Lý luận - phê bình

Người lính và mùa xuân đất nước muôn đời

Lời bình của Ths. Trịnh Bích Thủy 07:43 22/04/2024

Nguyễn Khoa Điềm là tác giả lớn của nền thơ Việt Nam hiện đại. Ông góp vào gia tài thơ ca Việt Nam nhiều tác phẩm xuất sắc, trong đó có bài “Đồng dao mùa xuân”. “Đồng dao mùa xuân” được sáng tác vào tháng 12/1994, in trong sách “Thơ Nguyễn Khoa Điềm - Tuyển tập 40 năm do tác giả chọn” (Nxb Văn học, Hà Nội, 2011). Tác phẩm gồm 9 khổ với 33 dòng thơ, theo thể 4 chữ với phong cách đồng dao. Bài thơ được xem là một trong những tác phẩm thành công trong việc khắc họa hình tượng người lính.

Đồng dao mùa xuân

Có một người lính
Đi vào núi xanh
Những năm máu lửa.

Một ngày hòa bình
Anh không về nữa.

Có một người lính
Chưa một lần yêu
Cà phê chưa uống
Còn mê thả diều

Một lần bom nổ
Khói đen rừng chiều
Anh thành ngọn lửa
Bạn bè mang theo

Mười, hai mươi năm
Anh không về nữa
Anh vẫn một mình
Trường Sơn núi cũ Ba lô con cóc
Tấm áo màu xanh
Làn da sốt rét
Cái cười hiền lành

Anh ngồi lặng lẽ
Dưới cội mai vàng
Dài bao thương nhớ
Mùa xuân nhân gian

Anh ngồi rực rỡ
Màu hoa đại ngàn
Mắt như suối biếc
Vai đầy núi non...

Tuổi xuân đang độ
Ngày xuân ngọt lành
Theo chân người lính
Về từ núi xanh…

Nguyễn Khoa Điềm

nguoi-linh.jpg

Nguyễn Khoa Điềm là tác giả lớn của nền thơ Việt Nam hiện đại. Ông góp vào gia tài thơ ca Việt Nam nhiều tác phẩm xuất sắc, trong đó có bài “Đồng dao mùa xuân”. “Đồng dao mùa xuân” được sáng tác vào tháng 12/1994, in trong sách “Thơ Nguyễn Khoa Điềm - Tuyển tập 40 năm do tác giả chọn” (Nxb Văn học, Hà Nội, 2011). Tác phẩm gồm 9 khổ với 33 dòng thơ, theo thể 4 chữ với phong cách đồng dao. Bài thơ được xem là một trong những tác phẩm thành công trong việc khắc họa hình tượng người lính.

Có một người lính không tên…

Bài thơ mở đầu bằng khổ thơ ba dòng thơ vô cùng giản dị: “Có một người lính/ Đi vào rừng xanh/ Những năm khói lửa”. Dữ liệu trong khổ thơ này hết sức mờ nhạt: Có một người lính nào đó đi đánh giặc nơi rừng xanh trong những năm chiến tranh ác liệt. Không hề có thêm bất kỳ thông tin cụ thể nào khác về người lính này như tên, tuổi, quê quán, tham gia mặt trận nào… Tác giả dường như muốn xóa nhòa tất cả, hay đúng hơn, nhà thơ muốn khắc họa một hình tượng người lính không tên như biết bao người chiến sĩ vô danh khác. Điều này khiến người đọc liên tưởng đến hình tượng người lính “ra đi từ mái tranh nghèo” trong bài thơ “Màu hỏa đỏ” của tác giả Nguyễn Đức Mậu: “Có người lính/ mùa thu ấy ra đi từ mái tranh nghèo/ có người lính/ mùa xuân ấy ra đi từ ấy không về”.

Khi các thông tin về người lính chưa kịp được hé lộ thì ở khổ tiếp theo, chỉ với hai dòng thơ, tác giả đột ngột thông báo về sự hi sinh của người lính ấy: “Một ngày hòa bình/ Anh không về nữa”. Đây là lần đầu tiên và cũng là duy nhất bài thơ xuất hiện hai khổ thơ không theo kết cấu 4 dòng thông thường. Việc tách khổ như trên khiến cho cảm giác đột ngột, hụt hẫng pha lẫn tiếc nuối, xót thương được đẩy lên đỉnh điểm. Đây cũng là lúc tác giả bắt đầu triển khai việc thể hiện hình tượng người lính một cách đầy ám gợi, mang nhiều ý nghĩa biểu tượng trong các khổ tiếp theo.

Sang khổ thơ thứ ba, với điệp ngữ “Có một người lính” lặp lại dòng đầu tiên của bài thơ, cùng thủ pháp đảo chiều thời gian, tác giả quay về khắc họa hình ảnh người lính. Nhưng rồi, trong khổ thơ này, những thông tin về nhân thân của người lính lại một nữa bị lược đi như trong khổ thơ đầu. Tác giả chỉ cung cấp ba thông tin gần như chẳng có ý nghĩa gì về nhân thân của người lính: Chưa một lần yêu, Cà phê chưa uống và Còn mê thả diều. Nhưng đây lại là mấu chốt của toàn bài thơ. Ba thông tin này là ba tín hiệu cho biết một dữ liệu hết sức quan trọng: Người lính trong bài thơ còn rất trẻ, thậm chí còn mang nét đôi nét hồn nhiên của trẻ con. Điều này làm tại lại liên tưởng đến những hàm ý sâu xa của nhan đề bài thơ “Đồng dao mùa xuân”: đồng dao gợi nhắc đến nét hồn nhiên trẻ thơ, mùa xuân gắn liền với tuổi trẻ. Có lẽ, khắc họa hình tượng người lính vô danh đi chiến đấu cho hòa bình đất nước ở thời điểm tuổi đời còn đang rất trẻ, như mùa xuân vừa mới bắt đầu là một dụng ý nghệ thuật của nhà thơ. Chính sự hi sinh mùa xuân tuổi trẻ của người lính ấy cho mùa xuân đất nước muôn đời là vẽ đẹp cao cả nhất của người lính mà tác giả sẽ thể hiện một cách giản dị mà sâu lắng, cảm động trong những khổ thơ tiếp theo.

Cho mùa xuân đất nước muôn đời…

Nếu ở khổ thơ thứ hai, với việc rẽ hướng bất ngờ (từ khổ thơ đầu mới vừa được ba dòng đã chuyển ngay xuống khổ tiếp theo chỉ với hai dòng thơ), tác giả gián tiếp thông báo sự hi sinh của người lính trẻ, thì ở khổ thơ thứ tư, nhà thơ miêu tả một cách chi tiết hơn về sự hi sinh của người lính ấy: “Một lần bom nổ/ Khói đen rừng chiều”. Không gian, thời gian và hoàn cảnh được miêu tả cụ thể hơn. Đó chính là trong một trận bom giữa buổi chiều nơi rừng sâu, người lính đã nằm xuống. Tuy nhiên, đến khi nói về sự hi sinh của người lính trẻ, tác giả lập tức chuyển từ phương thức tả thực sang ẩn dụ: “Anh thành ngọn lửa/ Bạn bè mang theo”. Không chỉ để giảm đi nỗi đau mất mát, hình ảnh ngọn lửa ấm áp, gần gũi, sáng ngời, bền bỉ còn làm cho sự hi sinh của người lính thêm bi tráng, đẹp đẽ. Ngọn lửa ấy cũng như hình ảnh màu hoa đỏ trong bài thơ cùng tên của Nguyễn Đức Mậu đã thắp lên ngời sáng tình yêu quê hương, đất nước cùng lí tưởng hi sinh vì Tổ quốc trong những người lính lặng thầm một thuở.

Trong bốn khổ thơ tiếp theo, giọng thơ bất ngờ chùng lại. Người lính đã nằm xuống. “Mười, hai mươi năm sau”, cuộc chiến cũng đi qua, đất nước cũng đã hòa bình, đồng đội anh được trở về sum họp với gia đình thì “Anh không về nữa”. Giữa “Trường Sơn núi cũ”, “Anh vẫn một mình”, vĩnh viễn gửi lại tuổi thanh xuân tươi đẹp cùng những ngày tháng chiến đấu oanh liệt, gian khó nơi rừng sâu núi thẳm. Không tô đậm nỗi bi thương, cũng không né tránh nỗi đau mất mát, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện sự hi sinh của những người lính trẻ một cách giản dị mà thật sâu lắng, xót xa.
Người lính không còn nữa nhưng hình ảnh anh vẫn còn mãi trong lòng đồng đội. Đó là hình ảnh người lính trẻ, chiến đấu với gian lao nhưng vẫn luôn yêu đời, hồn hậu: “Ba lô con cóc/ Tấm áo màu xanh/ Làn da sốt rét/ Cái cười hiền lành”. Những câu thơ tả thực nhưng cũng mang đậm tính biểu tượng, khắc họa một cách cô đọng mà ám ảnh về những người lính rừng xanh trong hoàn cảnh chiến đấu thiếu thốn, gian khổ. Điều này trước đó cũng từng được nhà thơ Quang Dũng thể hiện thành công qua hình ảnh đoàn binh Tây Tiến với những vần thơ oai hùng: “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc/ Quân xanh màu lá dữ oai hùm”.

gio-truc-chien-tranh-khac-go-cua-hoa-si-mai-lam.jpg
“Giờ trực chiến” - tranh khắc gỗ của họa sĩ Mai Lâm

“Đồng dao mùa xuân” là câu chuyện cảm động về người lính chiến đấu, hi sinh khi tuổi đời chỉ mới đôi mươi. Khi chiến tranh đã lùi xa, người lính nằm lại với rừng sâu lâu rồi nhưng những kỷ niệm về anh trong ký ức, trong nỗi nhớ thương của đồng đội vẫn vẹn nguyên, như mới hôm qua. Người lính đã hiến dâng tuổi thanh xuân cho đất nước và chính anh lặng lẽ hóa thân thành mùa xuân: “Anh ngồi lặng lẽ/ Dưới cội mai vàng”. “Mười, hai mươi năm sau” hay lâu hơn thế nữa, người lính vẫn ngồi lại giữa Trường Sơn, “dưới cội mai vàng” giữa mùa xuân tươi thắm. Tuổi trẻ đẹp tươi của anh đã thành mùa xuân bất tử. Anh vẫn ngồi lặng lẽ, bền bỉ như thế với “Dài bao thương nhớ/ Mùa xuân nhân gian”. Người lính đã không còn nữa nhưng tình yêu đất nước, quê hương trong anh vẫn trường tồn, bất diệt. Khổ thơ tiếp theo: “Anh ngồi rực rỡ/ Màu hoa đại ngàn/ Mắt như suối biếc/ Vai đầy núi non” là những hình ảnh thật đẹp, đậm chất lãng mạn. Như bao người lính đã hi sinh thân mình vì độc lập, tự do của anh tộc, người lính trong bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm đã hóa thân cho dáng hình xứ sở/ Làm nên Đất Nước muôn đời (trường ca “Mặt đường khát vọng”). Anh gửi lại tuổi thanh xuân đẹp tươi của mình cho mùa xuân đất nước mãi tươi thắm muôn đời. Tuổi xuân của anh đã hòa vào mùa xuân đất nước thiêng liêng. Và chính người lính cũng trở nên bất tử cùng đất nước ngàn đời.

Sang khổ thơ cuối, mạch thơ bất ngờ rẽ hướng. Ở những khổ thơ trước, hình tượng người lính được khắc họa ở những trạng thái “Anh không về nữa”, “Anh vẫn một mình”, “Anh ngồi lặng lẽ”… phảng phất nét buồn thương thì ở khổ thơ này: “Tuổi xuân đang độ/ Ngày xuân ngọt lành/ Theo chân người lính/ Về từ núi xanh”. Trong mạch hoài niệm, nhớ thương, tri ân đồng đội đã ngã xuống của những người lính được trở về, “anh” không còn “một mình”, “lặng lẽ” giữa rừng sâu nữa. Anh hóa thành mùa xuân đất nước, đi cùng năm tháng với đất nước quê hương. Người lính trở về, mang theo mùa xuân đang độ ngọt lành để tô thắm cho những mùa xuân tương lai đất nước. Giọng thơ cũng trở nên thật ngọt ngào, đầm ấm, tươi vui.

Có thể nói, “Đồng dao mùa xuân” là một trong những bài thơ hay, cảm động của Nguyễn Khoa Điềm. Đây là một trong những đóng góp của nhà thơ đối với đề tài người lính trong thơ Việt Nam hiện đại./.

Bài liên quan
  • Chuyện phố - Tiếp nối hành trình trăn trở về thế sự
    Chiều ngày 25/3/2024, NXB Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bộ môn Lý luận văn học - Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm “Chuyện phố - Một tự sự về đô thị đương đại” tại sảnh Nhà E, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tới dự tọa đàm có đại diện của Ban giám hiệu nhà trường, đại diện Nhà xuất bản, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cùng đông đảo bạn đọc trẻ.
(0) Bình luận
  • “Con đường tương lai ” – Hành trình trí tuệ nối dài khát vọng Việt
    Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, ngày 19/6, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội, Viện Nhân học Văn hóa, Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường kết hợp với Sàn văn hóa Học và Đọc Việt Nam, Nhà xuất bản Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo khoa học đánh giá tập 1 và định hướng tập tiếp theo của dự án sách “Con đường tương lai”.
  • Trại viết Lý luận, phê bình VHNT “50 năm Văn học Nghệ thuật Việt Nam đồng hành cùng dân tộc”
    Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Trại viết Lý luận, phê bình VHNT “50 năm Văn học Nghệ thuật Việt Nam đồng hành cùng dân tộc” tại Thành phố Huế.
  • Thơ Lữ Hồng - vị buồn dưới một đồng cỏ thơm
    Tình yêu trong thơ Lữ Hồng không ồn ào hay cháy lửa. Nó là thứ tình thì thầm, âm ỉ từ bên trong, càng đọc càng cảm nhận được sự đằm sâu, nồng nàn và chân thật. Đó không chỉ là cảm xúc của một cô gái trẻ lần đầu biết yêu mà là tâm hồn của người phụ nữ đã trải qua những mất mát thấu hiểu lặng im và khát vọng được yêu trọn vẹn.
  • Nguyễn Chính và những trăn trở “nắng đã qua thu”
    “Nắng đã qua thu” là tập thơ thứ 10 của nhà thơ Nguyễn Chính - hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, được Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành đầu năm 2025, với lời giới thiệu trang trọng, hấp dẫn của nhà thơ Đặng Huy Giang.
  • Tình đất đai xứ sở ngả bóng trong văn chương
    Ngày 20/7/1954, Hiệp định Genève được ký kết, nước ta tạm thời chia cắt làm hai miền và 21 năm sau (năm 1975) mới tái thống nhất. Tình cảm ấy ngả bóng vào văn chương tạo nên một không gian cảm xúc trùng điệp nỗi nhớ thương đất đai sông núi, chưa từng có trong tiến trình văn chương nước nhà, cả văn xuôi lẫn thơ.
  • Thế hệ nhà văn 1975 trong không gian văn học đương đại
    Lớp nhà văn sinh từ 1975, chúng tôi gọi là “Thế hệ 1975”, một lực lượng đông đảo (sinh ra trong vòng 20 năm, sau giải phóng miền Nam), các tác giả là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hoặc những cây bút nhiều triển vọng.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Cam kết mạnh mẽ của Hà Nội trong bảo đảm an sinh xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau
    Việc HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI thông qua Nghị quyết quy định nội dung, mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế cho các đối tượng chính sách xã hội của thành phố (thực hiện điểm a, điểm b khoản 3, khoản 4 Điều 27 Luật Thủ đô 2024) tại kỳ họp thứ 25, đã khẳng định cam kết mạnh mẽ của Hà Nội về việc đảm bảo an sinh xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau.
  • “Cho muôn đời sau” - Đêm nhạc tôn vinh nhạc sĩ Hoàng Vân
    Nhiều tác phẩm nổi bật trong bộ sưu tập của nhạc sĩ Hoàng Vân – bộ sưu tập đã được UNESCO ghi danh là Di sản tư liệu thế giới, sẽ được giới thiệu đến người yêu âm nhạc trong chương trình nghệ thuật “Cho muôn đời sau”, sự kiện diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) vào tối 24/7 tới đây.
  • Xã Nội Bài (Hà Nội): Điểm sáng trong triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp
    Ngay trong ngày đầu triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp 1/7/2025; điểm phục vụ hành chính công xã Nội Bài đã đi vào hoạt động, với không khí làm việc diễn ra khẩn trương, nền nếp, tinh thần phục vụ nhân dân thân thiện, nghiêm túc và hiệu quả, với khẩu hiệu: “Khoa học - Hiệu quả - Hiện đại – Sẵn sàng – Thân thiện”; trong khuôn khổ mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
  • Vừa phát hành “Totto-chan bên cửa sổ” phần 2 lập tức tái bản
    Sau hơn bốn thập kỷ kể từ khi “Totto-chan bên cửa sổ” ra đời và trở thành hiện tượng xuất bản toàn cầu, tác giả Kuroyanagi Tetsuko đã hoàn thành phần tiếp theo mang tên “Totto-chan bên cửa sổ: Những chuyện tiếp theo”. Ngay khi ra mắt tại Việt Nam, tác phẩm đã tạo nên cơn sốt với 3.000 bản in đầu tiên được bán hết chỉ trong ba ngày, cho thấy sức hút bền vững của một trong những nhân vật văn học thiếu nhi được yêu thích nhất thế giới.
  • Khai quật khảo cổ Tháp đôi Liễu Cốc, xuất lộ di tích có 2 tháp thờ duy nhất ở Việt Nam
    Sau khi thăm dò, khai quật di tích Tháp đôi Liễu Cốc (phường Kim Trà, TP Huế) giai đoạn 2 đã thu được 9.380 tiêu bản và mảnh hiện vật, trong đó xác định được di tích duy nhất ở Việt Nam có 2 đền tháp thờ chính.
  • Các nghị quyết đặt người dân, doanh nghiệp vào vị trí trung tâm, chính sách phải khả thi
    Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đề nghị các đại biểu HĐND khi thảo luận, xem xét các nghị quyết cần phải đặt trong tầm nhìn dài hạn, với tư duy dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, đặt người dân và doanh nghiệp vào vị trí trung tâm…
  • Hà Nội đề xuất khôi phục tên phố Hàng Lọng
    UBND Thành phố Hà Nội vừa có tờ trình HĐND thành phố ban hành Nghị quyết về việc đặt tên, đổi tên và điều chỉnh độ dài đường phố và công trình công cộng trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2025.
  • Nghề gốm Mỹ Thiện là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Nghề gốm Mỹ Thiện được xếp vào loại hình “Nghề thủ công truyền thống” và chính thức trở thành một phần trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia...
  • Tết cơm mới của người Xá Phó là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Khi tổ chức Tết cơm mới, mỗi gia đình phải đi rước “hồn lúa mới” từ cánh đồng, nương rẫy về nhà. Hình tượng cây lúa và “hồn lúa” trong tâm thức của người dân mang đậm tính nhân văn, bản sắc văn hóa tộc người.
  • Phim "Chị dâu" thắng lớn tại Liên hoan phim châu Á - Đà Nẵng 2025
    Tại lễ trao giải, bộ phim "Chị dâu" đã thắng lớn với 3 giải thưởng quan trọng gồm: Phim hay nhất, nữ diễn viên chính xuất sắc nhất cho nghệ sĩ Việt Hương và kịch bản xuất sắc nhất do nhóm biên kịch Phạm Thị Thanh Thu, Nguyễn Phạm Hoàng Quân, Trần Hữu Tấn chấp bút...
Người lính và mùa xuân đất nước muôn đời
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO