Danh thắng & Di tích Hà Nội

Chùa Huy Văn, điện Dục Khánh (quận Đống Đa)

Sơn Dương (t/h) 28/08/2023 11:36

Chùa Huy Văn còn được gọi là chùa Dục Khánh, được xây dựng trên đất thôn Huy Văn, tổng Hữu Nghiêm, huyện Thọ Xương, Thăng Long, nay là ngõ Huy Văn, phố Tôn Đức Thắng, phường Văn Chương, quận Đống Đa, Hà Nội.

chua-huy-van-dd.jpg
Chùa Huy Văn

Tương truyền xưa đây là một gò đất, ban đêm thường phát ra ánh sáng, có người thấy lạ, đào lên được một khối vàng, đem vàng bán đi và lấy tiền đó xây một ngôi chùa và đặt tên là chùa Hoa Văn, đọc chệch đi thành Huy Văn. Theo các văn bia còn trong chùa thì chùa được xây đời vua Lê Thái Tông (1434 - 1441). Hồi ấy một phi tần của Thái Tông là Ngô Thị Ngọc Dao bị hoàng hậu ghen ghét nên phải lánh ra ở chùa này. Ngọc Dao mộng thấy Thượng Đế cho một tiên đồng xuống đầu thai rồi sinh được một con trai đặt tên là Tư Thành. Tư Thành ở ngoài cung cấm, là một cậu bé thông minh, từ nhỏ đã làm được thơ văn. Khi Lê Thái Tông mất, con thứ là Lê Bang Cơ lên làm vua là Lê Nhân Tông. Lê Nhân Tông làm vua từ năm 1441 đến năm 1459 thì bị anh (con đầu vua Lê Thái Tông) là Lê Nghi Dân giết và cướp ngôi. Việc làm đó của Lê Nghi Dân không được quần thần chấp nhận nên khoảng 8 tháng sau, các đại thần là Lê Xí, Lê Niệm... đã quyết định phế bỏ Lê Nghi Dân và đón Lê Tư Thành về, lên ngôi vua đó chính là Lê Thánh Tông (1460 - 1497) mở đầu một thời kỳ mới, thời kỳ phát triển rực rỡ của triều Lê Sơ, của quốc gia Đại Việt.

Sau khi lên ngôi vua, Lê Thánh Tông tôn mẹ làm Quang Thục Hoàng thái hậu, cho sửa lại chùa Huy Văn để kỷ niệm nơi sinh của vua và cho dựng ngay trước chùa một ngôi điện để Hoàng thái hậu ở, gọi là điện Dục Khánh (ngụ ý là chung đúc nhiều sự tốt lành). Thái hậu ở được 30 năm thì mất. Lê Thánh Tông cho đúc tượng và chuông để thờ ngay tại điện. Vì chuông và tượng bị thất lạc nên năm Vĩnh Trị thứ ba, thứ tư Mậu Ngọ (1678), Kỷ Mùi (1679) nhà sư trụ trì chùa Huy Văn đã đứng lên khuyến hoá các nơi, đúc lại tượng và chuông khác.

Chùa Huy Văn, điện Dục Khánh đã có những lần được tu tạo sửa chữa lớn vào các năm 1822, 1823 (triều Minh Mạng); 1861, 1864 triều Tự Đức. Sau này tiếp tục trùng tu, tôn tạo.

Bên ngoài điện thờ Thánh, kiểu nhà kép mái chồng, đều 3 gian; bên trong thờ Phật, có dãy hành lang theo kiểu chữ “công”, đều 5 gian. Trong chùa ngoài hệ thống tượng Phật, tượng Quang Thục Hoàng thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao, còn có tượng Lê Thánh Tông. Chùa còn lưu giữ được 9 bia đá.

Chùa Huy Văn, điện Dục Khánh hiện nay có hình dáng kiến trúc giống với lần sửa chữa thế kỷ XIX. Khuôn viên chùa rất đáng tiếc đã bị thu hẹp quá nhiều do bị xung quanh lấn chiếm.

Chùa Huy Văn, điện Dục Khánh đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật năm 1996./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Đặc sắc phim tài liệu “Vượt sóng: Câu chuyện về thành phố 50 năm mùa hoa nở”
    Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh vừa ra mắt, giới thiệu đến khán giả series phim tài liệu “Vượt sóng: Câu chuyện về thành phố 50 năm mùa hoa nở”.
  • Văn học thiếu nhi Việt Nam: Những bước chuyển mình sau ngày đất nước thống nhất
    Sau 21 năm bị chia cắt, hai miền Nam - Bắc Việt Nam được nối liền một dải nhờ chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975. Hòa chung niềm vui lớn của đất nước là niềm vui của sách văn học thiếu nhi khi được phát hành suốt từ Bắc tới Nam.
  • Hiểu rõ giá trị của thời đại Hùng Vương trong lịch sử Việt Nam
    NXB Chính trị quốc gia Sự thật vừa ra mắt cuốn sách “Thời đại Hùng Vương (Lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”. Không chỉ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về thời đại Hùng Vương trong tiến trình lịch sử phát triển của dân tộc, hai cuốn sách còn góp phần bồi đắp tinh thần tự hào về lịch sử dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm của cha ông ta.
  • Vinschool: Bệ phóng vững chắc cho học sinh vào đại học top đầu trong nước và quốc tế
    Mùa tuyển sinh đại học 2025-2026 tiếp tục chứng kiến sự bứt phá của học sinh Vinschool khi nhiều em trúng tuyển vào các trường danh tiếng trong nước và quốc tế trong Kì Tuyển sinh Sớm vừa qua. Đặc biệt, 2 học Nguyễn Bentley Minh Nhật và Nguyễn Sỹ Hưng đã gây “bão” mạng xã khôi khi xuất sắc giành học bổng hơn 8 tỷ VNĐ mỗi em từ các trường Đại học danh giá nhất nước Mỹ thuộc nhóm Ivy League – Dartmouth College và Brown University.
  • Tối đa hóa lợi nhuận khi đầu tư căn hộ The Cosmopolitan tại Cổ Loa
    Trong những năm gần đây, căn hộ cao cấp và hạng sang liên tục khẳng định vị thế trên thị trường bất động sản. Ngay cả trong giai đoạn trầm lắng vừa qua, khi nhiều phân khúc lao đao thì loại hình căn hộ chung cư vẫn duy trì sự ổn định, liên tục dẫn đầu về nguồn cung, giao dịch và tốc độ tăng giá trên thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Chùa Huy Văn, điện Dục Khánh (quận Đống Đa)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO