Danh thắng & Di tích Hà Nội

Nhà thờ Nguyễn Trãi (huyện Thường Tín)

Sơn Dương (t/h) 10:23 03/05/2023

Nhà thờ Nguyễn Trãi thuộc xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội.

Nguyễn Trãi (1380 - 1442), người anh hùng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất, là danh nhân văn hoá thế giới, đã được Tổ chức-giáo dục Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận năm 1980. Nhà thờ Nguyễn Trãi được xây dựng ở thôn Nhị Khê, xã Nhị Khê, huyện Thường Tín. Ở Côn Sơn (Hải Dương) và các nơi khác cũng có đền thờ danh nhân - anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi.

Cổng làng Nhị Khê đắp nổi bốn chữ Hán lớn: “Như kiến đại tân” (như thấy người khách lớn). Đó là tấm lòng của cổ nhân quý khách đến làng. Cổng này còn có tên gọi là “Cổng Quốc” - tương truyền gọi như vậy là để tưởng nhớ vị khai quốc công thần Nguyễn Trãi. Qua Cổng Quốc một đoạn đường ngắn là tới khu vực nhà thờ Nguyễn Trãi có tượng đài Nguyễn Trãi, nhà thờ, nhà trưng bày “Thân thế sự nghiệp Nguyễn Trãi”, thư viện Nhị Khê.

Từ đó đến nay nhà thờ đã đón tiếp hàng triệu lượt khách đến tham quan chiêm ngưỡng và mọi người cùng có cảm tình với một tác phẩm có nội dung tốt, đã khắc hoạ chân dung Nguyễn Trãi - con người văn võ toàn tài. Qua khu tượng đài là đến nhà thờ. Phía trước nhà thờ có hồ bán nguyệt. Nhà thờ có hệ thống cột trụ, tường bao, cổng pháo... được đắp vẽ công phu theo kiểu đình làng. Qua một sân gạch nhỏ là tới Đại bái, nhà thờ Nguyễn Trãi được xây dựng bằng gỗ tứ thiết, đầu hồi bít đốc, trên lợp ngói ri cổ. Nhà thờ mang dáng dấp kiến trúc thời Nguyễn - kết quả của những tu bổ ở thế kỷ XIX. Nghệ thuật kiến trúc thiên về bền chắc, bào trơn, đóng bén. Nét nổi bật ở tòa Đại bái là các bức đại tự, hoành phi và câu đối đều được sơn son thếp vàng hoặc thếp bạc phủ hoàn kim thể hiện lòng tôn kính, biết ơn đối với bậc công thần, đại thi hào Nguyễn Trãi. Đó là các hoành phi: Khai quốc nguyên huân, Bình Ngô khai quốc, Bình dị cận dân.. hay đôi câu đối:

Phiên âm:

Tố tiền triều bảng nhã tướng công, khoan hoạn tính danh tiêu Bắc Nguyễn

Đãi hậu thế Bình Ngô đại cáo, văn chương sự nghiệp dậy trời Nam.

Trên ban thờ Nguyễn Trãi ở Hậu cung có bức tranh chân dung Nguyễn Trãi, hòm sắc phong của các triều Lê và Nguyễn. Đặc biệt có một biển để trang trọng lời vua Lê Thánh Tông, năm Quang Thuận thứ 5 (1464) “Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo” (tấm lòng Nguyễn Trãi sáng đẹp như sao khuê). Đó là lời minh oan của nhà vua đối với Nguyễn Trãi.

Đến thăm nhà thờ Nguyễn Trãi, khách sẽ được giới thiệu “Trại Ổi”, “Ao Huệ” nói về thân phụ của Nguyễn Trãi là Nguyễn Phi Khanh đã mở trường dạy học. Sự nghiệp vĩ đại của Nguyễn Trãi in đậm lên mảnh đất Nhị Khê.

Nhà thờ Nguyễn Trãi đã được tu sửa nhiều lần. Nhân Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, thành phố Hà Nội và huyện Thường Tín đã đầu tư kinh phí để trùng tu, tôn tạo lại toàn bộ khu tưởng niệm Nguyễn Trãi.

Nhà thờ Nguyễn Trãi đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích lịch sử lưu niệm danh nhân năm 1964./.

Theo Hà Nội Danh thắng và Di tích tập 01

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Ô Quan Chưởng - Cửa ô cuối cùng của Hà Nội
    Cửa Ô Quan Chưởng nằm ở phía Đông thành Thăng Long xưa, hiện nay thuộc phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây là một trong những cửa ô quan trọng của thành Thăng Long còn sót lại cho đến ngày nay. Chứng kiến biết bao biến đổi thăng trầm của Thủ đô, giữa phố phường Hà Nội nhộn nhịp hôm nay, Ô Quan Chưởng vẫn sừng sững uy nghiêm, khoác lên mình vẻ đẹp cổ kính, bình yên...
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Ra mắt bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” - Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
    Tối 31/3, tại Landmark 81 (TP.HCM) đã diễn ra sự kiện ra mắt bộ phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối'. Bộ phim tái hiện cuộc sống và quá trình chiến đấu của những du kích ở Củ Chi trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • “Hồn Việt” và “dặm đời” trong thơ Lê Cảnh Nhạc
    Nhà báo, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc từng đảm nhiệm chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục dân số, Tổng biên tập báo Gia đình và Xã hội, hiện đang là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội. Anh đã in bốn tập truyện và truyện kí cùng nhiều tập thơ như: “Khúc giao mùa” (2005), “Không bao giờ trăng khuyết” (2010), “Khúc thiên thai” (2015), “Non nước đàn trời” (2015). Tập thơ thứ 5 của anh có tên là “Đi về phía mặt trời”, do cơ duyên mà đến tay tôi. Tôi đọc và không khỏi ngạc nhiên, khâm phục trước sức cảm, sức viết của anh. Nhan đề của tập thơ giàu tính biểu tượng, thể hiện khái quát nội hàm hướng về mặt trời, hướng về ánh sáng.
  • "Bóng đêm và mặt trời" trở lại với bạn đọc trong một diện mạo mới
    Tiểu thuyết "Bóng đêm và mặt trời" của Dương Hướng từng quen thuộc với độc giả nhiều năm trước, nay trở lại với diện mạo mới do Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam phát hành vào tháng 3 năm 2025. Với câu chuyện đầy ám ảnh về số phận con người trong những biến động lịch sử, tác phẩm mở ra bức tranh hiện thực sâu sắc về làng quê Việt Nam.
  • [Podcast] Bánh đúc riêu cua – Món ngon của người Hà Nội xưa
    Hà Nội là nơi lưu giữ những hương vị khó quên với những món ăn không quá cầu kỳ nhưng lại chứa đựng biết bao tinh túy của đất trời, của văn hóa, của con người, được tích tụ và lan tỏa theo chiều dài hơn 1000 năm lịch sử. Và có một món ăn dân dã, bình dị nhưng đã đi cùng bao thế hệ người Hà Nội, nhất là những ai từng lớn lên trong những con phố nhỏ. Một món ăn mà chỉ cần nghe tên thôi cũng đủ gợi lên cả một trời ký ức: Bánh đúc riêu cua.
Đừng bỏ lỡ
Nhà thờ Nguyễn Trãi (huyện Thường Tín)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO