Danh thắng & Di tích Hà Nội

Đình, nghè thôn Ngô (quận Long Biên)

Sơn Dương (t/h) 25/07/2023 11:46

Thạch Bàn hiện nay gồm các làng cổ: Cầu Bay, Cự Đồng, Ngọc Trì, Ngô Thôn và Thượng Hội. Trước đây Thạch Bàn là đất của 2 xã Cự Linh. Cự Đồng thuộc tổng Cự Linh, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh. Sau năm 1945 nhập thành một xã lấy tên là xã Thạch Bàn, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh. Đến năm 1960 thuộc về Hà Nội. Từ năm 2003, Thạch Bàn là một trong các phường của quận Long Biên.

dinh-thon-ngo.jpg
Đình thôn Ngô

Đình và nghè vẫn được gọi theo tên địa danh là đình, nghề thôn Ngô. Đình thôn Ngô được xây dựng trên khu đất cao, rộng rãi ở ven làng, quay hướng đông nam, còn nghè Ngô được xây dựng trên dải đất kiểu chữ “đinh”, theo hướng tây bắc. Đình, nghè thôn Ngô có quan hệ mật thiết với nhau thông qua việc thờ cúng các nhân vật lịch sử và lễ hội đó là: Linh Lang, Lã Lang, Phương Dung hoàng hậu và Cẩn Hạnh công chúa.

Theo truyền thuyết dân gian và ngọc phả của di tích, thì vào thời Lý Thái Tông có giặc Trinh Vĩnh (giặc Tống) từ phương Bắc sang xâm lược nước Đại Việt. Trước sức mạnh của giặc, nhà vua đã kêu gọi nhân dân tạm lánh khỏi Thăng Long để bảo toàn lực lượng. Hoàng hậu và công chúa cải trang về Ngô trại (nghè hiện nay thờ hai vị) mở quán bán hàng, đồng thời quán còn là nơi liên lạc bí mật. Linh Lang và Lã Lang là hai vị tướng phò nhà Lý. Trong một trận quyết chiến với giặc Tống ở phòng tuyến sông Cầu, Lã Lang bị thương phải đưa về hậu cứ cứu chữa. Khi đi ngang qua quán bán hàng được hoàng hậu và công chúa nhiệt tình giúp đỡ. Sau khi khỏi vết thương, trên đường ra trận, Linh Lang và Lã Lang lại qua Ngô trại gặp hoàng hậu, công chúa. Hoàng hậu nói với hai tướng rằng: “Lần này hai vị đánh giặc, tôi cầu nguyện thiên địa, nhất định hai vị sẽ thắng giặc”. Quả nhiên hai ông ra trận đã đánh thắng giặc, sau đó 2 vị trở lại Ngô trại để tạ ơn hoàng hậu và công chúa. Khi về đến Ngô trại, 2 ông được nhân dân cho biết là hoàng hậu và công chúa đã mất. Nhân dân thôn Ngô nhớ ơn 2 vị chủ quán đã có công giúp đỡ cầu nguyện thiên địa cho 2 tướng đánh thắng giặc nên báo về triều đình. Vua Lý đã sắc phong cho 2 bà là: Cẩn tiết Phương Dung hoàng hậu và Cẩn Hạnh công chúa, cho dân dựng nghè thờ kiên cố. Khi Linh Lang, Lã Lang mất, vua cho lập đền thờ và ban cho hai ông là: Linh Lang Đại vương Thượng đẳng thần và Lã Lang Thượng đẳng thần.

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đình thôn Ngô còn là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng: Là cơ sở hoạt động bí mật, nơi cán bộ địa phương thường xuyên hội họp bàn bạc, trao đổi các phương án đối phó với giặc. Tại đây, ngày mồng 1 tháng 3 âm lịch (năm 1951) địch bắt nhân dân ra đình tập trung điểm mục từng người, bọn chúng lùng sục các xóm, tìm được hầm bí mật ở xóm Đông, bộ đội và du kích đã tự sát dưới hầm không để giặc bắt. Bọn giặc tiếp tục lục soát, bắt được đồng chí Nguyễn Văn Trường mang ra sân đình tra tấn cùng một số anh em thanh niên trong làng để uy hiếp tinh thần nhân dân. Bọn chúng dùng thủ đoạn dã man đem đồng chí Trường trói vào cây sấu ở sân đình rồi bắn chết. Những hành động tàn bạo của địch không lay chuyển được tinh thần của nhân dân thôn Ngô.

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đình còn là nơi đóng quân của đơn vị 205 Tổng cục Hậu cần - Bộ Quốc phòng. Những năm 1967 - 1972, đình là kho chứa quân nhu, súng đạn và lương thực để cung cấp cho chiến trường miền Nam. Những năm 1973 - 1975, đơn vị đặc công sử dụng làm doanh trại để học tập và rèn luyện bổ sung cho chiến trường miền Nam. Vì thế, đình thôn Ngô còn mang ý nghĩa là một di tích cách mạng kháng chiến.

Kiến trúc đình thôn Ngõ theo kiểu chữ “đỉnh” bao gồm: Cổng đình, Đại đình và Hậu cung.

Nghè thôn Ngô nguyên ban đầu được xây dựng bằng tranh, tre. Năm 1990 dân làng xây dựng lại trên nền đất cũ, theo kiểu chữ “đinh”, hướng về phía tây bắc, mái lợp ngói kiểu cổ, có tường bao xung quanh. Nghè thôn Ngô nằm cách đê sông Hồng 25m. Kết cấu nghè có Đại bái gồm 3 gian, Hậu cung 1 gian, các bộ vì kết cấu “kèo cầu quá giang trốn trụ”. Trong Hậu cung của nghề được đặt các ngai thờ và 2 tượng Phương Dung hoàng hậu và Cẩn Hạnh công chúa.

Các di vật còn lưu giữ tại đình, nghè thôn Ngô trước tiên phải kể đến quyển thần phả “Linh Lang Đại vương”, kiệu, hương án, long đình. ngoài ra còn có các bức hoành phi, câu đối... được sơn son thếp vàng, chạm trổ công phu, tỷ mỷ.

Đình và nghè thôn Ngô đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật năm 1995./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Quận Tây Hồ: Nâng cao vai trò nêu gương trong thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU
    Vừa qua, Quận uỷ Tây Hồ đã tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị 30-CT/TU ngày 19/2/2024 của Ban Thường vụ Thành uỷ "Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh".
  • Phở bò Việt Nam là một trong 20 món súp ngon nhất thế giới
    Phở bò được nhiều khách quốc tế biết đến nhất trong ẩm thực Việt Nam, nằm trong top 20 món soup ngon hàng đầu thế giới do CNN chọn.
Đừng bỏ lỡ
Đình, nghè thôn Ngô (quận Long Biên)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO