Lý luận - phê bình

Tọa đàm về tiểu thuyết "Chuyện phố" của tác giả Phạm Quang Long

Hương Giang 26/03/2024 07:22

Chiều ngày 25/3/2024, NXB Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Bộ môn Lý luận văn học - Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm “Chuyện phố - Một tự sự về đô thị đương đại” tại sảnh Nhà E, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Tới dự tọa đàm có đại diện của Ban giám hiệu nhà trường, đại diện Nhà xuất bản, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cùng đông đảo bạn đọc trẻ.

Phát biểu đề dẫn tọa đàm PGS.TS Đào Thanh Trường - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn cho hay, trong quãng 10 năm gần đây, thầy giáo Phạm Quang Long còn được biết tới với hình ảnh một nhà văn, một nhà viết kịch bút lực dồi dào, dành những quan tâm trăn trở đặc biệt cho thế sự, trí thức đương thời.

"Tọa đàm khoa học “Chuyện phố: Một tự sự về đô thị đương đại” là cơ hội để giới thiệu rộng rãi đến bạn đọc tác phẩm của thầy, đồng thời cũng là không gian trao đổi học thuật giữa các nhà khoa học, độc giả về cách trần thuật địa điểm, nơi chốn, không gian văn hóa, không gian trải nghiệm, không gian kí ức Hà Nội, từ đó đưa ra những cách tiếp cận về căn tính đô thị đương đại, tạo ra các hệ quy chiếu để tiếp cận chuyện phố trong văn học Việt Nam đương đại”, PGS.TS Đào Thanh Trường nhấn mạnh.

z5283951658335_00eee6365befdb98d1fa1241d8664966.jpg
PGS.TS Đào Thanh Trường - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn phát biểu đề dẫn tọa đàm.

Theo Giám đốc NXB Phụ nữ Việt Nam Khúc Thị Hoa Phượng Chuyện phố là một câu chuyện thú vị và đáng đọc. Tác giả chỉ mượn một câu chuyện về gia đình ông Mưu trong biến đổi xã hội nhưng hàm ẩn nhiều lớp nghĩa, hấp dẫn độc giả, bởi vậy NXB Phụ nữ rất có niềm tin về sức sống lâu bền của tác phẩm.

z5283951640380_c0efce403c993d281feff1d6966d5846.jpg
Bà Khúc Thị Hoa Phượng - Giám đốc NXB Phụ nữ Việt Nam chia sẻ trong buổi tọa đàm.

Đề cập tới điểm đặc sắc nổi bật trong tiểu thuyết Chuyện phố, PGS.TS La Khắc Hòa nhận định: “Tiểu thuyết của Phạm Quang Long thực sự là tiểu thuyết thế sự, nên khi đọc là ta nhập ngay vào dòng chảy của văn học đổi mới. Bên cạnh đó, tác giả cho thấy “khuynh hướng tư tưởng”, viết “nóng” chứ không phải viết “lạnh” (mượn ý của nhà văn Nguyễn Tuân)”.

Còn PGS.TS Trần Văn Toàn cũng chia sẻ thêm: “Lịch sử nhiều khi tiến hóa cắc cớ, không đi theo con đường của kẻ sĩ mà rẽ theo lối bụi bặm. Văn nhân mới trong Chuyện phố được nhìn nhận lại, tầng lớp tinh hoa được xây dựng khác, như là một thế hệ mới đáng suy ngẫm. Đây đích xác là tiểu thuyết có nhiều sức gợi”.

z5283951197127_102c565b6613a99593941454ff8647ee.jpg
Buổi tọa đàm thu hút nhiều học giả và bạn đọc trẻ đến tham dự.

Tại buổi tọa đàm, nhiều nhà phê bình, nghiên cứu đã chia sẻ những cảm nhận, đánh giá về Chuyện phố của Phạm Quang Long như GS.TS Trần Nho Thìn, nhà nghiên cứu Trần Hinh, nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng, nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên, TS. Trần Ngọc Hiếu và đông đảo các học giả, các nhà nghiên cứu đến từ Viện Văn học - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Khoa Văn học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội,... Các ý kiến, trao đổi đã góp phần giải mã bức tranh đô thị đa chiều kích cùng thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Phạm Quang Long.

z5283951643037_3c8116790930e00a69db63f87b300695.jpg
PGS.TS Phạm Quang Long xúc động chia sẻ niềm hạnh phúc trong buổi tọa đàm.

Có mặt tại tọa đàm, PGS.TS Phạm Quang Long đã bày tỏ sự xúc động và hạnh phúc trước được không khí ấm áp của buổi tọa đàm với của sự hội tụ là các thầy cô giáo cũ, đồng nghiệp, bạn bè và độc giả trẻ. Tác giả chia sẻ về hành trình sáng tạo của mình, những may mắn và sự biết ơn về con người, nơi chốn mà mình đã đi qua. Chia sẻ của tác giả giúp bạn đọc cũng được tiếp cận “sâu sắc” hơn chân dung một nhà văn “độ lượng, mực thước, chỉn chu trong từng con chữ” (nhà LLPB Bùi Việt Thắng)./.

Bài liên quan
  • "Chuyện phố" - một tự sự về đô thị đương đại
    Sau "Lạc giữa cõi người" (tiểu thuyết, 2016), "Bạn bè một thuở" (tiểu thuyết, 2017), "Cuộc cờ" (tiểu thuyết, 2018), "Chuyện làng" (tiểu thuyết, 2020), "Mùa rươi" (tiểu thuyết, 2020),... tác giả Phạm Quang Long tiếp tục cho ra mắt độc giả sáng tác mới mang tên "Chuyện phố".
(0) Bình luận
  • “Bay qua Hồ Gươm” - trò chuyện cùng Hà Nội, về Hà Nội
    “Mơ là bồ câu trắng/ Bay qua Hồ Gươm xanh”, tác giả Huỳnh Mai Liên đã bật lên khao khát muốn được trở thành cánh chim nhẹ nhàng và tự do khám phá bầu trời Hà Nội ở cuối bài thơ Bay qua Hồ Gươm (cũng là tên tập thơ). Dường như cũng từ giấc mơ này, nhà thơ đã viết ra những vần thơ kể chuyện dẫn lối người đọc ngắm nhìn Hà Nội từ cao đến thấp, từ xa đến gần.
  • Thơ truyền thống trong thời đại số
    Thơ truyền thống là loại thơ viết theo đúng niêm luật, thường bó buộc trong các thể loại: Lục bát, Đường luật (Nhất, tam ngũ bất luận), song thất lục bát, thơ (bốn, năm, sáu, bẩy, tám) chữ… phải có vần điệu, cấu tứ rõ ràng và ngôn từ là phương tiện để nhà thơ biểu đạt, giãi bày tình cảm, tư tưởng tinh thần của tác giả. Trong thời đại số, thơ truyền thống vẫn được nhiều tác giả tiếp nối nhưng theo một hình thức mới, nội dung mới và nhà thơ không bị giới hạn bởi bất kỳ khuôn phép nào.
  • 50 năm văn học Việt Nam từ 1975: Thành tựu và xu thế
    Hội nghị Lý luận, phê bình Văn học lần thứ V diễn ra ngày 27/11 tại Hà Nội, quy tụ những nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ và nhà phê bình hàng đầu. Với chủ đề “50 năm văn học Việt Nam từ 1975: Thành tựu và xu thế”, hội nghị đã làm nổi bật bức tranh toàn cảnh văn học Việt Nam...
  • Thị trường nghệ thuật Việt Nam: Chuyên nghiệp để bứt phá
    Nghệ thuật Việt Nam gần đây thu hút sự chú ý đáng kể trên thị trường trong và ngoài nước. Các tác phẩm của nghệ sĩ Việt Nam không chỉ được công nhận về mặt giá trị nghệ thuật mà còn đạt được mức giá cao, phản ánh sự gia tăng sức hút và quan tâm của các nhà sưu tầm, người yêu mỹ thuật, cũng như các hãng đấu giá quốc tế.
  • “Bóng của hoa” trên những trang thơ trữ tình đậm chất Hà Nội
    Sau hai tập thơ “Lửa lá” (2009) và “Vườn tôi nở đóa vàng bông” (2013), nhà thơ Đặng Minh Kính - hội viên Hội Nhà văn Hà Nội vừa ra mắt bạn đọc tập thơ “Bóng của hoa” (NXB Hội Nhà văn, 2024). Tôi cứ ngỡ rằng, trên những trang thơ trữ tình giàu cảm xúc tinh tế của nữ tính, đậm chất Hà Nội nơi chị đang chập chờn, ẩn hiện những “Bóng của hoa” đầy thi vị với những suy tưởng khá lắng đọng.
  • Một phác thảo toàn diện về Hà Nội thời cận đại
    Quá trình biến đổi Hà Nội từ khu nhượng địa trở thành một thành phố hiện đại kiểu phương Tây, một “Paris thu nhỏ” của chính quyền thực dân vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 đã được nhà nghiên cứu Đào Thị Diến phản ánh chi tiết trong cuốn sách “Hà Nội thời cận đại - từ nhượng địa đến thành phố (1873 - 1945)”. Với nguồn tư liệu quý từ hồ sơ lưu trữ, cuốn sách không chỉ phác thảo toàn diện về Hà Nội thời cận đại mà còn góp phần giải mã sự thật lịch sử.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Tọa đàm về tiểu thuyết "Chuyện phố" của tác giả Phạm Quang Long
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO