên cột cái. Cột cái cao 4,3m, đường kính cột 0,55m, trên thân cột có lỗ đục xưa kia để kê sàn nhà, dưới chân cột kê đá tảng gọt đẽo hình vuông và hình tròn. Đặc biệt trên thân cột có xà ngang đưa ra đặt thớt voi gỗ đứng trên đấu vuông. Dựa vào kết cấu kiến trúc trên của toà Đại bái có thể đoán định ngôi đình có niên đại từ thời Lê.

Hậu cung được làm song song với Đại bái, gồm 1 gian 2 chái, có bốn mái đao cong. Đây là nơi thâm nghiêm bài trí ban thờ Tam vị thành hoàng. Điều đáng chú ý, trên ban thờ đặt 3 pho tượng thành hoàng làng trong tư thế ngồi, chân khoanh tròn. Pho tượng giữa đầu đội mũ bình thiên, hai pho tượng bên đội mũ cánh chuồn, nhỏ hơn tượng giữa mang phong cách tượng tròn nghệ thuật Nguyễn. Đình Vồi còn lưu giữ một cuốn ngọc phả chữ Hán do Hàn lâm viện Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính phụng soạn năm Hồng Phúc (1572) và 23 đạo sắc phong, đạo sớm nhất ở thời Lê, niên hiệu Cảnh Trị (1663).

Hàng năm dân làng tổ chức lễ hội từ ngày 14 đến ngày 15 tháng giêng âm lịch./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Thưởng lãm 262 tác phẩm tại Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô 2024
    262 tác phẩm hội họa, đồ họa và điêu khắc vừa được Hội Mỹ thuật Hà Nội lựa chọn giới thiệu tới công chúng trong Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô 2024.
  • [Podcast] Cột cờ Hà Nội: Biểu tượng thiêng liêng của Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội
    Sau chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu, ngày 10/10/1954, năm cửa ô rộng mở, ngập trong cờ hoa và biểu ngữ đón chào đoàn quân tiến về Hà Nội. Và cũng trong ngày 10/10/1954 lễ thượng cờ diễn ra tại Cột cờ Hà Nội đã trở thành giây phút thiêng liêng, đánh dấu mốc son cho lịch sử dân tộc Việt Nam: Thủ đô Hà Nội được hoàn toàn giải phóng.
  • Khai mạc Triển lãm tranh sơn mài "Dấu thiêng"
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô chiều tối 5/10, tại Hoàng Thành Thăng Long đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm các tác phẩm tranh sơn mài “Dấu thiêng" của họa sĩ Chu Nhật Quang.
  • “Cờ ngày nào tung bay trên phố”
    Từ thuở ấu thơ đến lúc trưởng thành, tôi đã bao lần hòa giọng ca của mình cùng bạn bè hát bài “Tiến về Hà Nội” (Nhạc và lời của Văn Cao). Lần nào hát đến câu: “Cờ ngày nào tung bay trên phố…” tôi đều xúc động đến nghẹn lời. Ký ức những ngày mùa thu lịch sử năm 1954 như hiển hiện ra trước mắt, đưa tôi trở về với tuổi thơ trong ngôi nhà cổ kính bên hồ Hoàn Kiếm ngày xưa.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Trên đỉnh gió
    Không lãng mạn như hình dung, chiếc tàu chở Lam từ bến cảng thành phố ra đảo chính là “tàu há mồm” có niên đại còn nhiều hơn tuổi của cô. Thủy thủ trên tàu lại càng không như cô vẫn thường tưởng tượng về những chàng lính hải quân đẹp trai, từng trải với trái tim nồng nàn và tâm hồn cực kì bay bổng.
  • Ứng dụng công nghệ số bảo tồn, phát huy giá trị di sản, văn hóa Huế đạt giải Chuyển đổi số Việt Nam
    Ứng dụng công nghệ số bảo tồn, phát huy giá trị di sản, văn hóa Huế của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đạt Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam năm 2024.
  • Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình: Tái hiện một Hà Nội hào hùng, văn hiến
    "Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình" là sự kiện trọng điểm trong chuỗi các hoạt động văn hóa đặc sắc, được chỉ đạo bởi Thành ủy, HĐND, UBND và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội. Chương trình mang ý nghĩa sâu sắc trong việc tôn vinh giá trị lịch sử của Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • Quận Long Biên: Gắn biển tuyến đường nối Nguyễn Văn Cừ - Ngọc Thụy
    Ngày 5/10, quận Long Biên tổ chức khánh thành và gắn biển dự án “Xây dựng tuyến đường 40m nối từ đường Nguyễn Văn Cừ đến hết khu tái định cư Ngọc Thụy” với tổng mức đầu tư trên 1.200 tỷ đồng.
  • [Video] Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội: tái hiện hình ảnh Thủ đô 70 năm lịch sử
    Nằm trong chuỗi các hoạt động cao điểm chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), tối 4/10 tại Trung tâm Di sản văn hóa Thế thế giới Hoàng thành Thăng Long, Sở Du lịch Hà Nội đã tổ chức khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 chủ đề “Hà Nội - Tinh hoa áo dài”. Chương trình nghệ thuật đem đến cho các đại biểu, người dân và du khách quốc tế các tiết mục nghệ thuật được dàn dựng công phu, tái hiện hình ảnh Thủ đô 70 năm lịch sử.
  • Những hình ảnh ấn tượng trong buổi tổng duyệt "Ngày hội văn hoá vì hoà bình"
    Để chuẩn bị cho "Ngày hội văn hoá vì hoà bình" trong chuỗi các sự kiện kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), các đơn vị tham gia chương trình đã có buổi tổng duyệt vào chiều 4/10.
Đình Vồi (huyện Thạch Thất)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO