PGS.TS Phạm Quang Long: Phát triển văn hóa cần được quan tâm ngang bằng với phát triển kinh tế

KTĐT| 24/11/2021 06:41

Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 được rất nhiều chuyên gia, văn nghệ sĩ trong cả nước quan tâm, kỳ vọng. Nhân dịp này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Phạm Quang Long - nguyên Phó Giám đốc Đại học quốc gia Hà Nội để nhìn thẳng nói thật về các vấn đề của văn hóa trước thềm diễn ra Hội nghị.

Văn hóa chưa bao giờ bị xem nhẹ
- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”. Xin ông có thể cho biết trong suốt chiều dài lịch sử cách mạng Việt Nam, Đảng đã đặt vị thế của văn hóa trong sự phát triển chung như thế nào?Nói cho đúng với lịch sử thì từ khi mới thành lập Đảng đã chú ý tới vai trò của văn hóa trong cuộc cách mạng xã hội. Đề cương văn hóa Việt Nam năm 1943 được coi là tuyên ngôn đầu tiên về văn hóa của Đảng. Đó là tư tưởng về một nền văn hóa cứu quốc vì nó tập trung cho quá trình chuẩn bị cho cuộc cách mạng giành chính quyền về tay nhân dân. Và đến năm 1948 trong Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ 2 tinh thần ấy lại được cụ thể hơn trong Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh trình bầy. Tư tưởng văn hóa soi đường cho quốc dân đi được cụ thể hóa hơn trong những đường hướng về một nền văn hóa dân chủ nhân dân mà trong hoàn cảnh bấy giờ được xác định là văn hóa kháng chiến, kiến quốc (kháng chiến hóa hóa văn hóa và văn hóa hóa kháng chiến).
Rồi sau này, trong các kỳ đại hội, cương lĩnh xây dựng đất nước, các Nghị quyết chuyên đề của Trung ương, các bài viết của các lãnh tụ của Đảng vấn đề phát triển văn hóa, xây dựng con người luôn được đặt ra ở vị trí rất quan trọng, có thể nói là trung tâm của chiến lược cách mạng. Nó mang ý nghĩa mở đường, huy động được sức mạnh văn hóa của toàn dân vào cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước. Có thể nói chế độ đã tạo dựng được một nền tảng văn hóa yêu nước rất vững chắc mà tinh thần thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ và không có gì quý hơn độc lập tự do là nền tảng. Đó là cốt cách và bản lĩnh dân tộc. Rồi sau này văn hóa được xác định là nhân tố nội sinh, là nền tảng tinh thần của xã hội và động lực cho sự phát triển cũng là những nhận thức mới. Gần đây nhất, trong đại hội XIII, văn hóa được gắn với mục tiêu đem lại hạnh phúc cho Nhân dân. Có thể thấy từ chỗ nhìn nhận văn hóa nghiêng về phía tư tưởng hệ, nhấn mạnh tính chất chính trị của văn hóa Đảng đã điều chỉnh nhận thức về phía bản chất của văn hóa như là nhân tố đem lại sự phát triển bền vững của một xã hội, cộng đồng, là mục tiêu của sự phát triển, đem lại sự hài hòa cho con người với môi trường, đem lại hạnh phúc cho con người. Chưa bao giờ vấn đề văn hóa và con người trong quan điểm của Đảng bị xem nhẹ nhưng trước đây do nhận thức chưa đầy đủ, do thực hiện chưa đồng bộ mà mục tiêu văn hóa và con người chưa phát triển như mong muốn.Nhận thức chưa đúng tầm- Việc đầu tư cho văn hóa ở từng giai đoạn đôi khi chưa có chiều sâu, văn hóa chưa được đánh giá ngang bằng với chính trị, kinh tế, xã hội. Theo ông lý do vì sao?- Tôi cho rằng có cả nguyên nhân về nhận thức lẫn đầu tư cho tổ chức thực hiện chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhận thức về đối tượng quan trọng hàng đầu bởi có nhận thức đúng mới đánh giá đúng thực trạng, mới tìm ra được những câu trả lời đích đáng và tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp để giải quyết vấn đề từ gốc chứ không phải chỉ là những điều chỉnh, sửa chữa không cơ bản. Chủ trương chung là đầu tư cho văn hóa phải ngang bằng với đầu tư cho kinh tế, xã hội nhưng chưa bao giờ có mức ngang bằng này cả. Ngang bằng về mức đầu tư chưa có đã đành mà đầu tư cho những chiến lược tổng thể, cho mục tiêu lâu dài và cả cho văn hóa thấm sâu vào từng chính sách kinh tế, xã hội, vào trong những mục tiêu cụ thể cũng chưa làm được. Tôi chỉ lấy một ví dụ nhỏ thế này thôi: Cả tổ chức Đảng lẫn chính quyền chưa đánh giá đúng vai trò của văn hóa trong phát triển nên thường đầu tư cho văn hóa thấp hơn nhiều so với kinh tế, nhiều chủ trương phát triển kinh tế không có chiều sâu văn hóa, không đặt ra mục tiêu văn hóa.
Hơn nữa nhiều cấp ủy và chính quyền coi văn hóa chỉ như một số hoạt động đơn giản gắn với giải trí, đến những hoạt động bề nổi mà chưa chú ý đến xây dựng những hệ giá trị gắn với những tiêu chí quan trọng bậc nhất về phát triển con người, còn lẫn lộn giá trị. Ví dụ trong lý thuyết đánh giá cao giá trị văn hóa nhưng thực tiễn lại coi trọng giá trị kinh tế, giá trị quyền lực, giá trị danh vọng… lớn hơn giá trị tinh thần, giá trị đạo đức, giá trị nhân văn. Thêm nữa cử nhiều “Tư lệnh văn hóa” ở các cấp không phải là những người có hiểu biết chuyên môn sâu về văn hóa khi cho rằng văn hóa ai cũng có thể làm được. Có thể nói những chiến lược lớn ấy vẫn cứ dang dở bởi trong thực tiễn thiếu những tư lệnh ngành đáp ứng được nhiệm vụ, các cấp có trách nhiệm không coi trọng việc thực hiện các nhiệm vụ xây dựng con người và phát triển văn hóa.Sự phát triển văn hóa chưa ngang tầm với phát triển kinh tế, chính trị, xã hội được lý giải là do lĩnh vực này chưa được quan tâm đầy đủ…
Theo ông, nếu không được đặt đúng vị thế, hệ lụy nào sẽ xảy ra cho sự phát triển của văn hóa nói riêng, và tương lai của đất nước nói chung?Hệ lụy không cần nhìn xa hơn mà cứ nhìn vào thực tế đã thấy. GS Phan Ngọc đã có nhận xét vui mà đúng là văn hóa Việt Nam cứ như cái xe đạp thời bao cấp. Phụ tùng là của mọi quốc gia, chắp vá thế nhưng nó vẫn chạy được. Về hệ thống là như thế con nhìn vào thực tiễn không ai cũng thấy lo lắng thực trạng hiện nay: Cái giả dối, loạn chuẩn mực giá trị và sự thiếu nhất trí, đồng lòng đang làm hỏng nền tảng tinh thần và đạo đức xã hội. Điều này cần phải coi như nguy cơ trước mắt và nguy cơ lâu dài. Chỉ thấy an ủi là có sự đan xen giữa cái tốt và xấu, được và hỏng. Mong rằng môi trường xã hội thay đổi để cái tử tế, cái tốt đẹp chiến thắng.
Cần khơi dậy khát vọng trong Nhân dânViệc “xây dựng nền văn hóa dân tộc lên một tầm cao mới” cần những điều kiện gì, thưa ông?Câu này cực khó vì Đảng và Nhà nước ta cũng đang đi tìm câu trả lời. Một câu hỏi đặt ra với tôi tại sao mọi văn kiện, phát biểu, mục tiêu nêu ra đều hướng tới cái tốt đẹp nhưng trong thực tiễn, sự xuống cấp của đạo đức xã hội, nhân cách con người, sự băng hoại của truyền thống văn hóa tốt đẹp cứ diễn ra ngày càng đậm hơn? Chúng ta sai ở chỗ nào? Chúng ta kém ở chỗ nào? Cần nhìn thẳng vào thực trạng bộ máy thể chế, chuẩn mực xã hội, hệ giá trị đang giữ vai trò điều tiết xã hội mà đánh giá.Theo ông, văn hóa sẽ có vai trò thế nào để thực hiện được khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hiện thực hóa mục tiêu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển theo định hướng Xã hội chủ nghĩa?Đảng ta đã xác định rất đúng vai trò và mục tiêu của văn hóa trong tương lai. Vấn đề lớn nhất và khó nhất là ở chỗ tổ chức thế nào để thực hiện được mục tiêu ấy? Đảng khơi dậy được khát vọng ấy trong Nhân dân thì mục tiêu này chắc chắn sẽ đạt được. Đảng xác định xây dựng văn hóa là nhiệm vụ lâu dài, của toàn dân trong đó đội ngũ văn nghệ sĩ và trí thức giữ vai trò nòng cốt. Đã nhìn thấy điều này rồi thì làm sao biến nó thành thực tiễn vì Đảng đang lãnh đạo tuyệt đối. Làm được điều đó thì đất nước sẽ phồn vinh và hùng cường.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Cuộc thi viết, vẽ “Hành trình mùa xuân lên rừng, xuống biển”: 64 học sinh, tập thể được vinh danh
    Từ hơn 600.000 bài dự thi, Ban tổ chức cuộc thi viết, vẽ “Hành trình mùa xuân lên rừng, xuống biển” đã chọn lựa được 64 tác phẩm xuất sắc của em học sinh, tập thể nhà trường, Hội Đồng đội để trao giải.
  • Ngắm nhìn mùa hè rực rỡ qua triển lãm “Bóng nắng - Sự phản chiếu”
    Sáng 8/5, phòng tranh đương đại Gate Gate Gallery (55 Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội ) đã chính thức giới thiệu triển lãm "Bóng Nắng - Sự phản chiếu | The Sun's Reflection”. Đây là triển lãm đầu tay của họa sĩ Lê Quỳnh Anh sau hơn 10 năm theo đuổi nghệ thuật, đánh dấu bước ngoặt trong hành trình tìm kiếm ngôn ngữ hội họa cá nhân của họa sĩ.
  • Trận Điện Biên của âm nhạc Việt
    Ngay từ khi xuất hiện, tân nhạc Việt Nam đã thể hiện rất rõ bản sắc Việt trong giai điệu của mình. Bản sắc được thể hiện qua giai điệu nằm trong điệu thức phương Tây nhưng được viết ra từ tâm hồn Việt và giai điệu tiến hành theo điệu thức phương Đông tràn ngập âm hưởng Việt.
  • Quận Hoàn Kiếm: Thông báo việc cưỡng chế 13 hộ dân để xây Trường Tiểu học
    UBND quận Hoàn Kiếm đã ban hành Thông báo số 135/TB-UBND về việc cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đối với các hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất tại 43F-47C Ngô Quyền và 36A Trần Hưng Đạo để thực hiện Dự án xây dựng Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, quận Hoàn Kiếm.
  • Bài 2: Tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở các xã vùng biên
    Cùng với làm tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Điện Biên còn tích cực tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương các xã biên giới củng cố hệ thống chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cấp uỷ, chính quyền các cấp trên địa bàn khu vực biên giới của tỉnh.
Đừng bỏ lỡ
  • Ghi danh Cửu Đỉnh - Hoàng Cung Huế là di sản tư liệu thế giới
    “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế” đã được Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO ghi danh là di sản tư liệu thế giới.
  • Hà Nội: Lễ hội tôn vinh mối tình cao đẹp của Chử Đồng Tử - Tiên Dung
    Lãnh đạo UBND xã Hồng Vân (huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) vừa chia sẻ, công tác chuẩn bị tổ chức Lễ hội tình yêu 2024 tại xã Hồng Vân đã hoàn tất. Tối 8/5, tại Quảng trường Thống Nhất (phố đi bộ đêm) xã Hồng Vân, Lễ hội tình yêu 2024 sẽ khai màn.
  • Nhớ chuyến chụp ảnh ở Điện Biên năm ấy
    Thấm thoắt Chiến thắng Điện Biên “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” đã qua 70 năm. Ngày ấy tôi còn nhỏ, chưa đủ tuổi tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Hằng ngày, tôi chỉ thấy người lớn mua và đọc báo Tia sáng đưa tin về các máy bay của hãng “Đa-cô-ta”, máy bay “Bê-vanh-xít” (B.26) tại các sân bay Bạch Mai, Gia Lâm (Hà Nội) và phi trường Cát Bi (Hải Phòng - tên gọi sân bay Cát Bi ngày ấy), máy bay liên tục cất và hạ cánh chở lính nhảy dù, xe tăng, trọng pháo đổ xuống Mường Thanh - Điện Biên Phủ
  • Những kỷ vật biểu tượng của chiến dịch Điện Biên Phủ
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là dấu son chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Giờ đây, chiến tranh đã lùi xa, nhưng giá trị và thông điệp từ những kỷ vật kháng chiến của những năm tháng không thể nào quên sẽ còn mãi. Nó gợi nhớ một thời đạn bom, hy sinh thầm lặng, những cống hiến, đóng góp lớn lao của các thế hệ cha anh vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc.
  • Triển lãm giao lưu mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh - Huế - Hà Nội
    Mục tiêu của cuộc triển lãm nhằm thắt chặt tình cảm của hội viên  Hội Mỹ thuật 3 miền, thúc đẩy mối quan hệ học tập sáng tạo nghệ thuật trong lĩnh vực mỹ thuật của 3 thành phố lớn.
  • Xúc động lá thư gửi từ Điện Biên của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng gửi bạn thơ 66 năm trước
    Trong cuốn sách “Bốn năm sau và những trang viết về Điện Biên” của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (nhà văn Nguyễn Huy Thắng biên soạn và chú dẫn), vừa được NXB Trẻ tái bản và phát hành, độc giả không khỏi xúc động với lá thư của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng viết từ Điện Biên năm 1958 gửi nhà thơ Nguyễn Xuân Sanh.
  • "Những ngày Văn học châu Âu" tại Việt Nam: Giới thiệu những tác phẩm về đa dạng giới tính
    “Những ngày văn học châu Âu” sẽ diễn ra từ nay đến 19/5 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, giới thiệu những tác phẩm về đa dạng giới tính.
  • Liên hoan Kịch nói toàn quốc năm 2024
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định 1196/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức “Liên hoan Kịch nói toàn quốc - 2024”.
  • Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế, sản phẩm du lịch độc đáo trên sông Hương
    Để phát huy hơn nữa hoạt động quản lý, tổ chức và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch độc đáo trên sông Hương phục vụ du khách, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ra Quyết định số 21/2024/QĐ-UBND về việc Quản lý và tổ chức hoạt động biểu diễn Ca Huế.
  • Huyện Phú Xuyên (Hà Nội): Tổ chức triển lãm Chiến thắng Điện Biên Phủ và tri ân các chiến sĩ
    Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và hướng tới Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng huyện Phú Xuyên (30/7/1954 – 30/7/2024), Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện Phú Xuyên (TP. Hà Nội), Hội Cựu chiến binh và Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đầy tổ chức triển lãm ảnh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
PGS.TS Phạm Quang Long: Phát triển văn hóa cần được quan tâm ngang bằng với phát triển kinh tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO