Danh thắng & Di tích Hà Nội

Đền, nghè Thái Lai (huyện Mê Linh)

Sơn Dương (t/h) 20/05/2023 16:16

Đền, nghè Thái Lai thuộc xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh, Hà Nội.

den-nghe-thai-lai-huyen-me-linh-.jpg
Đền Thái Lai

Đền Thái Lai

Đền Thái Lai thuộc thôn Thái Lai, xã Tiến Thắng huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.

Đền Thái Lai thờ Trần Công là huyện tể huyện Chu Diên, đồng thời là thân phụ Trần Nương - người đã có công giúp Hai Bà Trưng đánh đuổi giặc Hán xâm lược bảo vệ đất nước. Hiện nay, nằm ở phía sau cạnh đền và bên phải từ ngoài vào đền là mộ Trần Công.

Đền Thái Lai được xây dựng vào đầu công nguyên. Đến thế kỷ XIX, đền được làm lại như ngày nay. Đền làm theo hướng tây nam giáp sông Cà Lồ. Kiến trúc của đền hình chữ “đinh” gồm hai toà: Tiền tế ba gian và Hậu cung hai gian. Cửa đền được trang trí tác môn hình rồng chầu mặt nguyệt, mái lợp ngói mũi. Kết cấu của hai toà Tiền tế và Hậu cung là kiểu tứ trụ lòng thuyền và chồng bồn con lợn.
Cũng như bao kiến trúc khác thời Nguyễn, trang trí ở đền Thái Lai được kết hợp nhuần nhuyễn giữa trang trí trên gỗ và đắp vẽ ngõa. Đặc biệt là trang trí ở tác môn, ván gió và cốn mê.

Tác môn ở đền Thái Lai gắn liền với hệ thống cửa. Tác môn dài 8,80m, cao 5,05m chia làm ba ô tương ứng với ba gian của Tiền tế và được chia làm ba tầng trang trí. Tầng dưới cùng lớn nhất bao gồm hết phần cửa. Hai bên đầu đốc đắp phù điêu nổi hình hai võ tướng đứng, nét mặt nghiêm trang, râu đen, mắt xếch long lanh, đầu đội mũ quả găng, mình mặc áo cẩm bào trang trí các đường diềm, hổ phù, chân đi hài cong, tay phải cầm cây thương ép sát vào mình. Tầng thứ hai có kích thước nhỏ hơn, hai ô hai bên trang trí đơn giản bằng các đường gờ soi đắp nổi và trổ thủng các hình chấn song. Ô giữa có các đường diềm gờ đều được tạo thành 6 hình bầu dục, trong đắp nổi hình hoa lá, bát bửu. Ở ô giữa này đắp nổi 4 chữ Hán: “Vạn cổ lưu phương”...

Tầng trên cùng, ô giữa cao hơn đó là một cuốn thư đắp đẹp, cân đối, phần giữa cuốn thư đắp nổi 3 chữ “Tối linh từ”. Trên cuốn thư đắp hình mặt nguyệt rất mảnh. Hai ô hai bên đắp thủng hai rồng cuốn chầu vào. Đây là hình rồng cỡ lớn, đuôi xoắn, mắt xếch, miệng hơi há ra, dữ tợn.

Qua tác môn là vào Tiền tế của đền, nối với tiền tế là Hậu cung. Chỗ tiếp giáp này được gắn bằng hai bức cốn gió. Ở hai bên, trên tạc long, ly, quy, phượng. Rồng ở đây được chạm lớn, chiếm gần hết bức chạm. Rồng có bờm tóc dài dữ tợn, mắt nổi lồi đen trắng, chân rồng choãi ra, bốn móng sắc bám chặt vào cánh mác trong tư thế nhìn xuống, đầu ngẩng cao rít mạnh một dòng nước hút lên. Trong dòng nước chạm một con cá chép cong mình cuốn quanh cột nước. Cạnh đó là rùa chân giơ lên, đầu ngước theo dòng nước. Kế theo là hình con ly, bờm tóc rậm rạp, đầu ngoảnh lại theo hướng đầu rồng, bốn chân choãi thẳng như đang phi nước đại. Phủ kín bức chạm này là các hình vân mây, sóng nước được tỉa gọt tỉ mỉ, tinh tế.

Ngăn cách giữa Tiền tế và Hậu cung là một tường xây gạch có 3 cửa. Phần trên các cửa này có một cốn mê hình tam giác cân. Toàn bộ cốn mê này được đắp nổi và tô màu các hình rồng, phượng, vân mây. Trên cùng của bức cốn giáp mái đắp một hình hổ phù rất lớn, bờm tóc dài rậm rạp, mũi chó, mắt lồi đen trắng, miệng càm chữ “thợ”. Dưới hổ phù đắp đôi rồng chầu mặt nguyệt. Hai bên rồng chầu đắp hình phượng ở tư thế đang bay, cánh xoè rộng, đầu phượng ngẩng, mắt lá dăm, mỏ vàng khoăm cắp dải lụa dài buộc bút sách. Phía dưới hình phượng, chỗ cửa ra vào là hình ly đang trong tư thế phi nhanh, đầu tóc dữ dằn, lưng cõng chữ “thọ”. Phủ kín bức cốn này là các hình vân mây, lá được tạo tác hết sức tỉ mỉ, mềm mại.

Ngoài ra, đền Thái Lai còn lưu giữ một số di vật, cổ vật độc đáo đặc biệt di vật là các đồ thờ bằng gỗ.

Nghè Thái Lai

Nghè Thái Lai nằm giữa thôn Thái Lai, xã Tiến Thắng.

Nghè Thái Lại thờ hai vị là Hùng Bảo và vợ là Trần Nương con gái huyện tể Chu Diên. Hùng Bảo và Trần Nương đã có công giúp Hai Bà Trưng khởi nghĩa đánh tan giặc Hán, giải phóng đất nước.

Nghè Thái Lai làm theo hướng tây nam, kiến trúc hình chữ “đinh”, gồm hai tòa Tiền tế và Hậu cung, mỗi tòa ba gian, nối liền với nhau kiểu chuôi về. Ngoài cửa là phần hè được xây thành tác môn, vòm ba tầng đắp rồng chầu mặt nguyệt, cuốn thư rất đẹp.
Về niên đại xây dựng thì nghè Thái Lai chưa xác định niên đại tuyệt đối. Kiến trúc hiện nay của nghè được làm vào nửa cuối thế kỷ XIX.

Quy mô của nghè Thái Lai nhỏ nhắn, toàn bộ diện tích sử dụng là 70m?. Vật liệu bằng gỗ tốt, gia cố chắc chắn xong kiểu thức đơn sơ - tứ trụ, quá giang gối tường. Các hoành, dui đều làm bằng gỗ theo mực thước cẩn thận, mái lợp ngói mũi.

Trang trí điêu khắc ở nghè Thái Lai tập trung chủ yếu ở hai mảng là tác môn và cửa võng nghi môn. Trong đó, toàn bộ tác môn dài 6,0m, cao 4,7m, chia làm ba ô tương ứng với ba gian của toà tiền tế. ô giữa to hơn, rộng 1,9m, hai ô hai bên bằng nhau rộng 1,7m. Ở tầng này là 3 ô cửa vòm không cánh, diềm ô ở hai bên trang trí nổi hình gạch múi bưởi và đường gờ. Diềm ô ở giữa đắp nổi hình hoa dây, giữa là nửa hình hoa cúc lớn, ba cửa được bổ 4 trụ, giữa là hai trụ tròn, hai đầu trụ vòng, trang trí hai câu đối bằng chữ Hán.

Qua một đường gờ lớn là đến 3 ô cửa tầng hai, tầng này bé hơn tầng một, hai ô bên trong trang trí đường gờ và giải ô thủng tạo hàng chấn song, ô giữa ở các viền được nắp các hình bầu dục và lá dày, khoảng trống ở giữa đắp nổi 4 chữ Hán “Âm dương hợp đức”.

Tầng trên cùng đắp cuốn thư to rất đẹp, trong đắp nổi 3 chữ “Tối linh từ”. Bên trên cuốn thư đắp hình mặt nguyệt, hai ô hai bên đắp hình rồng chầu vào. Sau rồng là hai cột trụ đắp hình con ly đang ở tư thế nhún mình như sắp nhảy. Qua tác môn là hệ thống 3 cửa, hai bên cửa đắp phù điêu nổi hai võ sĩ đứng.

Qua tác môn và hệ thống cửa là vào tiền tế rồi đến Hậu cung. Giữa Tiền tế và Hậu cung được ngăn cách bởi một bức tường hai bên cạnh trổ cửa vòm đi lại, gian giữa là cửa võng sơn son. Ba phần diềm của cửa với kỹ thuật chạm nổi đề tài là rồng nhưng ở những tư thế khác nhau: bề trên cùng chạm hình rồng chầu, hai diềm hai bên chạm hình rồng cuốn.

Nghè Thái Lai còn một số di vật, cổ vật độc đáo, đặc biệt các di vật là các đồ thờ bằng gỗ được chạm trổ công phu, tỉ mỉ thể hiện đôi bàn tay khéo léo, khả năng tư duy mang đầy tính sáng tạo của các nghệ nhân thủa trước.

Đền và nghè Thái Lai đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1996./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 01

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Đẩy mạnh phân cấp trong lĩnh vực văn hóa, du lịch khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân về “Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của một số Nghị định quy định về phân cấp, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch; báo chí, phát thanh và truyền hình; thông tấn; xuất bản, in, phát hành, thông tin điện tử, thông tin cơ sở và thông tin đối ngoại khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp”.
  • Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), NXB Chính trị quốc gia Sự thật đã ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó đáng chú ý có cuốn sách “Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh” của tác giả - nhà văn Lê Xuân Đức (1939 – 2022) giúp người yêu thơ ca của Bác thêm thấu hiểu và cảm nhận rõ nét hơn tinh hoa trong từng câu chữ mà Người để lại, rút ra những chiêm nghiệm cho riêng mình và trên hết là những bài học lớn, sâu sắc về tư tưởng, về đầu tranh chính trị, về đạo lý làm người cho hôm nay và mai sau.
  • Tiếp tục phát triển những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam (Bài cuối)
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta nguyện trung thành và tiếp nối sự nghiệp vĩ đại của Người; phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước cách mạng, tinh thần “tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc”, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vững bước vào Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, kỷ nguyên phát triển giàu mạnh, thịnh vượng.
  • Quận Hoàn Kiếm: Tuyên dương giáo viên tiêu biểu, học sinh giỏi năm 2024 - 2025
    Chiều 19/5, UBND quận Hoàn Kiếm (TP. Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ tuyên dương, khen thưởng giáo viên tiêu biểu và học sinh đạt thành tích cao trong các kỳ thi cấp thành phố, quốc gia và quốc tế năm học 2024 - 2025.
  • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Sở Du lịch Hà Nội tổ chức các hoạt động ý nghĩa
    Hòa chung không khí thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Sở Du lịch Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động điểm nhấn, quảng bá hình ảnh Thủ đô và liên kết với các địa phương để phát triển du lịch Thành phố nói riêng, đất nước nói chung.
Đừng bỏ lỡ
  • Triển lãm “Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế”
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thành ủy – HĐND – UBND - UBMTTQ Việt Nam Thành phố Huế tổ chức dâng hoa lên Người và khai mạc triển lãm “Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế”.
  • Trưng bày tem, bưu ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Những hình ảnh, tem và bưu ảnh này nằm trong Trưng bày chuyên đề “Hành trình theo chân Bác qua sưu tập tem và bưu ảnh” của Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, diễn ra nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025) và Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5).
  • Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa tiêu biểu
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 15/5/2025 về việc tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2025).
  • Tháng Năm về quê Bác
    Trong những ngày tháng Năm lịch sử, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều nhớ đến ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, trong tim luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả... Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu bài thơ "Tháng Năm về quê Bác" của tác giả Nguyễn Xuân Việt.
  • Công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm
    Tối 17/5, tại Rạp Đại Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội ra mắt vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, đầy tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm đề cao tình mẫu tử, lòng hiếu thảo và sự thuận hòa giữa anh em cùng cha khác mẹ.
  • “Hãy nói rằng con cần mẹ”: Cẩm nang đồng hành cùng người thân bị trầm cảm
    Anbooks phối hợp cùng Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam chính thức ra mắt cuốn sách "Hãy nói rằng con cần mẹ" – cẩm nang đồng hành với người thân bị trầm cảm của tác giả PGS.TS Nguyễn Phương Hoa. Đây là tác phẩm tiếp nối hành trình nghiên cứu và chia sẻ đầy tâm huyết của tác giả trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với trầm cảm ở trẻ vị thành niên và thanh niên – một vấn đề đang ngày càng trở nên đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.
  • Chuỗi sự kiện đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Bác trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 16/5, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức khai mạc triển lãm với chủ đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại" với chuỗi hoạt động đầy ý nghĩa.
  • Sư đoàn Phòng không 361 – 60 năm xứng đáng danh hiệu "cận vệ đỏ" canh giữ bầu trời Thủ đô
    Sáng 17/5, tại Hà Nội, Sư đoàn Phòng không 361 (Quân chủng Phòng không – Không quân) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống (19/5/1965 – 19/5/2025) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đền, nghè Thái Lai (huyện Mê Linh)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO