Hiện tượng Phạm Quang Long

Song Hà| 15/03/2018 21:43

PGS.TS Phạm Quang Long, từ một người làm công tác quản lý văn hóa giàu kinh nghiệm (ông nguyên là Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Hà Nội), ở độ tuổi lục tuần bỗng nhiệt hứng rẽ ngang cầm bút sáng tác văn chương.

Trong vòng 4 năm gần đây, PGS.TS Phạm Quang Long liên tục ra mắt các tác phẩm “Nợ non sông” (kịch bản văn học, 2014), “Lạc giữa cõi người” (văn xuôi phi hư cấu, 2016), “Bạn bè một thuở” (tiểu thuyết, 2017) và “Cuộc cờ” (tiểu thuyết, 2018). Ngoài ra, còn một bản thảo tiểu thuyết “Lốc xoáy” đã “lạc trôi” qua nhiều nhà xuất bản vì chạm đến vấn đề nhạy cảm cải cách ruộng đất; thêm mấy chục trang đầu một bản thảo tiểu thuyết khác đang nằm trên bàn viết của chủ nhân ngay sau khi “Cuộc cờ” được Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành vào đầu tháng 2/2018. Điều gì khiến ông trở thành một hiện tượng văn học, hay như cách nói vui của đồng nghiệp – sự xuất hiện một “nhà văn trẻ” Phạm Quang Long?

Hiện tượng Phạm Quang Long
1. Tôi là người sống gần gũi tác giả Phạm Quang Long gần 50 năm nay, từ khi cả hai còn đầu xanh tuổi trẻ, là sinh viên khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, sau đó là giảng viên của khoa, sau nữa khi ông làm Trưởng khoa Ngữ văn, rồi Hiệu trưởng Trường Đại học KHXH&NV, rồi Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, cuối cùng trước khi trở về trường (2013) là Giám đốc Sở VH – TT & DL Hà Nội. Không nhiều người biết tường tận gia cảnh của ông khi trong nhà có đến hai liệt sĩ (bố và anh trai).

Không nhiều người biết mấy chục năm trời ông âm thầm một mình phụng dưỡng mẹ già. Không nhiều người biết mười lăm năm nay ông là chỗ dựa tinh thần và vật chất vững chãi của người vợ trẻ sức khỏe không được như chị như em, mưa nắng thất thường. Cũng không nhiều người biết bao năm trời ông âm thầm chuẩn bị cho một cuộc chơi văn chương chữ nghĩa. Nên ai đó nhìn mái đầu bạc sớm cũng đều nghĩ ông già trước tuổi là vì vậy. Nhưng ai hiểu thì mới biết trong ông là cả một Hỏa Diệm Sơn.

2. Trong “Nợ non sông” (kịch bản sân khấu), tác giả trở về với lịch sử theo tinh thần “ôn cố tri tân”. Nhưng phải nói ngay rằng đó không phải là sở trường dẫu cho những tác phẩm do ông tạo tác nên có chiều sâu triết học và được dư luận đánh giá cao. Tất nhiên cật vấn quá khứ bằng nghệ thuật ngôn từ cũng là cách minh định hiện tại và giả định tương lai. Nhưng riêng tôi, trước sau vẫn nghiêng về ý kiến cho rằng nếu có đóng góp vào văn chương đương thời thì Phạm Quang Long hẳn sẽ mang đến cho độc giả các tác phẩm văn xuôi (hư cấu hoặc phi hư cấu). 

Hơn 20 năm làm quản lý từ thấp lên cao, nhờ đó mà ông đã hiểu được chân tơ kẽ tóc của cái cơ chế mà trong đó mình chỉ là một “cái đinh ốc”.  Nhờ đó mà hiểu được cái sức mạnh cả hai phía nghiền nát thì nhiều, bồi đắp thì ít nhân cách cá thể, vun vào thì ít phá ra thì nhiều những sáng tạo cá nhân.

Ai lại nghĩ thời nay mà con người sống cứ như thể “lạc giữa cõi người”. Ai lại nghĩ anh em, đồng chí, bè bạn sống với nhau mà lại cứ như trong một “cuộc cờ”, lúc nào cũng sẵn sàng tỷ thí nhau, vì nếu cần cho quyền lợi (lợi ích nhóm) thì  “Có khi phải thí cả xe pháo để lấy tốt mà vẫn cứ phải làm. Nước thí quân lại là nước cứu thế trận khỏi vỡ, khỏi bị chiếu bí.

Cuộc đời cũng vậy thôi”. Ai lại nghĩ “bạn bè một thuở” nay muốn sống theo cái đạo lý ngàn đời mà vẫn bị nhiều thế lực xông vào can ngăn, hơn thế ăn cướp trắng trợn. Không chỉ ăn cướp của cải vật chất, mồ hôi nước mắt mà còn ăn cướp cả những quyền tối thiểu của con người. Tôi hình dung trên mỗi trang viết như thế tác giả run bật lên khi thì vì bất bình, căm phẫn thói bỉ ổi trắng trợn đang nhan nhản, khi thì đau đớn chia sẻ với những kiếp người kém may mắn, nghèo hèn trong xã hội.

Viết như thế là viết với tâm thế của “người nằm trong chăn biết chăn có rận”.  Quan trọng hơn là lòng dũng cảm của một ngòi bút có khát vọng phò chính trừ tà. Các cụ xưa hay nhắc câu “Lập thân tối hạ thị văn chương”. Đúng, tôi trộm nghĩ, mà cũng không đúng. Tôi thiển nghĩ, cái tên Phạm Quang Long sau này nếu còn neo lại trong ký ức mọi người thì bởi gắn với những tác phẩm ông viết ra, chứ không phải cái tên mà một thời ông ghi trên danh thiếp với chức vụ lớn bé này nọ.

Nhân vật trong các tác phẩm văn xuôi của Phạm Quang Long hay có cái dằn vặt nội tâm, cái đau đáu về nỗi niềm nhân cách, cái ưu thời mẫn thế dẫu cho cuối cùng thì cũng không ai trong số đó lật ngược được thế cờ đỏ đen. Và đặc biệt đau đớn nhất là những người chân chính, tiết tháo, nhân ái lại cứ như thể lạc loài giữa đồng loại vốn là đồng chí, đồng nghiệp, đồng bào của nhau. Vì sao? Và vì sao? Tôi có cảm giác mỗi trang văn xuôi của Phạm Quang Long là sự xoay trở câu hỏi “Vì sao?”.

Trước đây chúng ta ngây thơ nghĩ rằng văn chương phải đặt ra và trả lời những vấn đề của đời sống. Bây giờ mới thấy nếu đặt được trúng vấn đề đã là tốt, đã là anh minh, đã là được coi có phẩm tính dự báo. Cuộc sống đảo lộn chưa từng thấy các thang giá trị như bây giờ thì làm sao đòi hỏi văn chương có câu trả lời như là một bức thư phúc đáp có tính xã giao được. Độc giả chẳng cần tinh hoa cũng không tìm ra cái căn cứ về những câu trả lời qua tác phẩm. Tiểu thuyết mới “Cuộc cờ” chính ra là một Cuộc người, cả trong nghĩa đen đến cả nghĩa bóng của từ này.

Trong ba tác phẩm văn xuôi đã xuất bản của Phạm Quang Long thì “Cuộc cờ”, có thể nói, tái hiện rõ nhất tính chất khốc liệt của các mâu thuẫn đời sống xã hội hiện đại khi lợi ích nhóm nhân danh những điều này nọ có vẻ to tát và công minh chính đại, nhưng thực chất là một cuộc vơ vét vô tiền khoáng hậu của những kẻ có chức quyền, những kẻ đã lọt sàng lọt lưới qua cái gọi là “đúng quy trình”. Nhưng không đúng với trách nhiệm, lương tâm, nhân nghĩa tối thiểu của đạo lý làm người. 

3. Những câu chuyện được kể lại trong các tác phẩm văn xuôi từ “Lạc giữa cõi người”, “Bạn bè một thuở” đến “Cuộc cờ”, trước hết sát sàn sạt sự thật. Bởi  vì tác giả là người chứng kiến, chịu trận, trải nghiệm. Nếu như trong “Nợ non sông”, vì đa phần viết về các nhân vật, sự kiện lịch sử đã qua, đã xa nên ngòi bút của ông có vẻ phóng túng, gia tăng hư cấu thì trong văn xuôi viết về cái hôm nay đầy rẫy ánh sáng và bóng tối, đỏ và đen, tốt và xấu, thăng và giáng, nên mỗi trang văn đều như một tốc ký, ghi chép trung thành các biến cố thời đại.

Nhưng không phải ở tầm vi mô mà vĩ mô. Văn xuôi Phạm Quang Long vì thế  mang hơi hướng của các phân tích, điều tra xã hội học các vấn đề đời sống được viết bằng một thứ ngôn từ tiểu thuyết chính xác, lượng thông tin thẩm mỹ cao. Ai thích đọc một lối văn bóng bẩy, mỹ miều, mùi mẫn, nhịp điệu trầm bổng thì có thể sẽ không hào hứng với tác phẩm của ông. Có vẻ như kiểu văn này chỉ hợp với người từng trải, ưa sống chậm, thích nghiền ngẫm và triết lý. Nếu nói có một bút pháp văn xuôi của riêng Phạm Quang Long thì tôi tạm gọi là “bút pháp chân thành”.

Nhưng  nếu nói “văn là người” thì cũng có thể bị “sái” khi trong đời sống thực Phạm Quang Long hành xử nghiêm cẩn, mực thước, độ lượng, ưu ái. Nhưng sao đôi lúc và ngày càng thấy trong văn chương ông dữ dội, sâu cay, trực diện, thẳng băng, quyết liệt khi truy kích cái xấu, cái cản trở tiến bộ, cái nhân danh, cái phù phiếm,... Văn xuôi Phạm Quang Long giàu tính chất tự thuật, vì những chuyện được kể ra trên từng trang sách là tác giả của nó đã từng nhìn thấy, nghe thấy, chịu trận, nghiền ngẫm thấu đáo. Viết cứ như rút ruột mình ra mà trải lên từng con chữ.

Tính chất luận đề cũng là một nét nổi trội trong văn xuôi cũng như kịch bản văn học của Phạm Quang Long (hãy chú ý đến những nhan đề tác phẩm như “Nợ non sông”, “Lạc giữa cõi người”, “Cuộc cờ” chẳng hạn). Chất nhà giáo và chất nghệ sĩ trong văn chương Phạm Quang Long không bên nào thắng bên nào. Vì thế độc giả được tiếp xúc với một cây bút vững chãi, độ lượng, mực thước, chỉn chu trong từng con chữ. Có người nói giá ông “phiêu” một chút nữa thì hấp dẫn hơn. Nhưng mà như người ta nói, vì hai chữ “giá như”, đôi khi lịch sử còn có thể đổi thay huống hồ văn chương. Thôi thì đành lòng vậy, cầm lòng vậy.
(0) Bình luận
  • Trao giải 11 tác phẩm xuất sắc “Truyện ngắn Sông Hương 2024”
    Ban tổ chức đã trao giải 11 tác phẩm xuất sắc cho cuộc thi “Truyện ngắn Sông Hương 2024” do Tạp chí Sông Hương phát động.
  • Thiền đào
    Chàng vẫn âm thầm dõi theo những bài viết của nàng và không bỏ sót bất kỳ phóng sự nào về nàng. Đôi mắt nàng khi bảy tuổi hay của bây giờ vẫn vậy. Xoáy xiết, ám ảnh. Nhấn chàng xuống đỉnh vực. Vẫy vùng. Ngộp thở. Toàn thân không trọng lượng. Đôi vực sâu đồng tử đã xoáy chàng đến một nơi quen thuộc. Là dinh đào, khi ấy chàng đang ở tuổi mười ba.
  • Ăn Tết nay yêu Tết xưa
    Đợt rét ngọt đầu tiên của tháng Chạp đã luồn qua khe cửa, bà Ngân thoáng rùng mình khi trở dậy vào sáng sớm. Loẹt quẹt đi xuống bếp, rót đầy một cốc nước gừng nóng sực đã ủ sẵn trong bình, bà vừa xuýt xoa uống vừa nhẩm tính xem Tết năm nay nên sắm sửa những thức gì. Kỳ thực, quanh đi quẩn lại, năm nào bà cũng bày biện từng ấy món quen thuộc. Nhưng cái việc nôn nao nghĩ suy về cái Tết sắp đến mới ngọt ngào làm sao, nhất là khi năm nay gia đình bà có thêm cô con dâu mới.
  • Lễ phạt vạ
    Ba ngày nữa là đến giao thừa mà Cầm Bá Cường chưa thể về nhà. Đã vậy anh còn mắc vạ trưởng bản, phải chịu phạt. Ký túc xá giáo viên ở Mường Lôm giờ đây còn mỗi mình anh. Ôi chao là buồn! Cầm Bá Cường nhìn ra khoảng sân ký túc xá.
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • TP. Hồ Chí Minh trưng bày 17 Bảo vật quốc gia
    Từ ngày 29/6 đến 10/8/2025 tại Bảo tàng Lịch sử TP Hồ Chí Minh sẽ diễn ra trưng bày chuyên đề “Bảo vật quốc gia - Những kiệt tác di sản”.
  • Ra mắt sách tranh song ngữ “Kể chuyện Bác Hồ”
    Nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (6/1925 – 6/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách tranh "Kể chuyện Bác Hồ", ấn bản song ngữ Việt – Trung.
  • Chuyện kể về Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam
    Trong hành trình mở cõi về phương Nam của dân tộc Việt Nam, các chúa Nguyễn hiện lên như những nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa, với các quyết sách chiến lược và nghệ thuật bang giao khôn khéo, đặc biệt trong quan hệ với triều đình Chân Lạp. Cuốn sách “Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” của nhà giáo, nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Hữu Hiếu, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát hành tháng 6/2025, là một công trình giàu tư liệu và cảm hứng góp phần tái hiện sinh động giai đoạn lịch sử đặc biệt ấy.
  • Người dân cần chủ động phòng tránh lũ quét, sạt lở đất do mưa lớn ở Bắc Bộ
    Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia: Từ ngày 28/6 đến 2/7/2025, Bắc Bộ có khả năng xảy ra đợt mưa rất lớn, lượng mưa có thể lên tới 100–300mm, có nơi trên 500mm.
  • Hà Nội: Đẩy mạnh xây dựng tổng thể hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai
    UBND Thành phố ban hành Công văn số 3715/UBND-NNMT ngày 25/6 về việc triển khai thực hiện Dự án xây dựng tổng thể hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai Thành phố và việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai trên địa bàn Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
  • 9 tựa sách hay trong Tủ sách gia đình của Nhã Nam
    Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 là dịp để mỗi người lắng lại, cảm nhận rõ hơn giá trị của tình thân, của những khoảnh khắc bên nhau giản dị mà quý giá. Trong nhịp sống hiện đại, một trong những cách đẹp đẽ để giữ gìn và bồi đắp sợi dây gắn kết gia đình chính là cùng nhau đọc sách – những cuốn sách đầy yêu thương, sẻ chia và thấu cảm. Hiểu được điều đó, Nhã Nam đã kỳ công tuyển chọn và xây dựng Tủ sách Gia đình. Đây là những cuốn sách giúp nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, lan tỏa giá trị yêu thương trong mỗi mái ấm, để mỗi em bé đều được lớn lên trong vòng tay chan chứa hạnh phúc của gia đình.
  • Phu nhân Tổng Bí thư và Tổng Giám đốc UNESCO tham dự triển lãm ảnh "Chúng tôi có thể"
    Các tác phẩm là sản phẩm tiêu biểu của dự án “Chúng tôi CÓ THỂ” – sáng kiến phối hợp giữa UNESCO và Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng đến mục tiêu trao quyền học tập và phát triển toàn diện cho phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số tại các vùng khó khăn.
  • Người đẹp Phú Yên Hà Trúc Linh đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2024
    Hà Trúc Linh - 21 tuổi, quê Phú Yên, sinh viên Đại học Tài chính Marketing TP HCM - vượt top 24 để đoạt vương miện Hoa hậu Việt Nam 2024.
  • Ra mắt sách “Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn"
    Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ra mắt cuốn sách "Phụ nữ bàn về vấn đề phụ nữ trên Phụ nữ tân văn", tuyển chọn các bài viết tiêu biểu của nữ trí thức trên tuần báo Phụ nữ tân văn – một diễn đàn quan trọng trong phong trào nữ quyền Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ấn phẩm dày 600 trang, do Đoàn Ánh Dương biên soạn và giới thiệu, được phát hành trên toàn quốc từ tháng 6/2025.
  • Hà Nội nêu cao tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”
    Tại kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) diễn ra sáng 27/6, HĐND Thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã thông qua Nghị quyết về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố, bảo đảm thực hiện đúng phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.
  • Phát động cuộc thi ảnh báo chí 'Việt Nam trên hành trình đổi mới’
    Cuộc thi ảnh báo chí “Việt Nam trên hành trình đổi mới” do Báo Nhân Dân phối hợp Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức nhằm tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, những thành tựu về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như vị thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế trong quá trình 40 năm đổi mới.
  • Hà Nội sửa đổi, bổ sung quy định phân cấp nguồn thu, chi để mô hình chính quyền địa phương 2 cấp hoạt động hiệu quả
    Để có cơ sở điều chỉnh, giao dự toán ngân sách năm 2025 cho các xã, phường sau sắp xếp đảm bảo nguồn ngân sách để thực hiện các nhiệm vụ được giao từ ngày 1/7/2025, HĐND Thành phố Hà Nội ngày 27/6 đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định tại Nghị quyết số 22/2022/NQ-HĐND ngày 08/12/2022 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách, định mức phân bổ ngân sách Thành phố và tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2023-2025.
  • Trình chiếu loạt phim đỉnh cao của Hàn Quốc tại Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3
    Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần 3 diễn ra từ ngày 29/6 – 5/7 sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc biệt khán giả sẽ có cơ hội gặp gỡ nhiều diễn viên Hàn Quốc.
  • Festival Nông sản Hà Nội: Thúc đẩy mô hình canh tác, chế biến và tiêu dùng nông sản gắn với văn hóa – du lịch
    Từ ngày 26 - 29/6/2025, tại quận Tây Hồ, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp UBND quận Tây Hồ tổ chức Festival Nông sản Hà Nội lần thứ 4 – sự kiện xúc tiến thương mại nông nghiệp thường niên đang ngày càng khẳng định vị thế là điểm hẹn lớn của người tiêu dùng và các nhà sản xuất nông sản trên cả nước.
  • [Podcast] Đình Mễ Trì Thượng – Nơi lưu giữ những lớp trầm tích văn hóa Hà Nội
    Trong hàng ngàn di tích lịch sử văn hóa của Thủ đô ngàn năm văn hiến, thì đình Mễ Trì Thượng là ngôi đình cổ kính bậc nhất. Ngôi đình này nằm trên gò Quy Sơn (núi Rùa), thuộc làng Mễ Trì Thượng (tên Nôm là Kẻ Mẩy). Mễ Trì Thượng không chỉ mang dáng dấp kiến trúc cổ đặc trưng Bắc Bộ, mà ngôi đình này còn là nơi lưu giữ những lớp trầm tích văn hóa của một Hà Nội đang chuyển mình theo vòng quay thời gian.
Hiện tượng Phạm Quang Long
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO