Danh thắng & Di tích Hà Nội

Di tích lịch sử kháng chiến Cầu Giẽ (huyện Phú Xuyên)

Sơn Dương (t/h) 28/09/2023 14:11

Cầu Giẽ nằm ở địa đầu phía nam huyện Phú Xuyên, bắc qua sông Nhuệ, giữa một vùng chiêm trũng lầy thụt. Phía đông giáp xã Đại Xuyên. Phía tây bắc tiếp giáp xã Phú Yên. Phía tây nam là xã Châu Can. Tuy cầu không lớn nhưng có vị trí quan trọng, nằm ở cửa ngõ ra vào Thành phố Hà Nội, trên con đường giao thông huyết mạch Bắc - Nam và là trọng điểm quân sự trên tuyến đường Quốc lộ số 1.

dan-quan-khu-vuc-cau-gie-tham-gia-chien-dau-ban-may-bay-my.jpg
Dân quân khu vực Cầu Giẽ tham gia chiến đấu bắn máy bay Mỹ

Theo truyền thuyết dân gian địa phương, địa danh Cầu Giẽ đi vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc từ mùa xuân năm 1789, khi đại quân của vua Quang Trung tiến ra Bắc diệt quân xâm lược Mãn Thanh đã đi qua đây và địa danh Cầu Giẽ bắt nguồn từ sự kiện trên.

Cuối năm 1942, trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền (1939 - 1945), nhân dịp kỷ niệm Cách mạng tháng Mười Nga, lực lượng cách mạng ở khu vực Nam Ứng Hòa đã tổ chức treo cờ đỏ sao vàng tại Cầu Giẽ, đã gây ảnh hưởng cách mạng sâu sắc đối với nhân dân quanh vùng và những người qua lại.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954), năm 1946, thực hiện kế hoạch tiêu thổ kháng chiến, quân dân ta đã phá hủy cây cầu này nhằm ngăn cản bước tiến của quân thù. Đến giữa năm 1950, thực dân Pháp đánh chiếm khu vực đồng bằng hữu ngạn sông Hồng, Cầu Giẽ được dựng lại nhằm nối thông Quốc lộ số 1 từ Hà Nội xuống Phủ Lý, Nam Định.

Để bảo vệ vị trí giao thông trọng yếu này, ngay đầu Cầu Giẽ thuộc địa phận thôn Bài Lễ, xã Châu Can, thực dân Pháp đã cắm vị trí, xây dựng đồn bốt để bảo vệ vị trí giao thông trọng yếu này. Tại bốt Cầu Giẽ bọn Pháp đã gây bao tội ác đối với nhân dân các làng xã xung quanh. Nhưng chúng đã ăn không ngon, ngủ không yên, chịu nhiều tổn thất trước những đòn tiến công quân sự, những cuộc đấu tranh binh vận, chính trị, kinh tế của quân dân Phú Xuyên mà trực tiếp là các xã xung quanh như Đại Xuyên, Châu Can... Trên đoạn đường số 1 từ Cầu Giẽ lên cầu Guột và từ Cầu Giẽ xuống Đồng Văn luôn luôn diễn các trận đánh mìn, phục kích của bộ đội dân quân du kích địa phương, gây cho địch nhiều khó khăn tổn thất. Chiến thắng điển hình là trận phục kích ngày 15/5/1950, một đại đội bộ đội chủ lực phối hợp cùng bộ đội du kích địa phương đã tiêu diệt và bắt sống một trung đội lính Âu - Phi, thu nhiều vũ khí, trong đó có 4 khẩu súng trung liên, 2 khẩu súng cối.

Trong những năm chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (1965, 1968, 1972), Cầu Giẽ là một trong những biểu tượng về tinh thần chiến đấu kiên cường, quyết chiến, quyết thắng của quân dân Phú Xuyên.

Ở vị trí cửa ngõ ra vào Thủ đô Hà Nội, trên con đường huyết mạch chi viện chiến trường miền Nam, Cầu Giẽ trở thành một trọng điểm đánh phá có tính hủy diệt của máy bay Mỹ, nơi diễn ra cuộc đối đầu quyết liệt, đầy hy sinh gian khổ nhưng cũng rất kiên cường vẻ vang của quân dân. Chúng đã huy động hàng trăm chiếc máy bay, trút xuống khu vực Cầu Giẽ hàng trăm quả bom, rốc két, tên lửa. Chúng đánh ngày, đánh đêm quyết phá sập chiếc cầu nhỏ bé nhưng quan trọng này. Chỉ có trong ba ngày từ ngày 12 đến ngày 14/7/1966, giặc Mỹ đã huy động 39 chiếc máy bay, đánh phá nhiều đợt với những thủ đoạn cực kỳ thâm độc, có đợt trút 32 quả bom và hàng chục quả rốc két, 750 quả bom bi chưa nổ đã rải đặc trên các cánh đồng thôn Cổ Trai, phía bắc Cầu Giẽ.

Dân quân khu vực Cầu Giẽ phối hợp cùng bộ đội địa phương, bộ đội chủ lực đã chiến đấu kiên cường, quyết tâm bảo vệ cầu, bảo đảm giao thông trong bất kỳ tình huống nào. Trong suốt 5 năm máy bay Mỹ bắn phá liên tục, quyết liệt, Cầu Giẽ vẫn kiên cường đứng vững, nối liền đôi bờ Nam - Bắc sông Nhuệ. Hàng chục máy bay Mỹ bị tan xác khi lao vào bầu trời khu vực Cầu Giẽ. Chỉ riêng ngày 14/7/1966, quân dân bảo vệ Cầu Giẽ đã sáng lên nhiều tấm gương mưu trí, dũng cảm thể hiện tinh thần quyết chiến, quyết thắng như Đại đội 4, Đại đội công binh bộ đội địa phương, như các đơn vị dân quân xã Đại Xuyên, Phú Xuyên, Châu Can, như xạ thủ Tạ Văn Bắc, chiến sĩ Giang Hồng Tư, đại đội trưởng Bùi Văn Tuấn, như 6 cô gái thôn Cổ Trai... Nhân dân các xã khu vực Cầu Giẽ hết lòng giúp đỡ, tiếp sức cùng bộ đội, dân quân tự vệ chiến đấu bảo vệ cầu, bảo đảm giao thông thông suốt với tinh thần “Đường chưa thông, nhà không tiếc”. Chỉ trong một đêm, 1.320 dân quân tự vệ, nhân dân Phú Xuyên đã vận chuyển, đào đắp 2.500m3 đất đá để xây dựng, tu sửa hầm hào, trận địa chiến đấu bảo vệ cầu. Chỉ trong một thời gian ngắn 35.120m3 đất đã được đào đắp, vận chuyển để làm hai đường nhánh, hai cầu phụ và bến phà dự phòng nhằm đảm bảo giao thông trong bất kỳ tình huống nào.

Tinh thần phục vụ chiến đấu của nhân dân Phú Xuyên ở cụm Cầu Giẽ đã khích lệ bộ đội, dân quân du kích “đánh giỏi bắn trúng”. Chỉ trong 6 ngày (từ ngày 12 đến 18/7/1966), cụm chiến đấu Cầu Giẽ đã bắn rơi 5 máy bay giặc Mỹ. Bom đạn của Mỹ đào phá nhiều lần nhưng giao thông ở khu vực Cầu Giẽ vẫn được bảo đảm thông suốt.

Cầu Giẽ - xứng đáng là địa danh ghi dấu sự kiện lịch sử oai hùng của quân và dân Phú Xuyên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của dân tộc./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
  • Chùa Yên Bình (huyện Gia Lâm)
    Chùa Yên Bình có tên chữ là Sùng Linh tự. Chùa thuộc thôn Yên Bình (An Bình), xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Bài cuối: Hướng tới hòa nhịp công nghiệp văn hóa Thủ đô
    Trải qua hàng trăm năm lịch sử, tò he không chỉ đơn thuần là trò chơi dân gian mà còn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ người Việt. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập và phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp văn hóa hiện đại, làng nghề Tò he Xuân La đang đứng trước những thách thức lớn trong việc bảo tồn và phát triển, đặt ra bài toán làm thế nào để hòa nhịp vào sự phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô mà vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa truyền thống.
  • Làng Kim Lan và tục nuôi lợn thi
    Làng Kim Lan, tục gọi làng Sươn, nằm ở bờ Bắc sông Hồng, trước năm 1945 thuộc tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh. Năm 1961, xã Kim Lan thuộc huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội.
  • Giới thiệu 70 tác phẩm sinh vật cảnh tinh hoa chào mừng Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô
    Thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội phối hợp với quận Nam Từ Liêm tổ chức Festival sinh vật cảnh Hà Nội lần thứ nhất – năm 2024.
  • Gần 31.000 lượt người vào Lăng viếng Bác trong ngày Quốc Khánh 2/9
    Ngày Quốc khánh 2/9, ước tính có 30.575 lượt người dân từ khắp mọi miền đất nước, trong đó có 231 lượt khách nước ngoài đã vào Lăng viếng Bác bày tỏ lòng tri ân, tưởng nhớ công ơn của vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.
  • [Video] Ký ức hào hùng ngày độc lập dân tộc
    Cách đây 79 năm ngày 19/8/1945, Cách mạng tháng Tám thành công đã đi vào lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam như một mốc son chói lọi, mở ra một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc, gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Từ đây, nhân dân ta thoát khỏi xiềng xích nô lệ của thực dân phong kiến, trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Từ thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám, ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đưa nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, tự do, dân chủ.
  • Đông đảo du khách đến tham quan di tích Huế
    Đông đảo du khách nườm nượp vào tham quan các điểm di tích Huế trong ngày 2/9.
  • 6 đội thi sẽ tranh tài tại Chung khảo Hội thi "Dân vận khéo" cấp Thành phố Hà Nội
    Trải qua các vòng thi sơ khảo tại 6 cụm thi, Ban Tổ chức đã chọn được 6 đội xuất sắc nhất để tham dự Chung khảo Hội thi “Dân vận khéo” Thành phố Hà Nội năm 2024, được tổ chức vào sáng 21/9 tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt - Xô.
  • Huyện Thạch Thất gắn biển 2 công trình chào mừng Ngày Giải phóng Thủ đô
    UBND huyện Thạch Thất cho biết, vừa tổ chức cắt băng khánh thành và gắn biển 2 công trình trên địa bàn huyện chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -10/10/2024). Đó là công trình THCS Đồng Trúc và Trung tâm Văn hóa xã Đại Đồng.
  • MV "Em bé Việt Nam" ra mắt dịp lễ Quốc khánh 2/9
    MV “Em bé Việt Nam” do rapper nhí Xệ Xệ - Em bé chất biểu diễn cùng rất nhiều em nhỏ các bài hát: “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng”, “Dòng máu lạc hồng” và “5 điều Bác Hồ dạy”.
  • Gần 1.000 nghệ sĩ tham gia Liên hoan Ca Múa Nhạc toàn quốc năm 2024
    Cục Nghệ thuật biểu diễn cho biết, Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc đợt 1 diễn ra từ ngày 7 đến 16/9 tại Nhà hát nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc.
Di tích lịch sử kháng chiến Cầu Giẽ (huyện Phú Xuyên)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO