Danh thắng & Di tích Hà Nội

Đình Ninh Sơn (huyện Chương Mỹ)

Sơn Dương (t/h) 21:24 03/05/2023

Đình Ninh Sơn hiện nay ở thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Đình thờ Lý Ông Trọng làm Thành hoàng.

Chuyện rằng ở làng Thụy Phương, huyện Từ Liêm, đất Giao Chỉ, có người họ Lý, tên Thân (nay là phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội).

Theo các sách xưa như Việt điện u linh, Lĩnh nam chích quái, Đại việt sử ký toàn thư, Thiên nam ngữ lục, Hồng Đức quốc âm thi tập... và An Nam chi nguyên của Cao Hùng Trưng (đời nhà Minh - Trung Quốc) đều chép: lúc sinh ra, Lý Thân đã to lớn, dần cao đến 2 trượng 3 thước, sức khỏe hơn người, khí chất cứng rắn, mạnh mẽ. Lúc trẻ, ông làm một quan chức nhỏ ở huyện ấp đã bị vua quở phạt. Vì sao ông bị quở phạt, các sách có ghi khác nhau. Có sách ghi: vì ông thấy một tên lính đánh đập dân phu nên ông đã tức giận giết chết tên lính đó. Có sách ghi lại: vì ông phá kho thóc chia cho dân nghèo đang bị đói... Vua thương ông là người khỏe và tài giỏi nên không bắt giết.

Về cuộc đời Lý Thân, có sách nêu như sau: Lúc còn trẻ đến phục dịch ở huyện ấp, bị trưởng quan đánh, lấy làm tức giận nói rằng: “Làm người nên có chí hăng hái như chim loan, chim phượng bay muôn dặm xa, sao chịu làm tôi tớ người, để cho người mắng nạt”). Sau đó Lý Thân bỏ việc về đi học, trở nên một người làu thông kinh sử. Lúc bấy giờ Hùng Duệ Vương tuổi đã cao, việc triều chính bỏ bê trễ, chủ hộ Ai Lao là Thục Phán An Dương Vương kéo vào đánh phá cướp ngôi báu. Có thuyết cho là Hùng Duệ Vương (tức vua Hùng thứ 18) không có con trai nối dõi mới nhường ngôi cho Tản Viên Sơn Thánh. Có Thuyết cho là Tản Viên khuyên nên nhường ngôi cho An Dương Vương. Lý Thân thấy cảnh tượng vua quan như thế mới bỏ sang Tần, thi đỗ hiếu liêm, Tần Thủy Hoàng phong cho làm Tư Lệ Hiệu úy. Cũng có sách nêu rằng: sang thời đầu An Dương Vương, Lý Thân phải đưa sang cống cho nhà Tần; lại có sách ghi là ông được vua cử sang sứ nước Tần.

Khi ấy biên giới phía Bắc nhà Tần bị quân Hung Nô quấy nhiễu. Tần Thủy Hoàng đã xây Vạn Lý Trường Thành để ngăn chặn mà vẫn không trừ được tai họa. Vua Tần sai Lý Ông Trọng đem quân trấn giữ ở đất Lâm Thao (nay thuộc tỉnh Cam Túc - Trung Quốc). Ông đánh trận nào thắng trận đó, làm cho quân Hung Nô khiếp sợ, không dám quấy nhiễu nữa. Vua Tần trọng thưởng, phong tước Vạn Tín hầu và đem công chúa gả cho, định lưu giữ ông lại. Vì lưu luyến quê cha đất tổ, Lý Thân đã xin về nước, rồi không sang Trung Quốc nữa. Hung Nô dò biết được chuyện đó mới cất quân trở lại quấy nhiễu. Tần Thủy Hoàng nhớ đến Lý Thân, cho người sang triệu, Lý Thân không đi, bỏ trốn vào rừng sâu. Vua Tần đưa thư quở trách, An Dương Vương sai người đi tìm nhưng không thấy. Triều đình An Dương Vương lo sợ bàn nhau lập mưu nói dối Lý Thân đã bị bệnh tả mà chết. Tần Thủy Hoàng không tin, lại cho sứ sang đòi được khám xét, Lý Thân lo sợ, phải tự vẫn mà chết. An Dương Vương sai lấy thủy ngân rắc lên xác rồi đem nộp vua Tần. Lúc bấy giờ vua Tần mới chịu tin là chuyện thật. Để đối phó với quân Hung Nô, Tần Thủy Hoàng bèn sai quan mở kho lấy đồng đem đúc thành tượng Lý Thân đặt ở cửa Tư Mã, đất Hàm Dương. Tương truyền, tượng rất to, trong bụng có thể chứa mấy chục người, có máy móc có thể làm cho tượng cử động như người sống thật. Hung Nô tưởng quan Tư Lệ Hiệu úy họ Lý lại được cử ra trấn ải, sợ mà rút quân. Lại có sách ghi: Khi có sử giả Hung Nô đến, vua Tần sai người vào trong tượng, làm cử động mặt mũi, chân tay, quân Hung Nô cho rằng Lý Thân còn sống, không dám đem quân sang quấy nhiễu nữa.

Lý Ông Trọng được thờ ở đình Chèm, xã Thụy Phương, huyện Từ Liêm. Nhân dân Ninh Sơn lập đình thờ Lý Ông Trọng để ghi công và nhớ ơn một người có khí tiết, tài năng lừng lẫy cõi ngoài, làm rạng danh cho đất nước.

Đình Ninh Sơn là công trình kiến trúc được xây dựng từ lâu đời, bao gồm Đại bái, Trung cung và Hậu cung với lối kiến trúc có nhiều đề tài chạm khắc trang trí có giá trị, cùng cảnh quan khuôn viên thoáng đãng và các hiện vật quý hiếm.

Đình Ninh Sơn đã được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 2001./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 01

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Nét thanh lịch trong trang phục của người Hà Nội xưa
    Theo thời gian, trong nhịp sống hối hả của thời hội nhập, có rất nhiều thứ, nhiều giá trị đã bị "cuốn trôi", song với người Thăng Long - Hà Nội, dù cho đi đâu, ở đâu, họ vẫn luôn âm thầm giữ gìn nếp nhà, giữ văn hóa đất Tràng An qua việc dậy bảo con cháu cách nói năng, đi đứng, ăn uống và tất nhiên không thể thiếu việc dậy bảo con cháu về cách mặc sao cho đẹp, cho nền nã; chọn trang phục sao cho giữ được nét thanh lịch, mặc sao cho "đậm chất kinh kỳ”....
  • Tôi “phải lòng” hội họa như cách tôi từng say mê văn chương
    Tiến sĩ văn học Nguyễn Thị Thanh Lưu tình cờ đến với hội họa từ năm 2016. Chọn dòng tranh lụa kén người vẽ, chị đã nhanh chóng thể hiện tài năng sử dụng cọ và màu không thua kém tài năng ngôn ngữ. Với chị, điểm chung trong các sáng tạo nghệ thuật của mình là chất thơ và tính nữ. Xoay quanh góc nhìn “viết hay vẽ cũng chỉ là phương tiện nghệ thuật để người nghệ sĩ tỏ bày với thế giới, về thế giới”, tiến sĩ văn học Nguyễn Thị Thanh Lưu đã dành cho tạp chí Người Hà Nội một cuộc trò chuyện thú vị.
  • Bài 2: Hà Nội phát huy truyền thống lịch sử, xứng danh Thủ đô anh hùng, ngàn năm văn hiến
    Ngay sau khi tiếp quản Thủ đô (10/10/1954), Đảng bộ và chính quyền Hà Nội đã lãnh đạo Nhân dân khẩn trương khôi phục những cơ sở bị chiến tranh tàn phá, ổn định tình hình, từng bước vượt qua khó khăn, tổ chức lại sản xuất, bảo đảm đời sống Nhân dân, xây dựng cơ sở vật chất ban đầu của chủ nghĩa xã hội.
  • Quận Đống Đa: Tập trung giải quyết kịp thời, hiệu quả các vấn đề nhân dân quan tâm
    Sáng 19/9, quận Đống Đa, Hà Nội tổ chức Hội nghị đối thoại định kỳ giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trên địa bàn quận Đống Đa năm 2024.
  • Hà Nội: Ấm lòng tinh thần “lá lành đùm lá rách” của các trường học tại quận Hoàn Kiếm
    Phát huy truyền thống “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, “nhường cơm sẻ áo”, mới đây, 2 trường: THCS Ngô Sĩ Liên và THCS Trưng Vương (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã tổ chức ủng hộ, hỗ trợ cho các trường mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn cùng quận bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra.
Đừng bỏ lỡ
Đình Ninh Sơn (huyện Chương Mỹ)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO