Danh thắng & Di tích Hà Nội

Đền Quán Đôi (quận Cầu Giấy)

Sơn Dương (t/h) 16/05/2023 18:53

Đền Quán Đôi thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

den-quan-doi-quan-cau-giay-.jpg
Đền Quán Đôi

Đền Quán Đôi hiện ở làng An Phú, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Đền Quán Đôi ở phía tây cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 5km. Thời Lý - Trần, di tích thuộc vùng đất kẻ Bưởi là một vùng đất cổ, mảnh đất chiến lược quân sự qua các thời đại, vùng đất giao điểm của con sông: sông Thiên Phù, sông Tô Lịch và sông Nhuệ. Dấu ấn vàng son lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm và xây dựng quê hương còn in đậm trên mảnh đất này qua các di tích lịch sử văn hóa như: đình An Phú, đền Quán Đôi, chùa Hoa Lăng, Ủng Thành Đền Quán Đôi là nơi phụng thờ và tưởng niệm những vị phúc thần có công giúp vua Lý Thánh Tông dẹp giặc Ma Na, bảo vệ nền độc lập dân tộc ở thời Lý là công chúa Phương Nương và hoàng tử Thống. Căn cứ cuốn thần tích chữ Hán còn lưu tại di tích cho biết: “Công chúa Phương Nương là con gái của một vị tù trưởng họ Trần tên là Lữ, quê ở trang Yên Dũng, huyện Tứ Kỳ, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương, vợ là Nguyễn Thị Hoàn. Khi trưởng thành nàng Phương được gả cho vị quan trong triều nhà Lý là Lý Công Trinh. Ngày mùng 8 tháng chạp năm Ất Mão, nàng Phương sinh được một người con trai đặt tên là Thống. Năm cậu Thống 18 tuổi, giặc Ma Na đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Cha của Thống là Lý Công Trinh được cử đi dẹp giặc, nhưng do lực lượng của giặc quá mạnh nên ông đã bị giết hại ở Bàng Châu. Sau đó hai mẹ con nàng Phương phải trốn về trang Dịch Vọng Tiền thuộc huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây. Tại đây mẹ con nàng được ông Lê Công Đoan là người giàu có chu cấp tiền để sống qua lúc khó khăn. Ngày 21 tháng năm, trời đất bỗng tối tăm, mưa to gió lớn nổi lên, hai mẹ con tự nhiên mà hóa (chỗ đó, hiện nay là đền Quán Đôi). Sau đó thấy mối đùn lên thành ngôi mộ. Được tin báo, vua tỏ lòng tiếc thương hai mẹ con đã vì nghĩa lớn mà hy sinh tính mạng, nhà vua bèn sắc phong cho phép dân làng dựng miếu thờ. Từ đó tới nay, nơi đây rất linh thiêng, ai có trắc trở khó khăn đến đền cầu khấn đều được bình yên.

Về sự tích đền Quán Đôi còn có bài viết rất đáng chú ý của nhà nghiên cứu lịch sử, văn hoá huyện Từ Liêm là Đỗ Thỉnh'. Nội dung như sau: Đền Quán Đôi phụng thờ bà Thái hậu Phương Dung và con trai 3 tuổi - là vợ và con của Hậu Lý Nam Đế, tức Lý Phật Tử (571 - 602).

Theo truyền thuyết, vào năm 602, quân đội nhà Tuỳ do Lưu Phương thống lĩnh sang xâm lược, tiến quân đánh vào thành Ô Diên, Long Biên và Cổ Loa. Hoàng thái hậu Phương Dung được các tướng hộ tống mang theo hoàng tử mới 3 tuổi chạy đi lánh nạn. Một hôm chạy đến bờ sông Tô Lịch thì quân địch tràn đến, quân lính đi hộ tống chống lại quân giặc, hai mẹ con chui vào bụi rậm. Nhưng sau quân ta chống không nổi, quân giặc bắt được hai mẹ con bà. Tướng giặc thấy một người đàn bà đẹp liền dụ hàng và muốn lấy làm vợ, nhưng bà nhất định không chịu nên bị chúng giết chết cả hai mẹ con. Sau vài ba ngày nhân dân chạy giặc trở về đi qua mới biết, thì xác hai mẹ con đã bị mối đùn xông kín. Nhân dân cho đó là “Thiên táng” và cảm phục người phụ nữ bất khuất, nên lập miếu để thờ. Thời đó người ta gọi là Quán (theo quan niệm của Đạo Lão) Đôi (tức là thờ cả hai người). Hiện nay ở chùa Duệ (thôn Tiền, phường Dịch Vọng Tiền) còn hai di vật mang từ Quán Đôi về (để ở điện Mẫu): Bức hoành phi có bốn chữ Hán “Hậu Lý mẫu nghi”, ghi năm Bảo Đại Giáp Tuất (1934); một tấm bia đá dựng ngày 25 tháng 10 năm Khải Định thứ 9 (1925), nội dung khắc ghi các sắc phong cho hoàng hậu Phương Dung của các triều Nguyễn như: Tự Đức năm thứ 10 (1857), Tự Đức thứ 12 (1859), Tự Đức thứ 20 (1868), Duy Tân thứ 3 (1909).

Đền Quán Đôi được xây dựng trên đất kề sát sông Tô Lịch thoáng mát, quay hướng đông nhìn ra sông Tộ, phía trước đền là đường đi, bên ngoài có các cây xanh cổ thụ quanh năm tỏa bóng mát, tạo cảnh thanh u tĩnh lặng cho di tích. Bờ sông bên kia là địa điểm di chỉ khảo cổ Ủng Thành được thám sát khai quật năm 2004. Đặc biệt, ở dưới lòng sông Tô trước đền năm 2006, các nhà khảo cổ học đã tìm được nhiều di vật cổ vật có niên đại thời Trần, Lê.

Bố cục mặt bằng kiến trúc đền kiểu chữ “nhất” gồm 3 gian xây kiểu tường hồi bít đốc tay ngai, mái lợp ngói ta, bộ khung đỡ mái gồm 2 bộ vì kết cấu kiểu “thượng chồng rường giá chiêng hạ kẻ”, nền nhà lát gạch vuông.

Hậu cung gồm một gian, một dĩ, mái lợp ngói ta, nền nhà lát gạch vuông. Các bộ vì đỡ mái kết cấu kiểu “kèo cầu quá giang cột trốn”.

Đền Quán Đôi hiện còn lưu giữ nhiều di vật quý như: ngai thờ, nhang án, giá văn, kiệu rước, đặc biệt là cuốn thần tích bản sao và tấm bia hậu thần đề “mục lục Thái Hoàng bi ký” niên hiệu Bảo Đại thứ 16 (1941) có nội dung: “sắc cho xã Dịch Vọng Tiền, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông vốn thờ Dực Bảo Trung Hưng, Hậu Lý Nam Đế thái hậu. Hoàng thái hậu đã bảo vệ đất nước, che chở cho dân có nhiều công đức, đã từng được ban cấp sắc chỉ cho phép dân thờ phụng, đến nay đã ban chiếu quý, ơn lớn về lễ đáng được xếp lên bậc...”.

Hội đền Quán Đôi được tổ chức vào ngày mùng 2 tháng hai âm lịch. Đền Quán Đôi là một công trình kiến trúc tín ngưỡng có lịch sử tạo dựng rất sớm.

Đền Quán Đôi đã được Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật năm 2008./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 01

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Bay qua Hồ Gươm” - trò chuyện cùng Hà Nội, về Hà Nội
    “Mơ là bồ câu trắng/ Bay qua Hồ Gươm xanh”, tác giả Huỳnh Mai Liên đã bật lên khao khát muốn được trở thành cánh chim nhẹ nhàng và tự do khám phá bầu trời Hà Nội ở cuối bài thơ Bay qua Hồ Gươm (cũng là tên tập thơ). Dường như cũng từ giấc mơ này, nhà thơ đã viết ra những vần thơ kể chuyện dẫn lối người đọc ngắm nhìn Hà Nội từ cao đến thấp, từ xa đến gần.
  • [Podcast] Chùa Trấn Quốc – Cổ tự ngàn năm tuổi bên Hồ Tây
    Chùa Trấn Quốc - danh thắng nổi tiếng, gắn liền với lịch sử, văn hóa của Thăng Long – Hà Nội. Từng là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long thời Lý và thời Trần với những giá trị về lịch sử và kiến trúc, chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, một điểm đến thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử, khách tham quan trong và ngoài nước.
  • [Podcast] Về giữa mùa thu cách mạng
    Phương hay ngồi cạnh cửa sổ hát mấy ca khúc cách mạng, những bài hát mà người ta hay gọi là “nhạc đỏ”, “nhạc tiền chiến”. Đó là những lúc bé Ly đã ngủ say. Còn lúc nào Ly đang học bài mà nghe thấy Phương hát, bé hồ hởi khen, đúng kiểu “mẹ hát con khen hay”...
  • Thời tiết Hà Nội đêm và sáng trời rét, ngày nắng
    Thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cho biết, trong ít ngày đầu tháng 12, Thủ đô Hà Nội tiếp tục duy trì hình thái thời tiết rét về đêm và sáng, trưa chiều hửng nắng. Từ 5/12 có thể đón đợt mưa rét diện rộng.
  • Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
    Sáng nay (1/12), tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc, phát triển kinh tế-xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế.
Đừng bỏ lỡ
Đền Quán Đôi (quận Cầu Giấy)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO