Danh thắng & Di tích Hà Nội

Chùa Dương Quang (huyện Gia Lâm)

Sơn Dương (t/h) 21/08/2023 11:38

Chùa Dương Quang hay chùa Thượng hiện nay thuộc xã Dương Hà, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

chua-duong-quang.jpg
Chùa Dương Quang

Nằm trong vùng đất cổ có bề dày lịch sử và cách trung tâm Phật giáo Luy Lâu không xa, nên chùa Dương Quang cũng được xây dựng từ sớm. Niên đại cụ thể của di tích tuy không còn tài liệu ghi chép lại, nhưng qua hệ thống văn bia hiện lưu giữ tại chùa cho phép xác định niên đại khởi dựng ngôi chùa vào thời Lê Trung hưng thế kỷ XVII.

Qua các di vật còn lại cho thấy chùa đã được trùng tu, sửa chữa nhiều lần như các tấm bia “Bia trùng tu Dương Quang tự hậu Phật bi ký”, “Nhất hưng công đức tân báo chi chí Vĩnh Thuỳ”, “Vĩnh truyền bia ký”... Kiến trúc hiện nay của ngôi chùa mang dấu ấn của lần tu sửa vào thời Nguyễn. Chùa Dương Quang có quy mô kiến trúc bề thế, được tạo dựng trên một khu đất cao, rộng rãi thoáng mát, bên cạnh đình Thượng. Các công trình kiến trúc nằm gọn trong một khuôn viên khép kín bởi luỹ tre xanh bao bọc và các vườn cây hoa quả bốn mùa xanh tốt, tạo không gian tĩnh mịch nơi cửa thiền.

Trải qua thời gian tồn tại lâu dài, đến nay chùa Dương Quang còn bảo lưu được khối lượng di vật khá phong phú, đa dạng, có giá trị về lịch sử và giá trị nghệ thuật cao. Đặc biệt, hệ thống tượng tròn của chùa là những tác phẩm nghệ thuật đáng chú ý của nghệ thuật tạc tượng thế kỷ XVIII - XIX. Các pho tượng được tạo tác công phu, tỷ mỷ và được phủ thếp vàng lộng lẫy như những pho tượng A Di Đà, Quan Âm, Di Lặc... đây là những tiêu bản quý giá góp phần tìm hiểu nghệ thuật tạc tượng, đúc tượng trong lịch sử dân tộc.

Nguồn tư liệu thành văn gồm: 21 tấm bia đá, cây hương đá, chuông đồng, hoành phi, câu đối là những tài liệu quý, có giá trị trong việc nghiên cứu tìm hiểu về các thời kỳ lịch sử sôi động Lê Trung hưng, Quang Trung... Đồng thời, những phong tục tập quán và sắc thái văn hoá của nhân dân xã Dương Quang cũng phản ánh là nơi hội tụ truyền thống văn hoá cộng đồng cư dân người Việt.

Cùng với đình Thượng, đình Trung, đình Hạ, chùa Hiển Quang, chùa Hạ, chùa Dương Quang tạo thành một quần thể di tích tôn giáo truyền thống trên địa danh một vùng quê cổ. Đây chính là nơi bảo lưu những truyền thống tốt đẹp của người dân địa phương, là trung tâm sinh hoạt văn hoá của một cộng đồng dân cư.

Với những giá trị trên, chùa Dương Quang (chùa Thượng), xã Dương Hà, huyện Gia Lâm đã được UBND Thành phố Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật năm 2003./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
  • Chùa Càn Phúc (quận Nam Từ Liêm)
    Chùa Càn Phúc hay còn có tên gọi là chùa Nhổn hiện nằm trên một khu đất rộng ở sát thôn Tu Hoàng, phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Chân mây” - những vẻ đẹp dung dị của cuộc sống
    Nguyễn Linh Khiếu, thời gian qua đã khẳng định là một nhà thơ đương đại khác biệt. Ở văn xuôi, với tùy văn, ông cũng đang từng bước khai mở một con đường riêng. Với ba tập tùy văn “Beijing lá phong vàng” (2018), “Hoa khởi trinh” (2024) và “Chân mây” (2024), Nguyễn Linh Khiếu đã hé lộ cảm quan nhân sinh và cả tình yêu cuộc sống.
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • Công bố khẩn cấp tình trạng sạt lở đê hữu Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ
    Ngày 22/11, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
  • Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 tại Hà Nội với 7 môn thi sẽ diễn ra vào tháng 1/2025
    Theo kế hoạch, kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/01/2025; với 7 môn thi mỗi môn có thời gian làm bài 150 phút.
Đừng bỏ lỡ
Chùa Dương Quang (huyện Gia Lâm)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO