Danh thắng & Di tích Hà Nội

Chùa Trăm Gian (huyện Chương Mỹ)

Sơn Dương (t/h) 17/09/2023 17:06

Chùa Trăm Gian có tên chữ là Quảng Nghiêm tự, toạ lạc trên núi Sở, thôn Tiên Lữ xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội.

chua-tram-gian-cm.jpg
Chùa Trăm Gian

Chùa có quy mô lớn, thuộc loại “trăm gian”. Vì thế chùa có tên gọi dân gian là chùa Trăm Gian, chùa Sở, chùa Núi hay chùa Tiên Lữ. Xa xưa nơi đây là xã Tiên Lữ, tổng Tiên Lữ, huyện Yên Sơn, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây, sau chuyển sang huyện Chương Mỹ.

Theo các vị bô lão truyền kể, núi Sở vốn là con ngựa, cạnh đó có núi So là con hổ, các gò đồi xung quanh có các tên là con Mộc, con Hoả, con Long... tất cả đã tạo cảnh quan du xuân trẩy hội nơi đây. Các hạng mục kiến trúc của chùa dàn trải trên quả đổi theo hướng nam, song Tam quan lại toạ hướng đông nam giáp đường liên thôn. Tam quan được cổ nhân xây dựng hai trụ lớn tạo một lối đi ở giữa, hai bên là hai tường nối với hai trụ nhỏ. Với lối kiến trúc này, Tam quan đã mang tính chất như cổng đình, đền. Qua Tam quan là một sân gạch có hai dãy hành lang ở hai bên. Cuối sân là con đường lên chùa uốn khúc chữ “chỉ” nâng dần độ cao lên đỉnh đồi. Ở giữa con đường này là rặng thông cổ thụ như một rừng thông sót lại. Cuối đường gạch rẽ phải lên nhà bia, rẽ trái đến gác chuông.

Gác chuông nằm trên trục tâm của khu Tam bảo, song hơi xoay lệch về phía tây một chút. Phía dưới Tam quan là nhà Giá ngự (còn gọi là Giá roi) để ngày lễ rước kiệu thánh ra địa điểm này như cùng với nhân dân xem các trò chơi dân gian tổ chức ở hồ bán nguyệt dưới chân núi, gợi khúc sông cong tụ phúc.

Gác chuông chùa Trăm Gian là một trong số ít các gác chuông cổ nhất hiện còn trên đất Hà Nội ngày nay. Về điêu khắc, gác chuông này có nhiều hình chạm rồng xen lẫn mây lửa mang phong cách thế kỷ cuối XVII đầu thế kỷ XVIII. Đây là kiến trúc mặt bằng vuông, hai tầng tám mái với nhiều hoa đao uốn hắt lên tạo cho gác chuông như một bông sen thanh khiết. Phần cổ diêm lắp lan can chấn song con tiện, tạo bên trong thoáng mát. Ở đây treo quả chuông lớn có đề chữ Hán “Quảng Nghiêm cổ tự” được đúc vào thời Tây Sơn, niên hiệu Cảnh Thịnh 2 (1794).

Gác chuông có lối kiến trúc “nhất biến tam, tam biến cửu”, bốn bộ vì được đặt trên 16 cột bằng gỗ lim, nhưng tập trung trên bốn cột cái. Từ gác chuông qua khoảng sân hẹp chừng 7m, vượt 27 bậc đá lên sân chùa. Giữa sân kê chiếc sập đá có đặt một bát hương. Lên tiếp 7 bậc đá thì thềm, hoặc rẽ ra đầu sân bên trái rồi theo dọc hành lang để vào sân trong của chùa với các khu nhà phụ, rồi lên khu Tam bảo từ phía nhà Hậu đường. Trung tâm chùa là một tổng thể kiến trúc khép kín, trong đó toà Tiền đường, Thiêu hương và Thượng điện kết hợp với nhau thành chữ “công”. Hai bên có hai dãy hành lang dài ăn thông với toà Tiền đường và Hậu đường, tạo thành chữ “quốc”. Khoảng sân sau Thượng điện là Phương đình treo trống, khánh, được xem như một nốt son điểm, ngoài ra còn có vườn tháp mộ sư và miếu trấn ở bốn góc đồi.

Các công trình ở hai khu chính và phụ gắn kết với nhau theo không gian đạo và đời. Nếu tính gian theo kiểu truyền thống được phân ra bởi các vì, thì toà Tiền đường bảy gian, nhưng Hậu đường cũng cùng chiều dài nhưng lại bố trí thành chín gian. Thượng điện chỉ có ba gian nhưng mái trước kéo dài, có tường bên kéo thẳng sang Tiền đường như kiểu chữ “đinh”, tuy nhiên phần mái chìa ra khoảng nhỏ ở hai bên Thiêu hương để duy trì truyền thống chữ “công” và cũng là để ánh sáng lọt vào nơi Phật điện trong nội thất.

Về hiện vật, chùa Trăm Gian còn lưu giữ được nhiều di vật quý, trong đó đáng kể là đôi rồng đá thời Trần làm lan can thành bậc cửa chùa, đôi rồng này có thân dài, mập nhưng lại ghép đầu rồng thời Nguyễn. Đó còn là những viên gạch thời Mạc xây bệ tượng Tam thế, nhiều viên chạm chim thần và các con thú rất sinh động, đó cũng là bộ tranh La Hán và Thập điện Diêm vương được chạm nổi có kết hợp vẽ. Theo tấm bia Quảng Nghiêm tự bi ký dựng năm Hoằng Định 4 (1603), thì ngôi chùa này đẹp nhất phủ Quốc Oai, ở đây Bồ tát đã tu thành chính quả và sau đó Bảo Sơn tiên sinh xây dựng Đà cung. Năm Đinh Sửu (1577), trùng tu các toà Tiền đường, Thiêu hương, bộ khung gỗ hiện còn thuộc lần tu bổ vào thời Nguyễn. Những thập niên gần đây, ngôi chùa liên tục được tu bổ, tôn tạo nhưng về cơ bản vẫn theo mẫu cũ.

Hệ thống tượng ở chùa đầy đủ cho một Phật điện, từ Tam thế cho đến Hộ pháp. Đặc biệt pho Tuyết Sơn mang phong cách Tuyết Sơn chùa Tây Phương, song các đường gân, mạch máu lại nổi lên rõ hơn. Trong số tượng hậu ở chùa, nổi lên pho tượng Đô đốc Đặng Tiến Đông, một quan võ nổi tiếng thời Tây Sơn với chiến thắng quân Thanh đầu xuân Kỷ Dậu (1789) đã về quê đóng góp vào việc tu bổ chùa nên được nhân dân tạc tượng thờ ngay khi còn sống. Tương truyền khi rước vào chùa, người xem khó phân biệt được kiệu người hay kiệu tượng. Chùa Trăm Gian ngoài thờ Phật còn thờ đức Thánh Bối, cung thánh bên trái Thượng điện và chỉ có nhà sư mới được vào hành lễ. Nơi đây còn ghi: “Đại thánh khai sơn bình đẳng hành nghĩa tín Bồ tát”. Đức thánh Bối tên tục là Nguyễn Bình An đã tu luyện ở đây thành thánh với chức danh Bồ tát bình đẳng hành nghĩa, khi sống, ngài có tài đi mấy bước về Bối Khê (Thanh Oai ngày nay) lấy cà muối và nấu niêu cơm mà cả trăm thợ ăn không hết, khi hoá còn làm mưa máu để đuổi giặc Minh. Tương truyền năm ngài 95 tuổi, ngày rằm tháng chạp, nhân dân làm lễ thành đạo, ngài vào khám ngồi nhập tịch, đến mùng 4 tết, nhân dân ngửi thấy mùi thơm mới mở ra. Từ đấy, hàng năm vào ngày mùng 4 tháng giêng được tổ chức lễ hội để tưởng nhớ đến thánh Nguyễn Bình An.

Chùa đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật năm 1962. Đây là di tích xếp hạng quốc gia đặc biệt./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
  • Chùa Tăng Non (huyện Phúc Thọ)
    Chùa Tăng Non có tên chữ là Chân Linh tự, thuộc thôn Tăng Non, xã Thanh Đa, huyện Phúc Thọ, ngoại thành Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô khoảng 40km về phía tây.
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Bản hùng ca về người Hà Nội trên màn ảnh
    Những thước phim về Hà Nội từ lâu đã khắc họa nên một thành phố không chỉ là trái tim của Việt Nam mà còn là biểu tượng của lòng dũng cảm, tinh thần yêu nước và sự lãng mạn đầy chất thơ. Trải qua 70 năm kể từ ngày giải phóng Thủ đô, điện ảnh Hà Nội đã viết nên nhiều bản hùng ca về con người và vùng đất này. Việc tiếp tục khơi dậy cảm hứng về người Hà Nội trên màn ảnh là một nhiệm vụ đầy thách thức nhưng cũng vô cùng cấp thiết.
  • Bản hùng ca 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, tôn vinh nền văn hiến, bản sắc văn hóa vì hòa bình Hà Nội
    Sáng 6/10, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” – sự kiện đặc biệt chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), 25 năm Hà Nội đón nhận danh hiệu “Thành phố Vì hòa bình” của UNESCO (1999 - 2024).
  • Hoàng thành Thăng Long bừng sáng, lung linh trong Đêm hội Áo dài
    Hàng trăm bộ áo dài đậm bản sắc Việt từ truyền thống đến hiện đại đã toả sáng, lan toả tại Trung tâm Di sản văn hoá thế giới Hoàng thành Thăng Long, tối 5/10 trong chương trình Đêm hội Áo dài.
  • Xây dựng thương hiệu cá nhân dành cho lãnh đạo
    Ngày 5/10, tại Hà Nội, CLB Trí thức và Doanh nhân trẻ Lam Hồng đã tổ chức tọa đàm với chủ đề "Thương hiệu cá nhân cho lãnh đạo" nhân kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10).
  • Hơn 1.200 VĐV Cầu lông trẻ tranh tài tại Cúp Báo Tuổi trẻ Thủ đô 2024
    Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), sáng 6/10, Giải Cầu lông trẻ tranh Cúp báo Tuổi trẻ Thủ đô lần thứ XI, năm 2024 chính thức khai mạc tại Nhà Thi đấu Cầu Giấy (quận Cầu giấy, TP Hà Nội).
Đừng bỏ lỡ
  • Những bức ảnh lưu dấu khoảnh khắc ngày tiếp quản Thủ đô
    Nói đến lịch sử Hà Nội có lẽ không thể không nhắc đến thời khắc lịch sử ngày 10/10/1954. Sớm thu năm ấy, các cánh quân của Đại đoàn Quân Tiên phong 308, dẫn đầu là Trung đoàn Thủ đô từ các cửa ô rầm rập tiến vào tiếp quản Hà Nội, trước sự chào đón nồng nhiệt của người dân. Những hình ảnh sống động đó đã được một số nhà báo, nhiếp ảnh gia thu vào ống kính. Dù số lượng không nhiều nhưng những bức ảnh để đời ấy chính là những tư liệu lịch sử vô giá của Thủ đô.
  • Thưởng lãm 289 tác phẩm tại Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô 2024
    289 tác phẩm hội họa, đồ họa và điêu khắc vừa được Hội Mỹ thuật Hà Nội lựa chọn giới thiệu tới công chúng trong Triển lãm Mỹ thuật Thủ đô 2024.
  • [Podcast] Cột cờ Hà Nội: Biểu tượng thiêng liêng của Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội
    Sau chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu, ngày 10/10/1954, năm cửa ô rộng mở, ngập trong cờ hoa và biểu ngữ đón chào đoàn quân tiến về Hà Nội. Và cũng trong ngày 10/10/1954 lễ thượng cờ diễn ra tại Cột cờ Hà Nội đã trở thành giây phút thiêng liêng, đánh dấu mốc son cho lịch sử dân tộc Việt Nam: Thủ đô Hà Nội được hoàn toàn giải phóng.
  • Khai mạc Triển lãm tranh sơn mài "Dấu thiêng"
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô chiều tối 5/10, tại Hoàng Thành Thăng Long đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm các tác phẩm tranh sơn mài “Dấu thiêng" của họa sĩ Chu Nhật Quang.
  • “Cờ ngày nào tung bay trên phố”
    Từ thuở ấu thơ đến lúc trưởng thành, tôi đã bao lần hòa giọng ca của mình cùng bạn bè hát bài “Tiến về Hà Nội” (Nhạc và lời của Văn Cao). Lần nào hát đến câu: “Cờ ngày nào tung bay trên phố…” tôi đều xúc động đến nghẹn lời. Ký ức những ngày mùa thu lịch sử năm 1954 như hiển hiện ra trước mắt, đưa tôi trở về với tuổi thơ trong ngôi nhà cổ kính bên hồ Hoàn Kiếm ngày xưa.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Trên đỉnh gió
    Không lãng mạn như hình dung, chiếc tàu chở Lam từ bến cảng thành phố ra đảo chính là “tàu há mồm” có niên đại còn nhiều hơn tuổi của cô. Thủy thủ trên tàu lại càng không như cô vẫn thường tưởng tượng về những chàng lính hải quân đẹp trai, từng trải với trái tim nồng nàn và tâm hồn cực kì bay bổng.
  • Ứng dụng công nghệ số bảo tồn, phát huy giá trị di sản, văn hóa Huế đạt giải Chuyển đổi số Việt Nam
    Ứng dụng công nghệ số bảo tồn, phát huy giá trị di sản, văn hóa Huế của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đạt Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam năm 2024.
  • Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình: Tái hiện một Hà Nội hào hùng, văn hiến
    "Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình" là sự kiện trọng điểm trong chuỗi các hoạt động văn hóa đặc sắc, được chỉ đạo bởi Thành ủy, HĐND, UBND và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội. Chương trình mang ý nghĩa sâu sắc trong việc tôn vinh giá trị lịch sử của Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • Quận Long Biên: Gắn biển tuyến đường nối Nguyễn Văn Cừ - Ngọc Thụy
    Ngày 5/10, quận Long Biên tổ chức khánh thành và gắn biển dự án “Xây dựng tuyến đường 40m nối từ đường Nguyễn Văn Cừ đến hết khu tái định cư Ngọc Thụy” với tổng mức đầu tư trên 1.200 tỷ đồng.
  • [Video] Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội: tái hiện hình ảnh Thủ đô 70 năm lịch sử
    Nằm trong chuỗi các hoạt động cao điểm chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), tối 4/10 tại Trung tâm Di sản văn hóa Thế thế giới Hoàng thành Thăng Long, Sở Du lịch Hà Nội đã tổ chức khai mạc Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 chủ đề “Hà Nội - Tinh hoa áo dài”. Chương trình nghệ thuật đem đến cho các đại biểu, người dân và du khách quốc tế các tiết mục nghệ thuật được dàn dựng công phu, tái hiện hình ảnh Thủ đô 70 năm lịch sử.
Chùa Trăm Gian (huyện Chương Mỹ)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO