quang thuận

Vũ Quỳnh – nhà sử học nổi tiếng thế kỷ XV
Vũ Quỳnh (1453 - 1516), tự là Thủ Phác, hiệu Đốc Trai và Yến Xương. Quê gốc của ông ở làng Mộ Trạch, huyện Đường An, nay là huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Vũ Quỳnh xuất thân trong một gia đình khoa bảng. Thân sinh Vũ Quỳnh là Vũ Hựu, đỗ Hoàng Giáp năm Quang Thuận thứ 9 đời Lê Thánh Tông (1468). Vũ Hựu là tác giả của Đại thành toán pháp. Về sau con và cháu Vũ Quỳnh có nhiều người đỗ đạt. Vũ Quỳnh đỗ Tiến sĩ năm 26 tuổi (1478), làm quan đến Thượng thư Bộ Lễ, kiêm Đô tổng tài Quốc sử quán. Năm 1516, ông mất trên đường về quê nhà.
  • Đỗ Nhuận – nhân tài thời thịnh trị
    Đỗ Nhuận người làng Kim Hoa, huyện Kim Hoa, xứ Kinh Bắc (nay thuộc thôn Bạch Đa, xã Kim Hoa, huyện Mê Linh, ngoại thành Hà Nội), sinh năm Bính Thìn (1436). Năm 31 tuổi đỗ đồng Tiến sĩ khoa Bính Tuất, niên hiệu Quang Thuận thứ 7 (1466). (Theo phát hiện của các cán bộ Viện Nghiên cứu Hán Nôm năm 1987 qua việc đọc một tấm bia ở ngay nhà thờ ông ở quê). Sách Đăng khoa lục ghi tên những người đỗ đạt thì đều ghi ông đỗ năm 21 tuổi, như vậy là ông sinh năm 1446. Có lẽ điều ghi ở tấm bia ở quê hương ông chính xác hơn vì các sách có thể bị tam sao thất bản.
  • Nguyễn Như Đổ - nhà chính trị, nhà ngoại giao tài giỏi
    Nguyễn Như Đổ (1424 - 1526), tên chữ Mạnh An, hiệu Khiêm Trai, người làng Đại Lan Châu, huyện Thanh Đàm, trấn Sơn Nam (nay là thôn Đại Lan, xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội). Tại kỳ thi Hội đầu tiên thời Hậu Lê (năm Đại Bảo thứ ba, 1442) ông đã đỗ đầu; ngay sau đó thi Đình đậu Bảng nhãn, khi vừa 19 tuổi. Khi Nguyễn Như Đổ vừa thi Đình xong, ông liền được cử làm Soạn chế cáo ở Viện Hàn lâm, năm 1449, thăng lên Trực học sĩ.
  • Nhà thờ Nguyễn Trãi (huyện Thường Tín)
    Nhà thờ Nguyễn Trãi thuộc xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội.
  • Nhà thờ Tiến sĩ Hoàng Trình Thanh (quận Hà Đông)
    Địa danh Đa Sỹ, thuở ban đầu có tên là làng Hoa... Sau này là Huyền Khê, sau lại đổi thành Đan Khê. Đan Sỹ gắn liền với công lao và sự nghiệp của Lương y dược Linh thông cư sĩ Hoàng Đôn Hoà (thế kỷ XVI). Địa danh này vẫn còn lưu trong sắc phong, chuông, bia đá... hiện vẫn lưu giữ tại làng Đa Sỹ và chùa Lâm Dương Quán. Từ giữa thế kỷ XVIII, để ghi nhận quê hương của Tiến sĩ Hoàng Trình Thanh, Trạng nguyên Hoàng Nghĩa Phú (1485 - 1562) cùng 11 vị tiến sĩ đỗ đạt sau này, làng Đan Sỹ đổi tên thành làng Đa Sỹ.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO