Danh thắng & Di tích Hà Nội

Bắc Bộ phủ, nơi diễn ra cuộc đấu tranh giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, nơi Hồ Chủ tịch và Chính phủ làm việc; trận địa chống Pháp năm 1946

Sơn Dương (t/h) 26/09/2023 16:31

Bắc Bộ phủ còn có tên gọi là phủ Khâm sai, nay là Nhà khách Chính phủ, ở số nhà 12 phố Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Bắc Bộ phủ nằm ở trung tâm Thủ đô, cách Hồ Gươm 500m về phía đông, bên trái là vườn hoa Chí Linh (nay là vườn hoa Lý Thái Tổ) và phía sau là Bưu điện trung tâm Thành phố.

bac-bo-phu.jpg
Bắc Bộ phủ trên phố Ngô Quyền, Hà Nội ngày nay

Bắc Bộ phủ được xây dựng năm 1918, là phủ Thống sứ của chính quyền thực dân Pháp dành cho viên thống sứ người Pháp trông coi các tỉnh phía bắc Việt Nam, từ Ninh Bình tới biên giới Việt - Trung.

Sau khi đảo chính Pháp (9/3/1945), Nhật lập chính phủ tay sai bù nhìn thân Nhật do Trần Trọng Kim đứng đầu, đặt một viên khâm sai ở phía nam, một viên khâm sai ở phía bắc đóng tại Bắc Bộ phủ. Vì vậy, nơi đây được gọi là phủ Khâm sai.

Trong những ngày đầu tháng 8 năm 1945, phủ Khâm sai là tượng trưng cho quyền uy của chính phủ bù nhìn thân Nhật.

Ngày 19/8/1945, cuộc mít tinh của gần 20 vạn người từ Quảng trường Nhà hát Lớn Thành phố có các đơn vị tự vệ chiến đấu dẫn đầu đã vượt tường rào sắt, đánh chiếm được phủ Khâm sai.

Ngày 20/8/1945, tại Bắc Bộ phủ, quần chúng cách mạng đã tập hợp chào mừng lễ ra mắt của Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời Bắc Bộ và Hà Nội.

Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, Bắc Bộ phủ trở thành nơi làm việc của Hồ Chủ tịch và một số Bộ của Chính phủ lâm thời.

Tại đây, Hồ Chủ tịch đã điều hành bộ máy Chính phủ, ký nhiều sắc lệnh quan trọng, là nơi nhận và phát đi những bức điện chỉ đạo cách mạng cả nước.

Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, thực dân Pháp điều động lực lượng quân sự lớn tiến công Bắc Bộ phủ.

Bảo vệ khu vực Bắc Bộ phủ, có một đại đội Vệ Quốc đoàn do đại đội trưởng Mộng Hùng và chính trị viên Lê Gia Định chỉ huy. Hai trung đội nhận nhiệm vụ bảo vệ ngôi nhà Bắc Bộ phủ, ngoài vũ khí cá nhân được trang bị thêm hai quả bom ba càng và hai quả bom 150kg đặt ở hai đầu cầu thang gác.

24 giờ ngày 19/12/1946, Pháp dùng xe tăng tấn công, yểm hộ cho bộ binh xung phong. Ngày 20, xe tăng địch húc đổ hàng rào sắt, bộ binh địch tràn vào, quân ta chiến đấu quyết liệt, một xe tăng địch bị đâm bom ba càng bốc cháy ngay trong sân, nhiều lính Pháp bị tiêu diệt. Địch tràn vào Bắc Bộ phủ, chính trị viên Lê Gia Định chỉ huy anh em rút sang hầm Bưu điện, một mình ở lại chờ địch đến, đập kíp một quả bom lớn, tiêu diệt một xe tăng và hàng chục lính Pháp. Anh đã được truy tặng danh hiệu: “Người quyết tử quân số 1 của Liên khu”.

Trận Bắc Bộ phủ là trận đánh ác liệt nhất, kéo dài nhất trong những ngày đầu kháng chiến. Ta đánh lui 6 đợt tấn công, diệt 122 lính Lê dương, 4 xe tăng và thiết giáp, 3 xe vận tải, 45 chiến sĩ ta đã hy sinh anh dũng.

Bắc Bộ phủ bị Pháp chiếm nhưng tấm gương chiến đấu dũng cảm, hy sinh oanh liệt của Lê Gia Định và các chiến sĩ Vệ Quốc đoàn đã trở thành bất tử.

Từ sau hoà bình lập lại, Bắc Bộ phủ được sử dụng là Nhà khách Chính phủ, do Bộ Ngoại giao trực tiếp quản lý.

Di tích Bắc Bộ phủ, một công trình kiến trúc tiêu biểu, chịu ảnh hưởng kiến trúc Pháp có tổng diện tích 11.180m2 gồm toà nhà 3 tầng cũ có diện tích 900m2 và toà nhà mới xây dựng năm 1976, 5 tầng, diện tích hơn 700m2, còn lại là sân, vườn và các công trình phụ trợ.

Toà nhà cũ vẫn được bảo tồn nguyên vẹn kiến trúc, gồm 2 tầng chính, 1 tầng hầm. Tầng trên là phòng ở và làm việc của Hồ Chủ tịch và các vị trong Chính phủ.

Cảnh quan kiến trúc, kiểu dáng trang trí ở mặt phố Ngô Quyền cũng còn nguyên gốc. Đó là hàng rào sắt, cổng, khung mái, sảnh. Khung mái che trước phòng tiền sảnh, chỉ thay đổi chất liệu tấm lợp (từ kính màu thay bằng kính có lưới thép hình hoa dâu). Phía hàng rào giáp phố Lê Thạch được trồng nhiều cây cảnh quý như bách tán, hoàng lan, xoài, nhãn...

Hàng rào sắt phía phố Ngô Quyền và cánh cổng chính hiện còn rất nhiều vết đạn ghi dấu những cuộc chiến đấu ác liệt tại đây.

Các di vật còn lại trong di tích có tấm bình phong gỗ 10 cánh, dài 2,7m, rộng 1,6m, trang trí hai mặt sơn khắc, mặt trước cảnh cung đình Huế, mặt sau 6 ô thơ chữ Hán và hình hoa quả. Một bàn gỗ rộng 1,2m, dài 2,4m, cao 0,8m, mặt khảm trai, ốc, sơn mài hình rồng phượng chầu mặt trời. Hai chiếc tủ đứng, 1 tủ 3 buồng, cánh giữa đã mất gương, một tủ lim đã bạc màu véc ni, có nhiều vết đạn - dấu tích những ngày đầu toàn quốc kháng chiến.

Di tích Bắc Bộ phủ là nơi diễn ra cuộc đấu tranh giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám 1945, nơi Hồ Chủ tịch và Chính phủ làm việc, hội họp, ban hành nhiều quyết định quan trọng trong những ngày đầu của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, cũng là nơi ghi dấu những chiến công của Trung đoàn Thủ đô những ngày đầu toàn quốc kháng chiến.

Di tích Bắc Bộ phủ đã được xếp hạng và gắn biển năm 1985. Năm 2005, di tích được thay bằng một tấm biển đồng kích thước lớn hơn, có chân bằng kim loại inox và ghi đủ 3 nội dung (thêm nội dung: Nơi Hồ Chủ tịch và Chính phủ làm việc, nơi ghi dấu những chiến công của Trung đoàn Thủ đô)./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 02

Bài liên quan
  • Chùa Xã Đàn (quận Đống Đa)
    Chùa Xã Đàn tên chữ là Kim Yên tự, xưa kia chùa thuộc phường Xã Đàn, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội, nay là số 4/106 ngõ Xã Đàn II, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội chuẩn bị tổ chức Lễ hội Sen năm 2024
    Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức trong tháng 7/2024 tại Không gian văn hoá sáng tạo quận Tây Hồ (TP Hà Nội). Sự kiện lần đầu được tổ chức sẽ gồm nhiều hoạt động quảng bá, giới thiệu, tôn vinh nghề trồng sen, các sản phẩm từ sen.
  • Tuổi trẻ huyện Đan Phượng: Dấu ấn trong xây dựng nông thôn mới
    Huyện đoàn Đan Phượng (TP. Hà Nội) luôn coi xung kích tham gia xây dựng nông thôn mới là một trong các nhiệm vụ trọng tâm trong phong trào hành động của Đoàn, xác định: thanh niên phải là lực lượng đi đầu trong thực hiện những khâu khó, việc mới, hướng tới xây dựng những mô hình điểm cụ thể, từ đó tạo sức lan tỏa trong cộng đồng.
  • Độc đáo Lễ hội Mục Đồng tôn vinh trẻ chăn trâu, cầu mong mưa thuận gió hoà
    Lễ hội Mục Đồng làng Phong Lệ (xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) độc đáo, duy nhất trong cả nước tôn vinh trẻ chăn trâu và nét đẹp văn hóa.
  • Nhiều hoạt động đặc sắc tại Festival Huế 2024
    Diễn ra từ 7 - 12/6/2024, Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024, với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” là điểm nhấn Festival Huế 2024.
  • Khai quật khảo cổ di tích đặc trưng văn hoá Chămpa Tháp đôi Liễu Cốc
    Di tích cấp Quốc gia Tháp đôi Liễu Cốc (thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được tiến hành khai quật khảo cổ và đất đá được đào, cào từng điểm nhỏ nhất… để tìm hiểu.
  • NSƯT Tân Nhàn được bổ nhiệm Trưởng khoa Thanh nhạc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
    NSND Quốc Hưng - Phó Giám đốc phụ trách Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam đã trao quyết định bổ nhiệm và chúc mừng Tiến sĩ âm nhạc, NSƯT Tân Nhàn.
  • Ghi danh Cửu Đỉnh - Hoàng Cung Huế là di sản tư liệu thế giới
    “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế” đã được Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO ghi danh là di sản tư liệu thế giới.
  • Hà Nội: Lễ hội tôn vinh mối tình cao đẹp của Chử Đồng Tử - Tiên Dung
    Lãnh đạo UBND xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) vừa chia sẻ, công tác chuẩn bị tổ chức Lễ hội tình yêu 2024 tại xã Hồng Vân đã hoàn tất. Tối 8/5, tại Quảng trường Thống Nhất (phố đi bộ đêm) xã Hồng Vân, Lễ hội tình yêu 2024 sẽ khai màn.
  • Nhớ chuyến chụp ảnh ở Điện Biên năm ấy
    Thấm thoắt Chiến thắng Điện Biên “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã qua 70 năm. Ngày ấy tôi còn nhỏ, chưa đủ tuổi tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Hằng ngày, tôi chỉ thấy người lớn mua và đọc báo Tia sáng đưa tin về các máy bay của hãng “Đa-cô-ta”, máy bay “Bê-vanh-xít” (B.26) tại các sân bay Bạch Mai, Gia Lâm (Hà Nội) và phi trường Cát Bi (Hải Phòng - tên gọi sân bay Cát Bi ngày ấy), máy bay liên tục cất và hạ cánh chở lính nhảy dù, xe tăng, trọng pháo đổ xuống Mường Thanh - Điện Biên Phủ
  • Những kỷ vật biểu tượng của chiến dịch Điện Biên Phủ
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là dấu son chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Giờ đây, chiến tranh đã lùi xa, nhưng giá trị và thông điệp từ những kỷ vật kháng chiến của những năm tháng không thể nào quên sẽ còn mãi. Nó gợi nhớ một thời đạn bom, hy sinh thầm lặng, những cống hiến, đóng góp lớn lao của các thế hệ cha anh vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc.
Bắc Bộ phủ, nơi diễn ra cuộc đấu tranh giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, nơi Hồ Chủ tịch và Chính phủ làm việc; trận địa chống Pháp năm 1946
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO