Danh thắng & Di tích Hà Nội

Đình Kim Quy với sự kiện treo cờ Đảng đầu tiên của huyện Phú Xuyên năm 1930

Sơn Dương (t/h) 26/09/2023 16:19

Đình Kim Quy thuộc thôn Kim Quy, xã Minh Tân, nằm ở phía đông nam của huyện Phú Xuyên, tiếp giáp với huyện Duy Tiên của tỉnh Hà Nam - nơi sớm có tổ chức Đảng và phong trào đấu tranh cách mạng trong cao trào 1930 - 1931, nên ảnh hưởng của Đảng sớm tác động trực tiếp, mạnh mẽ đến Phú Xuyên. Đầu năm 1930, ba thanh niên yêu nước thôn Kim Quy là anh Nghiêm Văn Điệp, Tô Văn Mục, Tô Văn Thiện đã được cán bộ Đảng ở Duy Tiên giác ngộ, tuyên truyền và tổ chức thành tổ Nông hội đỏ. Đây là tổ chức cách mạng, tổ chức quần chúng đầu tiên của Đảng ở Phú Xuyên.

dinh-lang-kim-quy.jpg
Di tích lịch sử đình Kim Quy

Được sự lãnh đạo trực tiếp của tổ chức Đảng ở Duy Tiên, trong khí thế của cao trào cách mạng 1930-1931, tổ Nông hội đỏ Kim Quy tích cực tuyên truyền nhằm gây ảnh hưởng rộng rãi trong quần chúng. Phối hợp với các lực lượng ở Duy Tiên, tổ Nông hội đỏ ở Kim Quy đã tham gia diễn thuyết ở chợ Lường (Duy Tiên - Hà Nam) nhằm giới thiệu sự ra đời của Đảng, rải truyền đơn kêu gọi nhân dân đấu tranh chống đế quốc phong kiến. Nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1/5/1930, tổ chức Đảng ở Duy Tiên đã chỉ đạo các cơ sở, tổ chức quần chúng tiến hành đợt đấu tranh tuyên truyền thật sâu rộng bằng các hình thức treo cờ đỏ búa liềm, rải truyền đơn ở những nơi đông người qua lại. Tổ Nông hội đỏ Kim Quy đã bàn kế hoạch treo cờ ở ba nơi ngay tại địa bàn của xã, phân công mỗi tổ viên chịu trách nhiệm thực hiện ở một địa điểm:

Địa điểm thứ nhất là tại cây đa ở đình thôn Kim Quy (thường gọi là đình Vân). Đây là một địa điểm dễ gây được tiếng vang, gây được ảnh hưởng rộng rãi trong nhân dân vì đình Vân nằm ở khu trung tâm dân cư giữa hai thôn Kim Quy - Thành Lập, đình nằm kề bên con đường chính nhân dân qua lại cây đa lớn ngay trước cửa đình đập vào mắt người qua lại.

Địa điểm thứ hai là trên khung (vỏ) một chiếc lò gạch hoặc khu Cầu Đá ở khu vực thường được gọi là Khu gốc cây đề, nơi tiếp giáp giữa Hà Đông - Hà Nam.

Địa điểm thứ ba là trước cửa nhà thờ Tầm Hạ (nhưng vẫn trên đất thôn Kim Quy), nơi có đồng bào Thiên Chúa giáo qua lại khi buổi sớm đi lễ nhà thờ.

Cờ được treo là cờ đỏ búa liềm bằng giấy, chỉ to bằng chiếc quạt nan, do tổ cử người đi nhận tại cơ sở đầu mối ở Chìa Xá, bí mật mang về. Việc treo cờ rất khó khăn, nguy hiểm khi bị Tuần phiên hoặc người lạ phát hiện. Song với tinh thần trách nhiệm, khắc phục khó khăn, cả ba tổ viên đã bí mật, khéo léo treo cờ vào ban đêm thành công.

Ngoài các cuộc đấu tranh tuyên truyền nói trên, tổ Nông hội đỏ Kim Quy còn nhiều lần tiến hành rải truyền đơn, dán khẩu hiệu, áp phích ở nhiều nơi trong làng, trong vùng. Ngay sau cuộc treo cờ nhân dịp ngày Quốc tế Lao động 1/5, bộ máy thống trị của phong kiến đế quốc ở Phú Xuyên, Duy Tiên hoảng sợ trước những hoạt động và ảnh hưởng của cách mạng ở vùng này, tên tri huyện Nguyễn Trinh Cát trực tiếp đem lính về thu cờ, khám xét. Song chúng không được nhân dân ủng hộ, đành phải rút lui.

Trước sự tuần phòng, theo dõi ráo riết của bọn thống trị, hoạt động của tổ Nông hội đỏ đã gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng do thực hiện nghiêm ngặt nguyên tắc hoạt động bí mật, thận trọng, khéo léo nên bọn thống trị không phát hiện được manh mối về tổ chức, không tìm ra được chứng cứ gì để bắt bớ, khủng bố.

Trong khi đó ở Duy Tiên và Hà Nam nói chung, nơi đầu mối chỉ đạo của tổ Nông hội đỏ Kim Quy bị khủng bố dữ dội, nhất là từ cuối năm 1930 trở đi, bằng nhiều thủ đoạn, bọn mật thám đã nhiều lần tìm ra một số cơ sở, manh mối về tổ chức rồi tiến hành vây bắt nhiều đợt trên quy mô rộng. Chỉ tính từ tháng 3 đến tháng 5 năm 1931, ở Duy Tiên chúng đã tổ chức 6 cuộc lùng bắt ở 16 làng, 51 cán bộ, đảng viên và quần chúng cách mạng, trong đó có 2 Tỉnh uỷ viên, 3 Huyện uỷ viên sa vào tay mật thám. Cơ sở Đảng ở Chìa Xá, đầu mối chỉ đạo của tổ Nông hội đỏ Kim Quy cũng như các cơ sở Đảng, cơ sở quần chúng khác ở Duy Tiên (như Lũng Xuyên, Tường Thuy, Hoà Mạc...) sau khi bị khủng bố nhiều lần, tổn thất nặng nề phong trào đã bị tan vỡ và tạm thời lắng xuống.

Nông hội đỏ Kim Quy là một tổ chức quần chúng do cơ sở Đảng ở Chìa Xá phát triển và chỉ đạo hoạt động. Nay đầu mối chỉ đạo không còn, đây là khó khăn lớn nhất đối với tổ Nông hội đỏ Kim Quy, là một tổ chức quần chúng mới được xây dựng, lực lượng còn mỏng. Không còn đầu mối lãnh đạo, chỉ đạo. Tổ Nông hội đỏ Kim Quy duy trì được một thời gian nhưng không có hoạt động đấu tranh nào đáng kể vì thiếu phương hướng hoạt động và phải lo đối phó với bọn thống trị. Đến cuối năm 1931, tổ Nông hội đỏ Kim Quy coi như ngừng hoạt động.

Thời gian tồn tại của tổ Nông hội đỏ Kim Quy tuy không dài, chỉ trong vòng hai năm (1930 - 1931), song có một vị trí, ý nghĩa lịch sử cách mạng đặc biệt không chỉ đối với quê hương Kim Quy - Minh Tân mà còn có vị trí, ý nghĩa đặc biệt ở phạm vi rộng hơn đối với lịch sử cách mạng của huyện Phú Xuyên khu vực lân cận.

Cờ đỏ búa liềm do tổ Nông hội đỏ Kim Quy treo tại ba nơi trong cùng một thời gian đã gây ảnh hưởng sâu sắc trong nhân dân. Nhiều người dân trong xã lần đầu tiên được trông thấy lá cờ, biểu tượng của cách mạng, được nghe thấy hai từ “Cộng sản” từ người này truyền sang người kia. Ý nghĩa của nó không chỉ giới hạn trong phạm vi làng, xã, huyện mà nó còn vang xa góp phần ảnh hưởng sâu sắc cùng phong trào cách mạng chung của cả nước. Vì đây là sự thức tỉnh toàn dân về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam làm nhiệm vụ lịch sử lãnh đạo cách mạng Việt Nam đánh đuổi đế quốc thực dân giành quyền độc lập tự chủ và lật đổ chế độ phong kiến tay sai bán nước, thiết lập chế độ dân chủ nhân dân.

Sự kiện lịch sử này, là sự kiện đầu tiên đánh dấu sự ra đời của Đảng Cộng sản lãnh đạo, ảnh hưởng của Đảng đã gây mầm, bén rễ, làm cơ sở xây dựng phong trào cách mạng quần chúng và cơ sở Đảng trên đất Phú Xuyên nói chung và xã Minh Tân, Kim Quy nói riêng.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, từ năm 1947 đình Kim Quy là nơi đón tiếp bộ đội và cán bộ về đóng quân hoặc tạm trú đến năm 1951, khi địch chiếm đóng. Năm 1947, xã thành lập đội kích, rào làng để chống Pháp về càn, đồng thời thành lập Hội mẹ chiến sĩ để vận động nhân dân ủng hộ lương thực cho bộ đội và cán bộ về nằm vùng hoạt động ở đình. Đình còn là nơi đón tiếp bộ đội và nhận tập kết lương thực, thực phẩm để từ đó chuyển xuống Hà Nam tiếp tế cho bộ đội.

Trải qua những thăng trầm của lịch sử, ngôi đình đã được tu sửa nhiều lần nhưng chứng tích duy nhất minh chứng cho sự kiện lịch sử ngày 1/5/1930 và gắn với những hoạt động của tổ Nông hội đỏ Kim Quy còn tồn tại đến ngày nay là cây đa trước cửa đình Kim Quy, nơi treo cờ đỏ búa liềm vẫn xanh tươi toả bóng xuống sân đình, sừng sững bên con đường giao thông, chính giữa các khu dân cư trong nội xã như muốn nhắc nhở mỗi người dân Minh Tân nói chung, Kim Quy nói riêng: Hãy nhớ, và giữ gìn một bằng chứng lịch sử cách mạng rất đáng tự hào của mảnh đất này! Đình Kim Quy và cây đa ở sân đình được gắn biển DTCMKC./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
  • Chùa Xã Đàn (quận Đống Đa)
    Chùa Xã Đàn tên chữ là Kim Yên tự, xưa kia chùa thuộc phường Xã Đàn, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội, nay là số 4/106 ngõ Xã Đàn II, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội dự kiến giảm 5 sở, 2 đảng ủy khối sau khi sắp xếp
    Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Thông báo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo TP Hà Nội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương (Thông báo số 07-TB/BCĐ)
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
  • Các di tích ở Hà Nội mở cửa đón khách tham quan trong tất cả các ngày nghỉ Tết 2025
    Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 853/KH-SVHTT ngày 9/12/2024 về việc tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, quản lý lễ hội, trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
  • Từ giao thông thông minh đến mục tiêu “Hà Nội - Thành phố thông minh”
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Giao thông thông minh trên địa bàn Thành phố. Triển khai Đề án này, Hà Nội sẽ hiện thực hóa mục tiêu phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, “Hà Nội - thành phố thông minh” trong tương lai gần, góp phần làm nền tảng để Thủ đô cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Hà Nội phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát bắc qua sông Hồng
    UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định 6316/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu tỉ lệ 1/500 tại quận Bắc Từ Liêm và huyện Đông Anh.
  • [Podcast] Văn hóa thưởng thức cà phê của người Hà Nội
    Thủ đô nghìn năm văn hiến, nơi mỗi điều dù nhỏ bé cũng đều dung chứa những nét văn hóa rất riêng của người Hà Nội. Trong thưởng thức cà phê cũng thế, người Hà Nội cũng có cách thưởng thức rất riêng, để rồi thời gian trôi qua đã tạo nên nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt thường ngày của người Hà Nội.
  • Nghệ thuật "Hát sắc bùa" được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia
    Hát sắc bùa mang đậm giá trị lịch sử, gắn liền với sự hình thành và phát triển của các cộng đồng ngư dân tại mảnh đất Minh Hóa và thành phố Đồng Hới, nó tồn tại từ bao đời nay. Hát sắc bùa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ trước đến nay, vừa kế thừa Hát sắc bùa của các vùng khác trên mọi miền Tổ quốc...
Đình Kim Quy với sự kiện treo cờ Đảng đầu tiên của huyện Phú Xuyên năm 1930
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO